Khái lược về kế hoạch kinh doanh

Một phần của tài liệu Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 31 - 34)

- Nhìn nhận vấn đề: Cái nhìn sâu sắc đem lại chiều sâu của nhận thức – Kh

2.2.1. Khái lược về kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch nói chung là một văn bản xác định mục tiêu cần đạt và các giải pháp đảm bảo thực hiện mục tiêu đó.

Từ khi thành lập đến suốt quá trình hoạt động, một doanh nghiệp cần xây dựng và triển khai thực hiện nhiều loại kế hoạch như kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tạo lập doanh nghiệp,… Sau khi đã tìm kiếm và sử dụng các phương pháp thích hợp đánh giá và khẳng định ý tưởng kinh doanh có tính khả thi,người khởi sự bắt tay xây dựng kế hoạch kinh doanh. Bản kế hoạch kinh doanh giúp người khởi sự mơ hình hóa ý tưởng dựa trên các mơ phỏng của thị trường, các mục tiêu mà người khởi nghiệp đặt ra và cách thức người khởi nghiệp sẽ thực hiện nó.

Kế hoạch kinh doanh là một văn bản trình bày ý tưởng kinh doanh và cách thức hiện thực hóa ý tưởng đó của người khởi sự kinh doanh.

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 31

- Trình bày chi tiết mơ hình kinh doanh có khả năng khai thác tốt nhất cơ hội.

- Trình bày triển vọng phát triển doanh nghiệp thể hiện qua các số liệu phản ánh kết quả và hiệu quả kinh doanh dự tính cho những năm đầu hoạt động.

Thời điểm lập kế hoạch kinh doanh: Chuẩn bị khởi sự một doanh nghiệp mới.

* Vai trò của việc lập kế hoạch kinh doanh

Kế hoạch kinh doanh là sự mô tả và phân tích viễn cảnh q trình kinh doanh của người khởi nghiệp trong thời gian dài. Nó mơ tả việc kinh doanh của người khởi nghiệp có thể thành cơng tới đâu và tìm kiếm những nguồn lực để biến mong muốn thành hiện thực trong tương lai. Kế hoạch kinh doanh sẽ mô tả mọi mặt hoạt động kinh doanh sau khi thành lập doanh nghiệp và sẽ là tài liệu quan trọng nhất mà các nhà đầu tư, các đối tác quan tâm.

- Giúp người khởi nghiệp kiểm chứng tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, quyết định có nên tiến hành hoạt động kinh doanh hay không

- Giúp người khởi sự có thể hiểu rõ hơn chính bản thân mình và đưa ra được những định hướng cho tương lai

- Có tác dụng hậu thuẫn cho việc huy động vốn cho công việc kinh doanh mà người khởi sự đang dự tính khởi nghiệp

- Giúp chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các bên cho vay giám sát kết quả hoạt động kinh doanh.

- Thông qua kế hoạch kinh doanh, cho phép người khởi sự thể hiện rõ ràng cơ hội kinh doanh với các đối tượng hữu quan theo cách hiệu quả nhất. Các nhân viên, các nhà đầu tư, các tổ chức tài chính và các thành viên hội đồng quản trị có thể tìm thấy sự hữu ích của bản kế hoạch kinh doanh.

- Kế hoạch kinh doanh giúp chủ doanh nghiệp điều chỉnh mơ hình, mục tiêu kinh doanh. Kế hoạch kinh doanh cho phép chủ doanh nghiệp đánh giá những tác động của các yếu tố khác nhau đối với lợi nhuận hoặc các dòng tiền của doanh nghiệp

Kế hoạch kinh doanh là một trong những công cụ quan trọng nhất mà những doanh nghiệp thành công đã sử dụng. Lập kế hoạch kinh doanh là một bước quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng cần tiến hành cho dù quy mô của doanh nghiệp ở mức độ nào, vai trò quan trọng của việc lập kế hoạch kinh doanh được thể hiện thông qua các mục tiêu cơ bản:

- Kế hoạch kinh doanh trình bày về cơ hội kinh doanh tiềm năng một cách hiệu quả nhất mà người tạo lập doanh nghiệp dự tính khởi sự. Bản kế hoạch kinh doanh phải chứng minh được là có cơ hội tiềm năng và rất có triển vọng mà doanh nghiệp đang dự định đầu tư.

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 32

- Kế hoạch kinh doanh trình bày các cơng việc kinh doanh dự tính khởi sự để khai thác các cơ hội. Một kế hoạch kinh doanh giải thích các biến quan trọng cho thành cơng hay thất bại, nó có thể giúp người khởi sự dự đốn các tình huống khác nhau có thể xảy ra trước khi trở nên quá muộn, do vậy người khởi sự có thể tìm giải pháp để giải quyết hoặc ngăn ngừa trước khi nó có thể xảy ra. Qua đó giúp người khởi sự định hình tầm nhìn ban đầu cho doanh nghiệp bằng cách đưa ra những câu hỏi then chốt và nghiên cứu để tìm ra câu trả lời thỏa đáng.

Bản kế hoạch kinh doanh cung cấp những thông tin cần thiết và do đó người khởi sự có thể trình bày về triển vọng phát triển của doanh nghiệp và thu hút các nguồn lực. Bản kế hoạch kinh doanh cung cấp những căn cứ hợp lý để thuyết phục những nhân viên tiềm năng rời bỏ công việc hiện tại của họ để đến với doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh là một cơng cụ có thể thắt chặt mối quan hệ với các đối tác chiến lược, các khách hàng quan trọng hay những nhà cung cấp chính. Ngồi ra, bản kế hoạch kinh doanh tốt sẽ có tác dụng hậu thuẫn cho việc huy động vốn cho công việc kinh doanh mà người khởi sự đang dự tính khởi nghiệp.

Tóm lại, kế hoạch kinh doanh cung cấp cho chủ doanh nghiệp sự hiểu biết sâu sắc cần thiết để trả lời những câu hỏi then chốt mà nhiều đối tượng hứu quan sẽ đặt ra. Hoàn chỉnh mọt bản kế hoạch kinh doanh đáng tin cậy sẽ tạo cho chủ doanh nghiệp sự tín nhiệm trong con mắt của các đối tượng hữu quan.

Kế hoạch kinh doanh giúp người khởi sự có thể hiểu rõ hơn chính bản thân mình và đưa ra được những định hướng cho tương lai. Kế hoạch kinh doanh cũng là một cơng cụ quản trị, nó giúp những người khởi nghiệp kiểm chứng tính khả thi của ý tưởng kinh doanh, có thể điều chỉnh một/một số hoạt động ngày từ khâu lập kế hoạch, kế hoạch kinh doanh xác định các mục tiêu cũng như các mốc phát triển doanh nghiệp, làm cơ sở xây dựng các chiến lược xác định thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, nội lực của doanh nghiệp, đưa ra các định hướng kinh doanh và phương thức để thực hiện các mục tiêu chiến lược trong quá trình phát triển doanh nghiệp.

* Phân loại kế hoạch kinh doanh

Một trong những câu hỏi phổ biến nhất mà các tác giả của kế hoạch kinh doanh đặt ra là bản kế hoạch cần có độ dài và chi tiết như thế nào cho phù hợp? Câu trả lời cho câu hỏi này phụ thuộc vào loại kế hoạch kinh doanh mà người khởi nghiệp đang được viết. Có ba loại kế hoạch kinh doanh, mỗi loại sẽ có quy tắc khác nhau về chiều dài và mức độ chi tiết. Trình bày trong hình 4.1, có ba loại kế hoạch sau:

- Thứ nhất, bản kế hoạch tóm tắt

Bản kế hoạch tóm tắt có độ dài khoảng 10 – 15 trang và được sử dụng trong giai đoạn rất sớm của người khởi nghiệp. Viết một bản kế hoạch tóm tắt có thể nhằm kêu gọi tài trợ để từ đó có thể tiến hành các phân tích cần thiết nhằm viết

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 33

một kế hoạch hồn chỉnh. Ví dụ, nếu một người nào đó như Meg Whitman, Giám đốc điều hành (CEO) của eBay, đã suy nghĩ về việc bắt đầu một doanh nghiệp mới, cơ ấy có thể viết một kế hoạch kinh doanh tóm tắt và gửi nó cho các nhà đầu tư lựa chọn để có được thơng tin phản hồi về ý tưởng của mình. Hầu hết các nhà đầu tư biết về sự thành công của bà Whitman của eBay nên không cần thông tin quá chi tiết

- Thứ hai, bản kế hoạch hoàn chỉnh

Bản kế hoạch hồn chỉnh có độ dài khoảng 25 – 35 trang. Loại kế hoạch này nêu rõ các hoạt động của doanh nghiệp và được viết chi tiết hơn so với kế hoạch kinh doanh tóm tắt và thường được sử dụng để chuẩn bị một kế hoạch kinh doanh cho nhà đầu tư

- Thứ ba, bản kế hoạch tác nghiệp

Một số doanh nghiệp chuẩn bị thành lập sẽ viết một kế hoạch kinh doanh tác nghiệp, thường được sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp. Bản kế hoạch kinh doanh tác nghiệp thường được viết chi tiết về các hoạt động của doanh nghiệp. Có độ dài từ 40 đến 100 trang, các phần trong bản kế hoạch này thường rõ ràng và chi tiết. Thực tế, khơng thể nói một cách dứt khốt và chắc chắn là một bản kế hoạch nên có độ dài cụ thể là bao nhiêu trang vì cịn phụ thuộc vào loại kế hoạch, mục đích của việc soạn thảo, tính chất đặc thù của từng dự án kinh doanh và nhiều yếu tố khác nữa. Tuy nhiên, chúng ta nên thiết kế bản kế hoạch với độ dài điển hình trong khoảng từ 25 đến 35 trang. Tránh viết quá ngắn và không bao gồm hết các nội dung cần trình bày, nhưng cũng tránh viết quá dài và lan man làm phân tán sự tập trung của người đọc và gây tâm lý chán nản, khơng muốn tiếp tục tìm hiểu về dự án kinh doanh của bạn nữa. Nên viết ít nhưng hiệu quả.

Một phần của tài liệu Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)