CHƯƠNG 3 MỐI LIÊN HỆ VỚI MỘT SỐ NỘI DUNG MƠN TỐN Ở TIỂU HỌC
3.2 liên hệ với dạy học các dấu hiệu chia hết
3.2.1. Liên hệ với dạy học dấu hiệu chia hết cho 2
3.2.1.1. Các ví dụ cụ thể để hình thành dấu hiệu chia hết cho 2.
10 :2=5 11:2=5 (dư 1)
32 : 2 = 16 33: 2 = 16 (dư 1)
14 : 2 = 7 15: 2 = 7 (dư 1)
36 : 2 = 18 37: 2 = 18 (dư 1)
28 : 2 = 14 29: 2 = 14 (dư 1)
3.2.1.2. Dấu hiệu chia hết cho 2 trong chương trình mơn tốn lớp 4 hiện hành.
Dấu hiệu chia hết cho 2 trong chương trình mơn tốn lớp 4 hiện hành được trình bày như sau:
“Các số có tận cùng là 0; 2; 4; 6; 8 thì chia hết cho 2”.
Chú ý: Các số có chữ số tận cùng là 1; 3; 5; 7; 9 thì khơng chia hết cho 2. Số chẵn, số lẻ
- Số chia hết cho 2 là số chẵn.
Chẳng hạn: 0; 2; 4; 6; 8;…; 156; 158; 160; …là các số chẵn. - Số không chia hết cho 2 là số lẻ.
Chẳng hạn: 1; 3; 5; 7; …; 567; 569; 571; …là các số lẻ.
3.2.1.3. Bài tập về dấu hiệu chia hết cho 2 trong sách giáo khoa. Các bài tập về dấu hiệu chia hết cho 2 trong chương trình mơn tốn lớp 4 hiện hành được chia làm 2 dạng đó là: Dựa vào dấu hiệu chia hết xét các số có chia hết cho 2 hay không và viết các số tự nhiên chia hết cho 2.
Dạng 1: Dựa vào dấu hiệu chia hết xét các số có chia hết cho 2 hay không. Bài tập 1. Trong các số 35; 89; 1000; 744; 867; 7536; 84 683; 5782; 8401: a) Số nào chia hết cho 2 ?
b) Số nào không chia hết cho 2.
Bài tập 2.
a) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2. b) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều khơng chia hết cho 2. Bài tập 3.
a) Với ba chữ số 3; 4; 6 hãy viết các số chẵn có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó.
b) Với ba chữ số 3; 5; 6 hãy viết các số lẻ có ba chữ số, mỗi số có cả ba chữ số đó. Bài tập 4. a) Viết số chẵn thích hợp vào chỗ chấm: 340; 342; 344; …; …; 350. b) Viết số lẻ thích hợp vào chỗ chấm: 8347; 8349; 8351; …; …; 8357.