Đòn bẩy kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 46 - 48)

Chương 4 Phân tích mối quan hệ giữa chi phí, sản lượng và lợi nhuận (CVP)

4.2.4. Đòn bẩy kinh doanh

Đòn bẩy kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh mối quan hệ tỷ lệ giữa số dư đảm phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Để kiểm soát và sử dung địn bẩy kinh doanh phù hợp và có hiệu quả, các nhà quản trị cần phải xác định được độ lớn của đòn bẩy kinh doanh. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh của 1 sp, 1 bộ phận, 1 doanh nghiệp ở một thời điểm nhất định có mức chi phí, doanh thu, lợi nhuận thuần nhất định được xác định theo công thức:

Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng chi phí cố định trong doanh nghiệp. Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh cao có nghĩa là những tác động của các nguồn lực tạo ra lợi nhuận thuần có lợi hơn.

Qua cơng thức xác định độ lớn của địn bẩy kinh doanh ta thấy:

- Độ lớn của đòn bẩy kinh doanh chỉ xuất hiện khi số dư đảm phí lớn hơn định phí để đảm bảo có lợi nhuận

- Khi số dư đảm phí lớn, định phí lớn thì độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn và ngược lại

- Doanh nghiệp có kết cấu tỷ lệ định phí lớn hơn biến phí thường có độ lớn đòn bẩy kinh doanh lớn hơn

- Dựa vào độ lớn của địn bẩy kinh doanh có thể tính nhanh lợi nhuận thuần của doanh nghiệp khi doanh thu thay đổi mà không cần lập báo cáo kết quả kinh doanh chi tiết

- Nếu một doanh nghiệp đã khá gần với điểm hịa vốn thì sau đó lợi nhuận thuần sẽ rất nhạy cảm với doanh thu: Chỉ một sự tăng lên rất nhỏ của doanh thu cũng có thể tạo ra một lượng lợi nhuận lớn và khi giảm xuống cũng tương tự.

- Đứng trên góc độ đầu tư vốn, độ lớn của đòn bẩy kinh doanh sẽ cung cấp những thơng tin hữu ích cho nhà quản trị doanh nghiệp trong việc so sánh để đưa ra quyết định nên đầu tư vào đâu.

- Dựa vào độ lớn của địn bẩy kinh doanh sẽ tính nhanh được tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận theo doanh thu

Tốc độ tăng (giảm) lợi nhuận = Tốc độ tăng (giảm) doanh thu x độ lớn ĐBKD 4.3. Điểm hòa vốn (%) 100 . LN SD FC VC D VC D Đ ĐP KD     

QUẢN TRỊ CHI PHÍ KINH DOANH– ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 46

4.3.1. Khái niệm

Điểm hịa vốn là điểm mà tại đó doanh thu vửa đủ để bù đắp hết các chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Hay nói cách khác, điểm hịa vốn là điểm mà tại đó khơng có lãi cũng khơng bị lỗ

Tại điểm hịa vốn, doanh nghiệp khơng có lãi và cũng khơng bị lỗ. Hoặc điểm hòa vốn là điểm mà tại đó tổng lãi trên biến phí đúng bằng định phí của doanh nghiệp trong kỳ.

Khi xem xét điểm hòa vốn người ra còn phân biệt ra hai trường hợp là điểm hòa vốn kinh tế và điểm hịa vốn tài chính.

- Điểm hịa vốn kinh tế là điểm mà tại đó biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh gồm tổng chi phí biến đổi và tổng chi phí cố định (chưa tính lãi vay vốn kinh doanh phải trả). Tại điểm hòa vốn kinh tế, lợi nhuận trước lãi vay và thuế của doanh nghiệp bằng không.

- Điểm hịa vốn tài chính là điểm mà tại đó biểu thị doanh thu bằng tổng chi phí sản xuất kinh doanh và lãi vay vốn kinh doanh phải trả. Tại điểm hịa vốn tài chính lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp bằng khơng.

Có thể biểu diễn mối quan hệ giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại điểm hịa vốn qua mơ hình sau:

DOANH THU HỊA VỐN

BIẾN PHÍ SỐ DƯ ĐẢM PHÍ TỔNG ĐỊNH PHÍ TỔNG CHI PHÍ

Hình 4.1. Mơ hình điểm hòa vốn

Nghiên cứu điểm hòa vốn giúp nhà quản trị doanh nghiệp xác định rõ mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu? Vào lúc nào? Và doanh nghiệp phải hoạt động ở mức độ nào của cơng suất thì đạt điểm hịa vốn? Hoặc giá cả tiêu thụ có thể đạt ở mức tối thiểu nào để khơng bị lỗ? Mức an tồn hiện tại của doanh ngiệp trên thị trường cạnh tranh như thế nào?... Từ đó giúp nhà quản trị có chính sách và biện pháp tích cực chỉ đạo hoạt động SXKD đạt hiệu quả kinh tế cao.

Mặc dù điểm hịa vốn khơng phải là mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp nhưng phân tích hịa vốn sẽ chỉ ra mức hoạt động cần thiết để doanh nghiệp có những giải pháp nhằm đạt một doanh số mà kinh doanh không bị lỗ. Như vậy, phân tích hịa vốn sẽ chỉ ra mức bán tối thiểu mà doanh nghiệp cần phải đạt được. Ngồi ra, phân tích hịa vốn cịn cung cấp thơng tin có giá trị liên quan đến các cách ứng xử chi phí tại các mức tiêu thụ khác nhau. Đây là cơ sở để doanh nghiệp lập kế hoạch lợi nhuận và các kế hoạch khác trong ngắn hạn.

QUẢN TRỊ CHI PHÍ KINH DOANH– ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 47

Một phần của tài liệu Bài giảng Quản trị chi phí kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)