Khái niệm, đặc điểm của trí tuệ cảm xúc Trí tuệ cảm xúc là gì?

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 30)

- Diễn giải mô hình cửa sổ Johari:

2.4.1. Khái niệm, đặc điểm của trí tuệ cảm xúc Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là gì?

Trí tuệ cảm xúc là khả năng nhận dạng cảm xúc, hiểu được ý nghĩa của chúng và nhận ra tác động của chúng đối với những người xung quanh.

Trí tuệ cảm xúc bao hàm cả việc nhận thức người khác: Khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát các mối quan hệ hiệu quả hơn.

* Đặc điểm của trí tuệ cảm xúc: Có 5 yếu tố để nhận diện trí tuệ cảm xúc,

người có trí tuệ cảm xúc cao là người có:

1. Khả năng tự nhận thức – Hiểu rõ bản thân (Self-Awareness): Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường hiểu rõ bản thân và không bao giờ để cho cảm xúc điều khiển họ. Họ cũng sẵn sàng nhìn nhận bản thân một cách trung thực, biết điểm mạnh và điểm yếu của mình và dựa vào đó để hoàn thiện hơn. Nhiều người tin rằng hiểu rõ bản thân là yếu tố quan trọng nhất của trí tuệ cảm xúc.

2. Khả năng tự điều chỉnh – Kiểm sốt bản thân (Self-Regulation): Những người có khả năng kiểm sốt bản thân thường khơng để mình trở nên q giận dữ , khơng có những quyết định bốc đồng, thiếu suy nghĩ. Họ suy xét trước khi hành động. Đặc điểm của sự kiểm sốt bản thân là tính thận trọng, thích ứng với thay đổi, chính trực và biết nói “khơng” khi cần thiết. Học cách nói khơng chính là một trong bốn thói quen của người thành cơng.

3. Động lực – Nhiệt huyết (Motivation): Những người có trí tuệ cảm xúc thường tràn đầy nhiệt huyết, làm việc tận tụy với hiệu quả cao. Họ sẵn sàng hy sinh lợi ích trước mắt đổi lấy thành cơng lâu dài. Họ thích được thử thách và ln làm việc có hiệu quả.

4. Đồng cảm – Biết cảm thơng (Empathy): Đây có lẽ là yếu tố quan trọng thứ hai của trí tuệ cảm xúc. Cảm thơng là khả năng nhận biết và hiểu được mong

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 29

muốn, nhu cầu, và quan điểm của những người xung quanh ngay cả khi những điều đó có thể không rõ ràng. Người biết cảm thông luôn quản lý tốt các mối quan hệ, biết lắng nghe, khơng bao giờ nhìn nhận vấn đề một cách rập khn, phán xét vội vàng, sống cởi mở và trung thực. Theo cá nhân tôi yếu tố này là yếu tố quan trọng nhất trong năm yếu tố của trí tuệ cảm xúc, một người ln biết đồng cảm với người khác, ln biết đặt mình vào vị trí của người khác thì sẽ dễ dàng xử lý mọi cơng việc hơn.

5. Kỹ năng xã hội – Kỹ năng giao tiếp (Social Skills): Những người có các kỹ năng giao tiếp tốt thường giúp đỡ người khác phát triển và tỏa sáng thay vì tập trung vào sự thành cơng của mình trước tiên. Những người này có khả năng làm việc nhóm tốt. Họ có thể xử lý các tranh chấp, giao tiếp tốt, và là bậc thầy trong xây dựng và duy trì các mối quan hệ xã hội.

Như vậy, trí tuệ cảm xúc là một yếu tố quan trọng để giúp bạn đạt đến thành công trong cuộc sống, đặc biệt là trong sự nghiệp. Khả năng quản lý con người và mối quan hệ là rất quan trọng đối với tất cả các nhà quản trị. Vì vậy nâng cao và vận dụng trí tuệ cảm xúc trong cơng việc là cách thể hiện khả năng quản trị của chính mình.

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)