Nội dung quản lý

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý quy hoạch đất đai của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 31)

6. Kết cấu luận văn

1.2. PHÂN ĐỊNH NỘI DUNG VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI Ở ĐỊA BÀN CẤP

1.2.4. Nội dung quản lý

1.2.4.1. Lập và công bố kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh

Trong công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hết sức hữu hiệu, nhất là trong nền kinh tế thị trường. Nó giúp cho việc sử dụng đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác một cách tiết kiệm, có hiệu quả, giữ gìn cảnh quan mơi trường. Quy hoạch cịn là cơng cụ để phân bổ nguồn lực (kể cả vốn, lao động và công nghệ) đồng đều ở các vùng miền.

Thông qua quy hoạch dài hạn về đất đai được công bố sẽ giúp các nhà đầu tư chủ động hơn trong việc hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.

Sử dụng cơng cụ quy hoạch, sẽ giúp chính quyền điều tiết cung, cầu một số loại đất trên thị trường, đặc biệt là trên thị trường sơ cấp của thị trường bất động sản.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt là căn cứ, là điều kiện bắt buộc để thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Quy hoạch là công cụ quản lý khoa học, bởi lẽ trong công tác lập quy hoạch phải đảm bảo tính thống nhất, tính đồng bộ, tính khoa học và tính dự báo. Một quy hoạch tốt cần đảm bảo tính chiến lược và tính thực thi. Trong thực thi cần tuân thủ theo các nội dung đã quy hoạch, hạn chế tối đa việc điều chỉnh, bổ sung.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai là công cụ quan trọng trong quản lý, tuy nhiên, không được lạm dụng các quy hoạch, kế hoạch nếu không sẽ rơi vào tình trạng hành chính hóa các quan hệ về đất đai, điều này trái với sự vận động của nền kinh tế thị trường.

Pháp luật đất đai quy định đầy đủ về nguyên tắc, hệ thống, kỳ quy hoạch, kế hoạch, thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngồi ra cịn quy định việc điều chỉnh quy hoạch, công khai thực hiện quy hoạch, báo cáo kết quả thực hiện và giải quyết các vấn đề phát sinh.

Cùng với quy hoạch sử dụng đất, cịn có các quy hoạch khác hỗ trợ cho cơng tác quản lý quy hoạch đất đai như quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, quy hoạch đô thị và khu dân cư.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất xây dựng theo đơn vị hành chính lãnh thổ, đơn vị sản xuất và theo các chuyên ngành. Các tổ chức nhà nước, các cấp chính quyền được nhà nước phân cơng có trách nhiệm xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và tổ chức thực hiện treo đúng quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch sử dụng đất gồm có: Quy hoạch sử dụng đất tổng thể cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện, xã, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh. Quy hoạch sử dụng đất cấp trên là căn cứ để lập quy hoạch sử dụng đất cho cấp đơn vị hành chính cấp dưới trực tiếp.

1.2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Đất đai thường xuyên biến động về cả diện tích cũng như đối tượng sử dụng. Vì vậy, nhà nước phải thực hiện cơng tác thống kê, kiểm kê đất đai để nhằm nắm rõ những biến động đó. Thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo định kỳ và kiểm kê đất đai theo chuyên đề. Thống kê đất đai theo định kỳ được thực hiện mỗi năm một lần theo đơn vị hành chính cấp phường, trừ năm thực hiện kiểm kê đất đai. Kiểm kê đất đai được thực hiện 05 năm một lần. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được lập gắn liền với việc kiểm kê đất đai.

Việc kiểm kê đất đai theo chuyên đề phục vụ yêu cầu quản lý nhà nước thực hiện theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thông qua thống kê, kiểm kê đất đai đã xác lập bộ số liệu đất đai đầy đủ trong cả nước, đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho công tác quản lý đất đai, quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, kế hoạch phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh của các cấp các ngành; đánh giá đầy đủ, đúng thực trạng tình hình quản lý, sử dụng đất đai và đề xuất những biện pháp tăng cường công tác quản lý đất đai đồng thời kiểm tra, xử lý kịp thời tình trạng vi phạm pháp luật đất đai.

Thứ hai, Quản lý tài chính về đất đai và giá đất

Quản lý tài chính về đất đai và giá đất là một nội dung quan trọng trong công tác quản lý quy hoạch đất đai bao gồm quản lý giá đất và các nguồn thu ngân sách từ đất.

Quản lý tài chính về đất đai được thực hiện theo nguyên tắc tài chính của nhà nước. Chính sách giá đất thời gian qua đã liên tục được điều chỉnh, hoàn thiện theo hướng tiếp cận cơ chế thị trường, góp phần tạo chuyển biến tích cực trong quản lý quy hoạch đất đai, từng bước phát huy nguồn lực này cho phát triển kinh tế xã hội, là cơ sở để giải quyết tốt hơn quyền lợi của người có đất bị thu hồi, đồng thời góp phần hạn chế tham những trong quản lý, sử dụng đất.

1.2.4.3. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật về kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.

Tờ gấp tuyên truyền pháp luật về đất đai là tài liệu tuyên truyền pháp luật đất đai được biên soạn ngắn gọn, rõ ràng, nội dung hấp dẫn người đọc bằng hình thức

thể hiện in nhiều màu, có tranh ảnh minh họa, trình bày rõ ràng, đầy đủ, chính xác, cụ thể về nội dung của tuyên truyền pháp luật đất đai. Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến thiết kế và biên soạn 04 loại tờ gấp về đất đai với các nội dung chủ yếu sau:

- Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất; - Xử lý vi phạm về đất đai;

- Bồi thường cho người xử dụng đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi đất; - Hỗ trợ khi nhà nước thu hồi đất.

* Biên soạn đề cƣơng, tài liệu tuyên truyền về pháp luật đất đai

Đề cương tuyên truyền pháp luật về đất đai là tài liệu dùng để tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn, phổ biến về lĩnh vực đất đai mà người sử dụng có thể dựa vào đó để nghiên cứu, tìm hiểu về các quy định của pháp luật đất đai. Mặt khác, đề cương tuyên truyền về lĩnh vực đất đai cịn có nhiệm vụ hướng dẫn, chỉ đạo việc tổ chức triển khai tuyên truyền văn bản pháp luật phù hợp với từng loại đối tượng, trên địa bàn. Sở Tài nguyên và Môi trường dự kiến biên soạn đề cương, tài liệu tuyên truyền về pháp luật đất đai với các nội dung:

- Đề cương, tài liệu tập huấn về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai; - Hướng dẫn trình tự tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh.

1.2.4.4. Kiểm tra giám sát và điều chỉnh kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh

Là hoạt động của cơ quan có thẩm quyền nhằm quản lý chăt chẽ, uốn nắn kịp thời những sai sót, vị phạm trong q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất. Để đảm bảo người sử dụng đất phải thực hiện đúng các quyền, đồng thời phải tuân thủ đúng nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, các cơ quan của bộ máy nhà nước phải có cơ chế giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. Đây là tổng hợp những biện pháp về chính sách, cơ chế và cả tiến bộ kỹ thuật được áp dụng, để buộc người sử dụng đất phải tuân thủ pháp luật. Đồng thời, hạn chế tính quan liêu thậm chí tiêu cực của cán bộ làm công tác quản lý quy hoạch đất đai, giúp người sử dụng đất khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất diện tích đất mà nhà nước giao quyền sử dụng.

Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ thống tổ chức ngành Tài nguyên và Môi trường các cấp. Trên cơ sở những quy định chung về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ Điều 166 đến Điều 172 Luật Đất đai 2013), cán bộ địa chính cấp phường và cơ quan Tài nguyên Môi trường các cấp hướng dẫn các chủ sử dụng đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Các lĩnh vực hoạt động dịch vụ trong quản lý và sử dụng đất gồm: Tư vấn về giá đất, tư vấn về lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; dịch vụ về đo đạc, lập bản đồ địa chính; dịch vụ về cung cấp thông tin đất đai (thông tin về thửa đất, chủ sử dụng đất, tình trạng pháp lý về sử dụng đất...); dịch vụ về thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế, thế chấp quyền sử dụng đất......

Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai là việc quản lý nhà nước vể các hoạt động thuộc lĩnh vực trên. Cơ quan quản lý quy hoạch đất đai phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện, tiến hành công khai, minh bạch các thủ tục hành chính về đất đai, quy trình thực hiện, các loại phí, lệ phí... tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động này.

1.2.4.5. Giải quyết, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm về kế hoạch sử dụng đất theo quy hoạch sử dụng đất của tỉnh

Trong quản lý nhà nước nói chung và trong quản lý quy hoạch đất đai nói riêng khơng thể thiếu nội dung thanh tra, kiểm tra, giám sát. Thanh tra, kiểm tra, giám sát là một khâu làm hồn chỉnh q trình quản lý nhà nước. Thơng qua việc thanh tra, kiểm tra, giám sát để phát hiện các thiếu sót, vi phạm, bất hợp lý để kịp thời xử lý và điều chỉnh.

Thanh tra đất đai là thanh tra chuyên ngành về đất đai. Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành về đất đai trong cả nước. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương chịu trách nhiệm tổ chức

thực hiện thanh tra chuyên ngành đất đai tại địa phương. Thanh tra, kiểm tra, giám sát có thể thực hiện thường xuyên hoặc đột xuất.

Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất:

Giải quyết tranh chấp về đất đai phải đảm bảo nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Phải nắm vững quan điểm lấy dân làm gốc, phải dựa vào dân, bàn bạc dân chủ cơng khai để tìm ra biện pháp giải quyết tranh chấp. Giải quyết tranh chấp đất đai nhằm mục đích phát triển sản xuất, ổn định và từng bước cải thiện đời sống nhân dân, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất. Đề cao vai trị các tổ chức, hội đồn thể để hòa giải các tranh chấp về đất đai ở địa phương.

Khiếu nại là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về quyền lợi đối với quyền sử dụng đất của tổ chức hoặc cá nhân có liên quan hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của nhà nước giải quyết những vấn đề lợi ích của họ mà cơ quan nhà nước cấp dưới đã giải quyết nhưng người sử dụng đất chưa đồng tình. Tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất là việc công dân, tổ chức tố cáo những hành vi sai phạm của người thực hiện pháp luật gây thiệt hại cho nhà nước, xã hội. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về đất đai nhằm điều tiết mối quan hệ giữa nhà nước với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng Quy chế dân chủ, công khai và công bằng xã hội.

1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI Ở QUẬN/ HUYỆN/ THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TỈNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý quy hoạch đất đai của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 26 - 31)