CHƯƠNG 3 MỐI LIÊN HỆ VỚI MỘT SỐ NỘI DUNG MƠN TỐN Ở TIỂU HỌC
3.2 liên hệ với dạy học các dấu hiệu chia hết
3.2.4. Liên hệ với dạy học dấu hiệu chia hết cho 9
3.2.4.1. Các ví dụ cụ thể để hình thành dấu hiệu chia hết cho 9.
72:9=8 182 : 9 = 20 (dư 2)
9:9=1. 11 : 9 = 1 (dư 2).
657:9=73 451 : 9 = 50 (dư 1)
Ta có: 6 + 5 + 7 = 18, Ta có: 4 + 5 + 1 = 10,
18:9=2. 10 : 9 = 1 (dư 1).
3.2.4.2. Dấu hiệu chia hết cho 9 trong chương trình mơn tốn lớp 4 hiện hành.
Dấu hiệu chia hết cho 9 trong chương trình mơn tốn lớp 4 hiện hành được trình bày như sau:
“ Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9 thì chia hết cho 9”
Chú ý: Các số có tổng các chữ số khơng chia hết cho 9 thì khơng chia hết cho
9.
3.2.4.3. Bài tập về dấu hiệu chia hết cho 9 trong sách giáo khoa. Các bài tập về dấu hiệu chia hết cho 9 trong chương trình mơn tốn lớp 4 hiện hành được chia làm 2 dạng đó là: Dựa vào dấu hiệu chia hết xét các số có chia hết cho 9 hay khơng, viết các số tự nhiên dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 và dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 để tìm chữ số chưa biết.
Dạng 1: Dựa vào dấu hiệu chia hết xét các số có chia hết cho 3 hay không.
Bài tập 1. Trong các số sau, số nào chia hết cho 9 ? 99; 1999; 106; 5643; 29 385.
Bài tập 2. Trong các số sau, số nào không chia hết cho 9 ? 96; 108; 7853; 5554; 1097.
Dạng 2: Viết các số tự nhiên dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9. Bài tập 3. Viết hai số có ba chữ số và chia hết cho 9.
Dạng 3: Dựa vào dấu hiệu chia hết cho 9 để tìm chữ số chưa biết.
Bài tập 4. Tìm chữ số thích hợp viết vào ô trống để được số chia hết cho 9:
31 ; 35;2 5.