VIII. Các phụ lục (nếu cần)
b. Hồ sơ đăng ký kinh doanh
Hồ sơ đăng ký kinh doanh là tập hợp các giấy tờ, tài liệu cần thiết theo quy định để thực hiện thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp tại cơ quan đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đăng ký kinh doanh là điều kiện mang tính pháp định để doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật quy định hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm các tài liệu, giấy tờ khác nhau.
* Hồ sơ đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 71
2. Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác.
3. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
4. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân khác đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty hợp danh
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng
ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên, bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của mỗi thành viên.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của thành viên hợp danh và cá nhân khác đối với công ty hợp danh kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty trách nhiệm hữu hạn
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách thành viên và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với thành viên là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với thành viên là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với thành viên là tổ chức nước ngồi thì bản sao Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký khơng
quá ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với cơng ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 72
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký kinh doanh của công ty cổ phần
1. Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định.
2. Dự thảo Điều lệ công ty.
3. Danh sách cổ đông sáng lập và các giấy tờ kèm theo sau đây:
- Đối với cổ đông là cá nhân: bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác;
- Đối với cổ đông là tổ chức: bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức; văn bản uỷ quyền, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo uỷ quyền.
Đối với cổ đơng là tổ chức nước ngồi thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký khơng q ba tháng trước ngày nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh.
4. Văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có vốn pháp định.
5. Chứng chỉ hành nghề của Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân khác đối với công ty kinh doanh ngành, nghề mà theo quy định của pháp luật phải có chứng chỉ hành nghề.
* Hồ sơ đăng ký kinh doanh của nhà đầu tư nước ngoài
Hồ sơ, trình tự, thủ tục, điều kiện và nội dung đăng ký kinh doanh, đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam được thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về đầu tư. Giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
* Nội dung giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
1. Tên doanh nghiệp.
2. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, địa chỉ giao dịch thư điện tử (nếu có).
3. Ngành, nghề kinh doanh.
4. Vốn điều lệ đối với công ty, vốn đầu tư ban đầu của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân.
5. Phần vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp danh; số cổ phần của cổ đông sáng lập, loại cổ phần, mệnh giá
ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 73
cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại đối với công ty cổ phần.
6. Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân; của chủ sở hữu công ty hoặc người đại diện theo uỷ quyền của chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; của thành viên hoặc người đại diện theo uỷ quyền của thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; của cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần; của thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh.
3.5. Các lựa chọn chủ yếu tạo cơ sở vật chất kỹ thuật cho doanh nghiệp 3.5.1. Lựa chọn quy mô kinh doanh 3.5.1. Lựa chọn quy mô kinh doanh
* Khái quát: Là việc lựa chọn độ lớn của doanh nghiệp. Quy mô doanh
nghiệp được đo bằng năng lực sản xuất với thước đo định lượng thích hợp. Theo tiêu thức này, doanh nghiệp được chia thành doanh nghiệp có quy mơ lớn, vừa và nhỏ.
Quyết định quy mô sản xuất cũng là một quyết định rất quan trọng, tác động lâu dài đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
- Nếu lựa chọn đúng sẽ mang lại hiệu quả cao. - Nếu lựa chọn không đúng sẽ xảy ra 2 trường hợp:
+ Nếu quy mô quá lớn so với cầu thị trường thì chi phí kinh doanh khơng tải lớn, vì vậy, hiệu quả kinh doanh thấp.
+ Nếu quy mô quá nhỏ so với mức cần thiết thì sẽ bỏ lỡ cơ hội kinh doanh hoặc nếu khơng muốn bỏ lỡ thì phải chịu chi phí đầu tư lớn mà kỹ thuật lại chắp vá, không đồng bộ.
* Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn quy mô
- Dự báo về môi trường và thị trường;
- Chức năng, nhiệm vụ sản xuất của doanh nghiệp; - Năng lực tài chính;
- Khả năng mở rộng và phát triển doanh nghiệp; - Khả năng, năng lực quản trị.
* Nguyên tắc lựa chọn quy mô theo cầu. Khi dự báo về thị trường, phải gắn
với phân tích và dự báo chu kỳ sống của sản phẩm. Có thể lựa chọn một trong các nguyên tắc như:
- Đáp ứng cầu thị trường ở mức cao nhất;
- Đáp ứng cầu thị trường theo nguyên tắc trung bình; - Đáp ứng theo nguyên tắc tối thiểu;
ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020
Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 74
- Trong trường hợp sản xuất theo mùa, thì đáp ứng theo nguyên tắc dưới mức tối thiểu.
3.5.2. Lựa chọn địa điểm kinh doanh
* Khái niệm: Lựa chọn địa điểm là việc xác định nơi đặt doanh nghiệp cũng
như từng bộ phận của nó.
* Tầm quan trọng
Việc lựa chọn địa điểm đặt doanh nghiệp đóng vai trị cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp mà nếu sai thì khó sửa chữa được hoặc nếu sửa chữa sẽ rất tốn kém.
- Là giải pháp rất quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất – kinh doanh nhờ thoả mãn tốt hơn, rẻ hơn các sản phẩm, dịch vụ mà không phải đầu tư thêm.