Một số kỹ thuật tư duy sáng tạo 1 Kỹ thuật động não

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 66 - 69)

- Sáng tạo là một khả năng: Sáng tạo là khả năng tưởng tượng hay phát

5.5. Một số kỹ thuật tư duy sáng tạo 1 Kỹ thuật động não

5.5.1. Kỹ thuật động não

Kỹ thuật động não là một phương pháp khơi nguồn cảm hứng sáng tạo để

giải quyết vấn đề bằng cách khuyến khích các thành viên của nhóm đưa ra những ý tưởng/suy nghĩ mà khơng chỉ trích hay phán xét. Kỹ thuật động não, bằng nhiều hình thức đã trở thành một cơng cụ chuẩn mực cho việc phát triển của những ý tưởng mới, có lẽ cũng chính bởi tính linh hoạt của nó:

- Trong khi những người làm kinh doanh hầu hết đã thực sự áp dụng "kỹ thuật động não", phương pháp này được phổ biến rộng rãi ngay từ bước thiết lập ban đầu, ở các trường đại học phi lợi nhuận cũng như những nơi trình diễn nghệ thuật.

- Kỹ thuật động não được thực hiện bởi các nhóm lớn, nhỏ hay thậm chí một cá nhân.

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 66

- Kỹ thuật động não không giới hạn bất cứ vấn đề hay câu hỏi nào * Một số nguyên tắc cơ bản của kỹ thuật động não – brainstorming

- Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, khơng được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau.

- Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực.

- Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào? Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?...

- Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn.

* Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng kỹ thuật động não (brainstorming)

- Đừng cố tìm một câu trả lời đúng: Tùy theo tầm nhìn và sự hiểu biết của mỗi người mà mỗi vấn đề có thể có nhiều câu trả lời đúng, nên đừng cố tìm một câu trả lời đúng nhất.

- Đừng luôn cố gắng tuân theo logic: Sự hợp lí khơng phải lúc nào cũng chiếm ưu thế, mà thường có nhiều sự trái ngược giữa tình cảm của con người và nguyên tắc của tổ chức.

- Đừng tuân theo các nguyên tắc một cách cứng nhắc: Nếu muốn đổi mới và cải tiến thì cần biết nghi ngờ và xem xét những giới hạn không rõ ràng đối với tư duy.

- Đừng quá lệ thuộc vào hiện thực: Có nhiều ý tưởng khơng thực tế có thể trở thành nhữnh bàn đạp để sáng tạo.

- Đừng cố tránh sự không rõ ràng: Sự tư duy sáng tạo có thể bị cản trở bởi sự quá khách quan hay cá biệt hoá.

- Đừng quá lo sợ và cố tránh thất bại: Sự lo sợ thất bại có thể làm tê liệt quyết tâm thực hiện những ý tưởng hay.

- Thêm một chút hồi tưởng: những trị chơi khơi hài thời thơ ấu sẽ có thể là những gợi ý hay cho hiện tại, hoặc một hình tượng đã bắt gặp ở đâu đó cũng có thể là một điểm trong ý tưởng.

- Tránh tình trạng quá biệt lập: Sự kết hợp chéo giữa các lĩnh vực chuyên môn khác nhau thường rất hữu hiệu trong việc xác định tìm giải pháp.

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 67

- Đừng quá quan trọng hóa vấn đề: Sự hài hước, khơng khí thoải mái làm giảm căng thẳng và thúc đẩy khả năng sáng tạo.

- Luôn luôn sáng tạo bắt đầu bằng ý tưởng mới: bằng cách nuôi dưỡng những ý tưởng nhỏ bé bình thường và biến những ý tưởng ấy thành hiện thực, chúng ta sẽ có thể phát triển và thực hiện những ý tưởng lớn hơn nhiều trong tương lai.

* Các bước tiến hành

- Tổng thời gian cho 1 buổi công não sẽ tùy theo tầm cỡ và độ sâu của vấn đề, tùy trình độ và sự phân tán về chuyên môn, và tùy số lượng người tham gia thường kéo dài từ 30 phút đến vài tiếng. Số lượng người tham gia tối đa thường là 10 - 15.

- Trong nhóm lựa ra 1 người trưởng nhóm (để điều khiển) và một người thư kí để ghi lại tất cả ý kiến (cả hai cơng việc có thể do cùng một người thực hiện nếu tiện).

- Xác định vấn đề hay ý kiến sẽ được tập kích. Phải làm cho mọi thành viên hiểu thấu đáo về đề tài sẽ được tìm hiểu.

- Thiết lập các "luật chơi" cho buổi tập kích não. Chúng nên bao gồm: + Người trưởng nhóm có nhiệm vụ điều khiển buổi làm việc.

+ Khơng một thành viên nào có quyền địi hỏi hay cản trở, đánh giá, phê bình hay thêm bớt vào ý kiến, từ vựng nêu ra, hay giải đáp của thành viên khác.

+ Khơng có câu trả lời nào là sai!

+ Tất cả câu trả lời, các ý, các cụm từ, ngoại trừ nó đã được lập lại đều sẽ được thu thập ghi lại (cách ghi có thể tóm gọn trong một chữ hay một câu cho mỗi ý riêng rẽ).

+ Vạch định thời gian cho buổi làm việc và ngưng khi hết giờ.

- Bắt đầu tập kích não: Người lãnh đạo chỉ định hay lựa chọn thành viện chia sẻ ý kiến trả lời (hay những ý niệm rời rạc). Người thư kí phải viết xuống tất cả các câu trả lời, nếu có thể cơng khai hóa cho mọi người thấy (viết lên bảng chẳng hạn). Khơng cho phép bất kì một ý kiến đánh giá hay bình luận nào về bất kì câu trả lời nào cho đến khi chấm dứt buổi tập kích.

- Sau khi kết thúc tập kích, hãy lược lại tất cả và bắt đầu đánh giá các câu trả lời. Một số lưu ý về chất lượng câu trả lời bao gồm:

+ Tìm những câu ý trùng lặp hay tương tự để thu gọn lại.

+ Góp các câu trả lời có sư tương tự hay tương đồng về nguyên tắc hay ngun lí

+ Xóa bỏ những ý kiến hồn tồn khơng thích hợp.

+ Sau khi đã cô lập được danh sách các ý kiến, hãy bàn cãi thêm về câu trả lời chung.

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 68

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)