Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý quy hoạch đất đai của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 76)

6. Kết cấu luận văn

2.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI CỦA

2.5.2. Những hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

Cơng tác quản lý quy hoạch đất đai của chính quyền thành phố tuy đã đạt được một số kết quả nhất định, làm tiền đề cho sự phát triển của những năm tiếp theo, thể hiện sự cố gắng của cơ quan Tài ngun và Mơi trường và chính quyền thành phố, phường. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được cũng còn một số hạn chế. Cụ thể là:

- Việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được thực tế nhu cầu sử dụng đất trong điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của thành phố làm ảnh hưởng rất lớn đến việc phân bổ quỹ đất cho các lĩnh vực của đời sống xã hội. Quy hoạch sử dụng đất cịn thiếu tính tốn về hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường, thiên về tiến hành thống kê, phân bố về số lượng nên tính khả thi của các phương án quy hoạch không cao. Sự thiếu cân đối giữa các lợi ích trong một số quy hoạch sử dụng đất đã gây bất bình trong dư luận, đồng thời, tính đồng bộ trong quy hoạch, sử dụng đất đai chưa được đảm bảo. Việc lấy ý kiến tham gia góp ý của người dân, cộng đồng trong việc quy hoạch sử dụng đất đai cịn mang tính hình thức. Quy hoạch chưa có tính pháp lý cao, cịn thường xun điều chỉnh. Tính trách nhiệm trong quy hoạch sử dụng đất chưa được đề cao. Khi xảy ra sai phạm trong quản lý khơng có người chịu trách nhiệm chính, mà chủ yếu xử lý sai phạm theo cơ chế trách nhiệm “tập thể”. Công

tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quy hoạch chưa được coi trọng. Việc quản lý, kiểm tra, giám sát thực hiện quy hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt chưa chặt chẽ, dẫn tới tình trạng vi phạm quy hoạch vẫn cịn diễn ra.

- Hệ thống hồ sơ địa chính chưa được thiết lập đồng bộ, cơng nghệ quản lý cịn lạc hậu, chưa được đầu tư trang thiết bị đầy đủ. Việc cập nhật, chỉnh lý biến động đất đai chưa được thực hiện kịp thời, thường xun dẫn đến thơng tin khơng đầy đủ, chính xác khi sử dụng. Đặc biệt là khi có phát sinh tranh chấp, khiếu kiện về đất đai thì khơng đủ cơ sở pháp lý để giải quyết.

- Việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất cơng, cấp đất trái thẩm quyền vẫn còn diễn ra ở một số phường.

- Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu trên địa bàn thành phố đến nay vẫn chưa hoàn thành, một số chỉ tiêu các loại đất tỷ lệ cấp giấy chứng nhận còn thấp như đất Lâm nghiệp, đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp làm ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý và sử dụng đất.

- Việc giải quyết thủ tục hành chính về đất đai có nhiều chuyển biến tích cực nhưng vẫn chưa đáp ứng được hết nhu cầu của nhân dân, việc thực hiện cơ chế một cửa ở cấp phường trong lĩnh vực này hầu như không hoạt động dẫn đến việc xây dựng hồ sơ ban đầu cho nhân dân tại cấp phường chậm, thậm chí cịn có biểu hiện “thích thì làm, khơng thích để đấy”.

- Việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, giải quyết tranh chấp đất đai trong một số trường hợp còn kéo dài, chưa dứt điểm. Việc thực hiện các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất ở nhiều dự án cịn có sai sót làm phát sinh khiếu kiện, khiếu nại trong nhân dân.

- Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường tuy đã được quan tâm và kiện tồn nhưng trong thời gian qua cịn bộc lộ một số hạn chế, năng lực chun mơn của một số ít cán bộ, công chức chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời ký mới, đặc biệt là đội ngủ cán bộ địa chính cấp phường. Phẩm chất đạo đức của một bộ phận cán bộ, cơng chức cịn yếu, cịn có biểu hiện gây phiền hà, nhũng nhiễu trong thực thi công vụ.

- Ý thức chấp hành pháp luật đất đai của một bộ phận nhân dân cịn hạn chế, nhận thức về vai trị vị trí của cơng tác quản lý quy hoạch đất đai chưa đầy đủ, chưa thống nhất dẫn đến sự phối hợp giữa các phòng, ban, đơn vị còn thiếu chặt chẽ là rào cản trong q trình giải phóng mặt bằng, hạn chế hiệu quả đầu tư nói riêng và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của thành phố nói chung. Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật chưa thật nghiêm minh, chưa đáp ứng đầy đủ các yếu tố cơng bằng đã tạo “tiền đề” cho tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất sai mục đích, vi phạm quy hoạch gây nên những bất ổn trong xã hội và tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Từ những hạn chế nên trên, có thể tác động trực tiếp đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long, trước hết là tạo ra thách thức lớn cho công tác quản lý quy hoạch đất đai mà chính quyền thành phố Hạ Long cần phải quan tâm hàng đầu.

+ Nguyên nhân của hạn chế

* Nguyên nhân khách quan

- Hệ thống chính sách pháp luật đất đai tuy đã được điều chỉnh, bổ sung thường xuyên, nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết một số vấn đề vướng mắc trong thực tế. Một số văn bản quy phạm pháp luật về đất đai thuộc thẩm quyền địa phương ban hành còn chậm, nội dung hướng dẫn chưa rõ ràng, gây khó khăn cho việc thực hiện cơng tác quản lý nhà nước về đất đai.

- Sự đổi mới hoạt động quản lý quy hoạch đất đai chưa theo kịp tốc độ đơ thị hóa gắn với sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội.

- Một số vấn đề tồn tại trong quản lý đất đai do lịch sử để lại chưa được tháo gỡ dứt điểm, gây nhiều lúng túng cho cơng tác quản lý và giải quyết của chính quyền địa phương.

- Nhu cầu của nhân dân về thực hiện các quyền của người sử dụng đất ngày một tăng cao, tuy nhiên hệ thống hồ sơ địa chính, trang thiết bị máy móc phục vụ giải quyết cơng việc cịn lạc hậu, thiếu đồng bộ.

* Nguyên nhân chủ quan

- Cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của chính quyền Thành phố trong quản lý quy hoạch đất đai còn nặng về giải quyết sự vụ, chưa chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện trọng tâm, trọng điểm, chưa xác định được các khâu then chốt để có biện pháp quản lý hiệu quả.

- Cịn vi phạm trong quản lý, sử dụng đất như việc sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất cơng....

- Kinh phí đầu tư cho việc lập quy hoạch sử dụng đất, đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký thống kê, chỉnh lý biến động đất đai, lập hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai chưa được đầu tư bảo đảm hoạt động.

- Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thi hành pháp luật, thi hành công vụ của công chức và cơ quan hành chính chưa chặt chẽ. Thiếu kiểm tra, đánh giá của cơ quan chuyên môn cấp trên.

- Cơng tác cán bộ cịn thiếu và yếu, đội ngũ cán bộ ngành tài nguyên mơi trường từ thành phố đến phường nhìn chung vẫn cịn yếu và thiếu so với u cầu; trình độ quản lý, năng lực chun mơn cịn hạn chế. Một số bộ phận cán bộ công chức năng lực, đạo đức chưa đáp ứng được nhu cầu cơng việc nhưng khó thay thế. Chế độ lương thưởng chưa thực sự là cơng cụ khuyến khích cơng chức nhiệt tình làm việc.

- Cơng tác tuyên truyền phổ biến pháp luật chưa tốt, pháp luật về đất đai chưa thật sự đi vào cuộc sống.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 2

Thực tế cho thấy, tiềm năng đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long là rất lớn. Đây là nguồn lực phục vụ đắc lực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Thời gian qua, công tác quản lý quy hoạch đất đai trên địa bàn thành phố Hạ Long đạt được một số thành quả nhất định trên các mặt như: Lập kế hoạch sử dụng đất; sử dụng đất; Quản lý quy hoạch; Thống kê, kiểm kê đất đai; Quản lý tài chính về đất đai và giá đất; Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong công tác quản lý quy hoạch đất đai trên địa bàn như: việc lập quy hoạch sử dụng đất chưa bám sát được nhu cầu thực tế xã hội dẫn đến hiệu quả sử dụng đất thấp; hồ sơ địa chính thiếu đồng bộ, cơng nghệ quản lý lạc hậu; việc thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cịn chưa đáp ứng hết nhu cầu của nhân dân, vấn đề giải quyết đơn thư khiếu nại, tranh chấp đất đai còn chưa dứt điểm Đây là những vấn đề cần giải quyết để công tác

QLQH về đất đai ở Hạ Long đi vào nền nếp, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hạ Long nói riêng, tỉnh Quảng Ninh nói chung.

CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QLQH ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý quy hoạch đất đai của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 71 - 76)