Các bước hình thành tư duy sáng tạo

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 66)

- Sáng tạo là một khả năng: Sáng tạo là khả năng tưởng tượng hay phát

5.4. Các bước hình thành tư duy sáng tạo

Tư duy sáng tạo là tư duy để có thể đưa đến sự thiết lập của “cái mới”. Để làm ra được “cái mới” trước tiên cần phải biết “cái đã biết” và sau đó tiến hành tạo ra ý tưởng mới. Có nhiều cách để biết được “cái đã biết” như học, đọc và tìm tịi

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 64

thấu đáo lĩnh vực mà “cái mới” cần được tư duy. Tuy nhiên, “cái đã biết” cần được viết ra, vẽ ra trước khi bắt đầu đi tìm “cái mới” vì đơi khi ta tưởng rằng đã biết hết cái đã biết, nhưng có thể ta chưa biết tận tình và sự hiểu biết khơng thấu đáo nhiều khi làm ta mất thời giờ để làm ra “cái mới’ mà “đã biết”.

Bước 1: Phá vỡ tư duy khn mẫu

Trong chúng ta, ai cũng có khuynh hướng bị mắc kẹt trong những khuôn mẫu tư duy nhất định nào đó. Phá vỡ được điều này sẽ giúp tâm trí chúng ta được mở khóa thốt ra và nghĩ được những ý tưởng mới. Một số phương pháp có thể sử dụng để phá vỡ các khn mẫu tư duy đã “bị” đóng khung trong đầu chúng ta:

- Thách thức sự hiển nhiên: Trong mọi tình huống đều có những điều chúng ta cho rằng là đúng,là hiển nhiên như vậy, khơng thể làm gì khác được. Nó trở thành một ổ khóa tinh thần ngăn cản chúng ta nghĩ khác đi một cách vô thức. Là người tư duy sáng tạo hãy nhận thức được điều này, mở cái ổ khóa này ra để thấy được những khả năng khác nhau trong việc giải quyết vấn đề.

- Diền đạt lại vấn đề: Diễn đạt vấn đề theo một cách khác thường dẫn đến những ý tưởng khác. Diễn đạt lại vấn đề và nhìn nhận vấn đề từ những góc độ khác nhau, từ đó có thể nghĩ ra được những ý tưởng mới để giải quyết vấn đề mới của bạn.

- Nghĩ ngược lại: Khi cảm thấy mình khơng thể nghĩ ra được điều gì mới mẻ, hãy thử xoay ngược, đảo lộn mọi thứ xem sao. Thay vì tập trung vào việc làm thế nào để giải quyết vấn đề/cải tiến quy trình hoạt động/nâng cao chất lượng sản phẩm,… Hãy xem xét việc làm thế nào để gây ra vấn đề/ làm trì trệ hoạt động/ giảm cấp chất lượng sản phẩm. Khi đảo ngược chúng lại thì chúng chính là các khả năng của giải pháp cho vấn đề ban đầu

- Thể hiện tư duy bằng nhiều phương tiện khác nhau: Đừng quá chú tâm vào việc giải quyết vấn đề, sự thể hiện khác có thể khuấy động được những khuôn mẫu tư duy khác và khuôn mẫu tư duy mới này sẽ sản sinh ra những ý tưởng mới.

Bước 2: Kết nối sự không kết nối

Một số ý tưởng tuyệt ời được nảy ra một cách tình cờ, có những điều chúng ta thấy chẳng liên quan đến tình huống mà chúng ta đang cố giải quyết, nhưng với sự tư duy sâu đậm, những chuyện tưởng như chẳng có liên quan đó lại chính là chìa khóa để vấn đề được mở ra. Yếu tố ngẫu nhiên mang lại một nhân tố kích thích mới và đánh động vào bộ não. Có thể dùng kiến này bằng cách kết nối những điều không liên quan, sự khơng kết nối. Tích cực tìm kiếm nhân tố kích thích từ những nơi khơng ngờ nhất và sau đó xem mình có thể dùng những nhân tố kích thích này để kết nối với tình huống. Một số kỹ thuật có thể áp dụng:

- Sử dụng nguồn ngẫu nhiên: Chọn một từ ngẫu nhiên trong quyển từ điển và tìm kiếm những sự kết nối mới lạ giữa từ đó với vấn đề của chúng ta.

KỸ NĂNG QUẢN TRỊ – ĐHCNQN - 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 65

- Lập bản đồ tư duy (Mind map): Thể hiện các ý tưởng bằng cách vẽ ra bản đồ tư duy. Đặt một từ hoặc một cụm từ khóa ngay giữa trang. Viết ra trên giấy đó bất cứ điều gì xuất hiện trong đầu bạn lúc đó. Rồi tạo ra sự kết nối, liên kết.

- Ngắm một bức hình: Xem xét xem nó có thể liên hệ đến tình huống của chúng ta như thế nào.

- Cầm lên một vật nào đó: Tự hỏi bản thân mình những câu hỏ kiểu như “vật này có thẻ giúp mình thế nào trong việc giải quyết vấn đề?” hoặc “những thuộc tính của đồ vật này có thẻ giúp chúng ta giải quyết được gì?”…

Bước 3: Thay đổi nhận th c

Trong nhiều năm chúng ta xây dựng nên một kiểu nhận thức nhất định nào đó và kiểu nhận thức này sinh ra một kiểu ý tưởng nhất định. Nếu muốn có được nhiều ý tưởng mới, phải thay đổi nhận thức của mình:

- Tìm hiểu quan điểm của người khác: Hỏi những người khác xem họ sẽ làm gì nếu như họ cũng đối mặt với vấn đề đó, bất cứ người nào cũng có thể có những cách nhìn nhận khác.

- Chơi trị “nếu tơi là...”: Tự hỏi mình “nếu tơi là...” thì tơi sẽ giải quyết vấn đề này, thách thức này như thế nào

Bước 4: Dùng sự cộng hưởng

Sự cộng hưởng là những hoạt động và hành động hỗ trợ, thay vì kích thích trực tiếp việc nghĩ ra ý tưởng. Các loại cộng hưởng gồm:

- Tin tưởng vào bản thân

- Thư giãn với thời gian “lười nhác” sáng tạo - Thay đổi môi trường

- Tạm cắt những phiền nhiễu - Vui vẻ và hài hước

Một phần của tài liệu Bài giảng Kỹ năng quản trị - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)