- Thế hệ 3: Phương pháp cao hơn nữa không chỉ sử dụng checklist và lịch
3.4.1. Ghi 7 mục tiêu quan trọng nhất của bản thân
Bắt đầu bằng cách liệt kê tất cả những mục tiêu, giá trị, ước mơ, sự tập trung, những nhu cầu, mong muốn hoặc chiến lược cho hạnh phúc mà chúng ta muốn có. Sau đó, hãy chọn ra 10 mục tiêu quan trọng nhất và sắp xếp theo thứ tự từ quan trọng nhất đến ít quan trọng hơn, rồi bỏ đi 3 mục tiêu cuối cùng, bởi 1
KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 36
danh sách quá dài khiến chúng ta khó có thể nhớ hết được. Có thể thay mỗi mục tiêu chung đó bằng một kết quả với những con số cụ thể. Một điểm cần chú ý là để có thể tư duy được những mục tiêu quan trọng nhất, hãy bắt đầu bằng việc xem xét tồn diện những gì mà chúng ta được phép làm. Hãy tưởng tượng ngày nào là ngày tốt đẹp nhất có thể đạt được điều đó nếu khơng bị cản trở về vấn đề tài chính hoặc thời gian. Cũng như thế, hãy tưởng tượng nếu có bảy cuộc sống để sống, chúng ta sẽ làm gì. Hãy lấy từ mỗi cuộc sống một điều mà chúng ta cho là có giá trị nhất và pha trộn từng phần của nó vào trong thiết kế mục tiêu. Trong mỗi một mục tiêu chính, có thể phát triển thành 7 mục tiêu nhỏ tiếp theo, như vậy chúng ta đã có 49 mục tiêu nhỏ hơn từ 7 mục tiêu chính. Hãy nhớ rằng, danh sách lớn không phải là tốt hơn danh sách nhỏ. Nếu có 3 mục tiêu đầu tiên trong 7 mục tiêu là đáng quan tâm hơn cả thì có thể sẽ khơng cần 4 mục tiêu cuối cùng. Trước khi tiến hành một cơng việc nào đó, trong đầu mỗi người phải hình dung ra một mục tiêu rõ ràng, nghĩa là chúng ta muốn đạt được điều gì. Một mục tiêu rõ ràng giúp chúng ta biết rõ mình cần làm những gì, lên kế hoạch sao cho thực hiện tốt nhất đồng thời vừa tiến hành, vừa kiểm sốt được tiến độ cơng việc. Vấn đề là làm thế nào để xác định được mục tiêu rõ ràng, chính xác.