Sản phẩm, dịch vụ Mô tả sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp sẽ cung cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm,

Một phần của tài liệu Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

cấp, chú trọng vào lợi ích mà khách hàng sẽ nhận được khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của mình.

- Phân tích thị trường: là phần trọng yếu mà từ đó người viết (cũng như

người

đọc) có thể xác định được phân khúc thị trường, tiềm năng phát triển, nhu cầu khách hàng, cách thức tiếp cận khách hàng, tình hình các đối thủ cạnh tranh…

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 38

- Đội ngũ đồng sáng lập. Phần này rất được nhà đầu tư chú trọng, bao gồm một sơ đồ tổ chức, sơ lược về năng lực của những người tham gia, xác định những kỹ năng cịn thiếu sót và chiến lược bổ trợ những thiếu sót ấy.

- Phân tích tài chính. Các báo cáo dự toán ở mức tối thiểu về kết quả kinh doanh, cân đối kế toán, lưu chuyển tiền tệ cho cho giai đoạn từ 3 đến 5 năm; ngồi ra có thể phân tích thêm về thời điểm hịa vốn hoặc các chỉ tiêu tài chính cơ bản. Một bản kế hoạch kinh doanh thường khơng địi hỏi người viết phải trau chuốt về ngơn từ nên các ý chính có thể được viết dưới dạng gạch đầu dịng miễn sao bảo đảm yếu tố rõ ràng mạch lạc. Ngoài ra để làm phong phú và tăng tính hấp dẫn, dễ hiểu của bản kế hoạch, người khởi nghiệp có thể sử dụng hình ảnh, đồ thị và bảng biểu để minh họa cho ý tưởng của mình.

* Lưu ý khi soạn thảo kế hoạch kinh doanh - Thứ nhất, các lưu ý về nội dung

Trong quá trình soạn thảo, chỉnh sửa và hồn thiện kế hoạch kinh doanh, những người xây dựng nên lưu ý một số điểm sau về nội dung của bản kế hoạch:

+ Luôn luôn tâm niệm bản kế hoạch là một "tổng thể" hay một "sản phẩm hồn chỉnh". Những người sáng lập có thể sử dụng bản kế hoạch kinh doanh để khởi sự một cơng việc kinh doanh mới, nếu khơng có điều kiện để làm việc đó thì có thể bán kế hoạch cho người nào quan tâm đến công việc kinh doanh mà mình đang lập kế hoạch. Những người sáng lập phải ln để ý đến tính "tồn cục" và có hệ thống, logic của các phần nội dung trong bản kế hoạch, tránh quá tập trung vào một nội dung nào đó mà lại trình bày sơ sài về những nội dung khác. Người lập kế hoạch có thể viết các nội dung của bản kế hoạch kinh doanh theo bất cứ thứ tự nào thấy thuận lợi; nội dung nào có đầy đủ thơng tin cần thiết thì có thể viết trước. Tuy nhiên, cuối cùng người xây dựng kế hoạch phải xem lại tổng thể bản kế hoạch, chỉnh sửa về kết cấu và nội dung để đảm bảo bản kế hoạch là một “sản phẩm hoàn chỉnh”.

+ Bản kế hoạch cần có mức độ chi tiết phù hợp với mục đích soạn thảo và đối tượng nhận kế hoạch. Chúng ta đã biết nếu mục đích của bản kế hoạch là để khơi gợi sự quan tâm của người đọc thì cần ngắn gọn và trình bày thẳng vào những nội dung chính như làm nổi bật cơ hội kinh doanh trên thị trường và ý tưởng về sản phẩm/dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu và cầu chưa được thoả mãn của người tiêu dùng. Mặt khác, nếu mục đích soạn thảo kế hoạch là nhằm cung cấp cho người đọc những cơ sở cần thiết để quyết định có hợp tác hoặc cung cấp các nguồn lực cần thiết cho doanh nghiệp hay khơng thì bản kế hoạch cần được trình bày chi tiết với những căn cứ rõ ràng cho việc ra quyết định của họ. Và vì thế bản kế hoạch phải có độ dài lớn hơn.

Thứ hai, các lưu ý về hình thức trình bày

Cần lưu ý trình bày bản kế hoạch kinh doanh càng chuyên nghiệp càng tốt. Điều này có nghĩa là cần phải:

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 39

- Sử dụng các thuật ngữ, từ ngữ chuyên môn một cách hợp lý. Điều này nghĩa là sử dụng chính xác thuật ngữ khi cần thiết nhưng không quá lạm dụng thuật ngữ khiến người đọc khó hiểu các nội dung của kế hoạch. Tùy từng mục đích và đối tượng người đọc mà bản kế hoạch kinh doanh có thể bao gồm nhiều hay ít các từ ngữ chun mơn. Ví dụ, nếu soạn thảo kế hoạch để gửi tới một chuyên gia trong ngành nhằm thuyết phục người này trở thành một cố vấn cho doanh nghiệp tương lai thì bản kế hoạch có thể bao gồm một số thuật ngữ chuyên mơn sâu để đảm bảo tính súc tích và được hiểu một cách chính xác. Mặt khác, nếu những người sáng lập định gửi bản kế hoạch kinh doanh cho một nhà đầu tư nhằm thu hút vốn đầu tư từ họ thì khơng nên sử dụng quá nhiều thuật ngữ chun mơn, nhất là khi người này khơng có hiểu biết sâu về lĩnh vực và khơng có các tài liệu tham khảo đi kèm.

- Sử dụng cách đánh số thứ tự đề mục và hình thức trình bày tên đề mục (về font chữ, cỡ chữ,…) một cách hợp lý, rõ ràng sao cho người đọc có thể nhận biết nhanh chóng nội dung của từng mục và mối quan hệ về cấp độ của mỗi mục với các phần mục khác.

+ Sốt lỗi chính tả và văn phạm để đảm bảo bản kế hoạch không gây những phản cảm không cần thiết đối với người đọc.

+ Nên chú ý sử dụng biểu bảng, hình vẽ, ảnh, sơ đồ, đồ thị trong bản kế hoạch (nếu in mầu thì càng tốt) để làm cho văn bản thêm sinh động và dễ theo dõi hơn.

+ Trong thực tế, có thể viết kế hoạch kinh doanh theo bất kỳ kết cấu cụ thể nào với sự sắp xếp thứ tự khác nhau các phần/mục trong kế hoạch. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý khi trình bày kế hoạch cho những đối tượng chuyên nghiệp (các nhà đầu tư, các tổ chức tín dụng,…) bởi vì họ khá quen thuộc với kết cấu được giới thiệu trong chương này và họ có khá ít thời gian cho mỗi bản kế hoạch kinh doanh để đi đến quyết định có đầu tư hay cho vay tiền hay khơng. Do đó, nên thiết kế cấu trúc bản kế hoạch gần gũi với kết cấu được giới thiệu trong chương

Nguyên nhân thất bại trong xây dựng kế hoạch kinh doanh

Khi bắt tay vào xây dựng, việc lựa chọn bản kế hoạch kinh doanh cần phải được suy nghĩ một cách cẩn thận. Khi viết cần phải tạo ra một cái nhìn sắc nét để những người đọc bản kế hoạch kinh doanh biết rằng người khởi sự hiện có nguồn lực hạn chế và mong nhận được sự giúp đỡ từ họ. Khi viết bản kế hoạch, tránh đưa vào một số yếu tố thuộc về thiết kế như chương trình xử lý văn bản, chẳng hạn như loại in đậm, in nghiêng, cỡ chữ khác nhau và màu sắc, clip nghệ thuật,… Lạm dụng những công cụ này làm cho bản kế hoạch kinh doanh sẽ có hình thức khơng mang tính chun nghiệp.

Có nhiều nguyên nhân khiến người khởi sự thất bại khi lập kế hoạch, ngoài lý do về sự bất định trong tương lai, và các sự kiện xảy ra ngoài mong đợi. Dưới đây là một sốnguyên nhân khiến cho việc lập kế hoạch kinh doanh bị thất bại:

ĐỀ ÁN KHỞI SỰ KINH DOANH – ĐHCNQN – 2020

Giáo viên biên soạn: Bùi Thị Thúy Hằng Page 40

Một phần của tài liệu Bài giảng Đề án khởi sự kinh doanh - Trường ĐH Công nghiệp Quảng Ninh (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)