Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở

Một phần của tài liệu Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 67)

VIII. Các phụ lục (nếu cần)

8. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở

hữu của Nhà nước đầu tư nước ngoài do Nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam tự quản lý và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh. Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngồi được thành lập theo hình thức Cơng ty trách nhiệm hữu hạn, có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, được thành lập và hoạt động kể từ ngày được cấp giấy phép đầu tư. Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngồi ít nhất phải bằng 30% vốn đầu tư. Đối với các dự án xây dựng cơng trình kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bán khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mơ lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng khơng dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tư chấp nhận

3.3.2. Sự cần thiết phải lựa chọn hình thức pháp lý doanh nghiệp

Cơ chế thị trường dựa trên cơ sở đa sở hữu về tư liệu sản xuất, có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế và hoạt động trên nguyên lý cạnh tranh. Chỉ có các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả mới phát triển, cịn các doanh nghiệp yếu kém thì sớm hay muộn cũng sẽ bị đào thải. Theo quy định pháp luật hiện nay nước ta có nhiều loại hình pháp lý doanh nghiệp.Vì vậy, khi tạo lập doanh nghiệp, cần lựa chọn hình thức pháp lý doanh nghiệp. Mỗi loại hình thức pháp lý, doanh nghiệp lại gắn với điều kiện cụ thể về vốn, quy chế hoạt động, trách nhiệm pháp lý, chuyển nhượng sở hữu hay sửu dụng lợi nhuận… Mỗi doanh nghiệp lại có mục tiêu, khả năng kinh doanh, khả năng mở rộng khác nhau. Vì vậy, việc lựa chọn hình thức pháp lý thích hợp là rất cần thiết, và mỗi người cần tính tốn và cân nhắc cẩn thận khi tham gia kinh doanh

3.3. Xây dựng triết lý kinh doanh 3.3.1. Khái niệm 3.3.1. Khái niệm

Triết lý kinh doanh là triết lý về hoạt động kinh doanh, thể hiện quan điểm chủ đạo của người sáng lập về sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Triết lý kinh doanh là những tư tưởng khái quát, sâu sắc được chắt lọc, đúc rút từ thực tiễn kinh doanh có tác dụng định hướng, chỉ dẫn cho hoạt động của các chủ thể kinh doanh.

Doanh nghiệp cần phải lựa chọn một hệ thống các giá trị và triết lý hành động đúng đắn đủ để có thể làm động lực lâu dài và mục đích phấn đấu chung cho tổ chức. Hệ thống các giá trị và triết lý này cũng phải phù hợp với mong muốn và chuẩn mực hành vi của các đối tượng hữu quan

Thơng thường, nói đến triết lý kinh doanh người ta hay đề cập đến sứ mệnh, mục tiêu cũng như các giá trị cần đạt của doanh nghiệp trong suốt quá trình tồn tại, vận động và phát triển hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 64

- Panasonic Corporation: Tinh thần xí nghiệp phục vụ đất nước, kinh doanh là đáp ứng phần lớn nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn thế giới với giá cả phải chăng.

- Sony: Sáng tạo là lý do tồn tại của chúng ta.

* Vai trò của triết lý kinh doanh

- Triết lý kinh doanh là nền tảng cốt lõi của văn hóa tổ chức

- Triết lý kinh doanh là cơ sở để xây dựng chiến lược và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

- Triết lý kinh doanh là cơ sở giúp tổ chức hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu, thực hiện có hiệu quả các nguyên tắc kinh doanh và nâng cao các giá trị văn hóa tổ chức.

- Triết lý kinh doanh là một nguồn lực tinh thần, là động cơ thúc đẩy sự nhiệt tình, phát huy tính sáng tạo các thành viên, giúp tổ chức phát triển liên tục

- Triết lý kinh doanh là hệ thống giá trị chuẩn để hướng dẫn và đánh giá hành vi của mọi thành viên trong tổ chức.

3.3.2. Nội dung, phương pháp xây dựng triết lý kinh doanh * Nội dung của triết lý kinh doanh * Nội dung của triết lý kinh doanh

Triết lý kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm các bộ phận cơ bản là xác định sứ mệnh, mục tiêu và các giá trị cần đạt của doanh nghiệp.

- Xác định sứ mệnh của doanh nghiệp: Sứ mệnh của doanh nghiệp là bản tuyên bố lý do tồn tại của doanh nghiệp. Nó mơ tả doanh nghiệp làm những gì, vì ai và làm như thế nào? Sứ mệnh của doanh nnghiệp được xác định trên cơ sở trả lời đồng thời và chính xác các câu hỏi: Tại sao doanh nghiệp tồn tại? Doanh nghiệp sẽ hoạt động kinh doanh ở lĩnh vực nào? Doanh nghiệp sẽ đi về đâu?.

- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp: Sứ mệnh của doanh nghiệp được cụ thể hóa bằng các mục tiêu chính, có tính chiến lược; Việc xác định mục tiêu cơ

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 65

bản có ý nghĩa đối với sự thành công và sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Các mục tiêu cơ bản:

+ Vị thế của doanh nghiệp trên thị trường; + Thành tích của doanh nghiệp;

+ Lợi nhuận...

- Các giá trị mà doanh nghiệp cần đạt: Là thái độ của doanh nghiệp với người sở hữu, nhà quản trị, người lao động, khách hàng, và các đối tượng khác. Doanh nghiệp có nghĩa vụ thực hiện một cách triệt để. Các giá trị được doanh nghiệp lựa chọn để định hướng cho hoạt động:

+ Giá trị cốt lõi của doanh nghiệp: Là yếu tố quy định những chuẩn mực chung và là niềm tin lâu dài của một tổ chức.

+ Các nguyên lý hướng dẫn hành động, định hướng cho hành vi của tổ chức. Hệ thống giá trị của ORACLE (Oracle Server là một hệ quản trị CSDL cung cấp nhiều công cụ trong việc quản lý thông tin): Đức liêm chính; Tơn trọng lẫn nhau; Tính đồng đội; Thơng tin liên lạc (giữa các nhân viên); Sáng kiến; Làm hài lòng khách hàng; Chất lượng; Tính trung thực; Ln ln tuân thủ (luật lệ, quy định); Nguyên tắc kinh doanh tuân thủ các chuẩn mực của Tập đoàn.

CÀ PHÊ TRUNG NGUYÊN Slogan: Khơi nguồn sáng tạo Slogan: Khơi nguồn sáng tạo

Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trổi dậy của nền kinh tế Việt

Nam, giữ vững sự tự chủ của nền kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục

Sứ mệnh: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người

thưởng thức cà phê nguồn cảm hướng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt.

Giá trị cốt lõi:

1. Khơi nguồn sáng tạo: Sáng tạo là động lực hàng đầu của Trung Nguyên trong việc khẳng định tính tiên phong để cung ứng những giá trị hữu ích cho khách hàng và nhân viên.

2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu: Mọi thành viên có trách nhiệm xây dựng, phát triển, nuôi dưỡng và bảo vệ thương hiệu Trung Nguyên

3. Lấy người tiêu dùng làm tâm: Ln lấy sự hài lịng của người tiêu dùng làm trung tâm cho mọi hoạt động

4. Gầy dựng thành công cùng đối tác: Hợp tác chặt chẽ trên tinh thần tin tưởng, tơn trọng và bình đẳng vì sự thành cơng của đối tác cũng chính là sự thịnh vượng của Trung Nguyên

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 66

5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh: Đem đến cho nhân viên những lợi ích thỏa đáng về vật chất lẫn tinh thần cũng như những cơ hội đào tạo và phát triển cùng với sự lớn mạnh không ngừng của Trung Nguyên

6. Lấy hiệu quả làm nền tảng

7. Góp phần xây dựng cộng đồng: Đóng góp tích cực để xây dựng một mơi trường cộng đồng tốt đẹp và gốp phần phát triển sự nghiệp chung của xã hội

* Phương pháp xây dựng triết lý kinh doanh

Cách 1: Triết lý kinh doanh được hình thành từ kinh nghiệm kinh doanh của người sáng lập và người lãnh đạo doanh nghiệp.

Cách 2: Triết lý kinh doanh được tạo dựng ngay khi doanh nghiệp hình thành để phục vụ cho kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp. Ban lãnh đạo chủ động đưa ra chủ trương, cử ra một nhóm chuyên trách soạn thảo văn bản, tổ chức nhiều buổi thảo luận ở các cấp quản lý và cả nhân viên triết lý của doanh nghiệp.

Cách 3: Mời chuyên gia tư vấn để xây dựng triết lý kinh doanh cho doanh nghiệp. Chuyên gia sẽ tìm hiểu về các hoạt động của doanh nghiệp, tìm hiểu phong cách lãnh đạo, định hướng giá trị của doanh nghiệp, lắng nghe tâm tư, tình cảm của lãnh đạo doanh nghiệp và của cả các thành viên của doanh nghiệp để đề ra các phương án cho doanh nghiệp lựa chọn.

* Slogan

Slogan (khẩu hiệu): Là một cụm từ ngắn gọn, xúc tích chứa đựng thông điệp của một thương hiệu muốn truyền tải đến khách hàng, thường đi kèm với logo hoặc thương hiệu.

Tâm lý lý giải tại sao slogan phải ngắn gọn, súc tích; bởi vì họ chỉ có 7 giây để thu hút sự chú ý của khán giả và tạo ấn tượng với họ. Trí nhớ ngắn hạn của con người rất ngắn; do đó, chúng phải ngắn gọn và súc tích.

Slogan là một chuỗi từ ngắn, dễ nhớ dành cho khách hàng tiềm năng nhằm tóm tắt sự hấp dẫn của sản phẩm của bạn. Slogan có thể tạo ra hoặc phá vỡ hình ảnh thương hiệu của bạn vì nó là mũi tên đầu tiên và quan trọng nhất được ném vào khách hàng cùng với logo của công ty. Ngay cả trước khi trải nghiệm với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào, một slogan sẽ gây ấn tượng mạnh với người tiêu dùng. Một slogan đáng nhớ giúp gợi nhớ và xác định thương hiệu của bạn. Và mọi công ty tốt đều cố gắng thu hồi thương hiệu. Vì vậy, chúng ta hãy đọc trước và tìm hiểu thêm về cách sử dụng và cách để tạo ra một slogan hàng đầu.

Những câu Slogan hay về kinh doanh ấn tượng nhất

Một phần của tài liệu Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 64 - 67)