ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG ẢNH

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý quy hoạch đất đai của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

6. Kết cấu luận văn

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI CỦA THÀNH PHỐ HẠ LONG ẢNH

HẠ LONG ẢNH HƢỞNG TỚI QUẢN LÝ QUY HOẠCH ĐẤT ĐAI

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Thành phố Hạ Long là một trong 04 thành phố của tỉnh Quảng Ninh và là thủ phủ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, thương mại, dịch vụ của tỉnh Quảng Ninh với Vịnh Hạ Long, được Unesco nhiều lần công nhận là di sản thiên nhiên của thế giới. Hạ Long có vị trí chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Bắc Việt Nam, gần 2 đô thị lớn là Thủ đơ Hà Nội, thành phố Hải Phịng và tương đối gần biên giới Việt Nam - Trung Quốc.

Hình 2.1. Bản đồ địa chính Thành phố Hạ Long

Với vị trí gần các trung tâm dân cư lớn của khu vực phía Bắc như Hà Nội, Hải Phịng, cùng với 2 vùng phát triển chiến lược khác là Khu Kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Khu kinh tế Vân Đồn, đường bờ biển trải dài trên Vịnh Bắc Bộ, Hạ Long có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong quan hệ thương mại và đảm bảo quốc phòng an ninh; có điều kiện thuận lợi để

phát triển thành một trung tâm du lịch, đầu mối về công nghiệp, thương mại và giao thông vận tải dọc hành lang kinh tế ASEAN - Việt Nam - Trung Quốc. Thành phố Hạ Long được Thủ tướng Chính phủ cơng nhận là đô thị loại I theo Quyết định số 1838/QĐ-TTg ngày 10/10/2013.

Ngày 09/10/2013, ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành Quyết định số 2725/QĐ-UBND phê duyệt Quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2030, tầm nhìn ngoài năm 2050. Ngày 07/6/2019, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 702/QĐ-TTg về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050. Đến nay thành phố Hạ Long đã có những bước phát triển mạnh mẽ trên các mặt kinh tế - xã hội với tốc độ đơ thị hóa nhanh, bộ mặt đô thị, hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và dịch vụ đã có sự thay đổi nhanh chóng, đồng bộ và hiện đại.

Các dạng tài nguyên thiên nhiên chủ yếu

- Than: Hạ Long có một số tài nguyên khoáng sản khơng tái tạo. Trong đó,

than được sử dụng trong hơn 90% các phân ngành kinh tế sử dụng nguồn tài nguyên không tái tạo của Thành phố. Tổng trữ lượng than hiện nay ước tính khoảng 592 triệu tấn, trong đó 270 triệu tấn nằm ở vị trí thuận lợi cho khai thác, chiếm khoảng một nửa trữ lượng than có vị trí tốt của Việt Nam.

- Các nguồn khoáng sản khác: Đá vôi phần lớn nằm trên các đảo và dưới

dạng các nền đá mới với trữ lượng khoảng 1,3 tỷ tấn, phân bố chủ yếu ở địa bàn phường Hà Phong và phường Đại n. Ngồi ra, Hạ Long cịn có trữ lượng đất sét khoảng 41,5 triệu m3 phân bố chủ yếu ở phường Giếng Đáy và Hà Khẩu với chất lượng tốt dùng để sản xuất xi măng, gạch và ngói. Hạ Long cũng có nguồn đá sa thạch phân bố ở các vùng núi. Sản lượng các nguồn tài nguyên này chiếm khoảng dưới 5% tổng sản lượng tài nguyên không tái tạo.

- Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của Thành phố là 27,195 ha

(bao gồm 486 km2 diện tích bề mặt biển), trong đó 9.487,81 ha là đất nơng nghiệp (34,89%), 16.336,57 ha (60,07%) là đất phi nơng nghiệp. Diện tích đất chưa sử dụng là 1.370,65 ha (5,04%).

- Vịnh Hạ Long: Thành phố Hạ Long nằm dọc theo bờ vịnh Hạ Long. Bao

gồm 1.969 hòn đảo lớn, nhỏ với tổng diện tích 1.553 km2, kèm theo hệ thống hang động phức tạp và tuyệt đẹp, vịnh Hạ Long là nguồn tài nguyên du lịch độc đáo mang tầm vóc quốc tế. Biển và bờ biển: khu vực quanh đảo Tuần Châu có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là tôm, cá, ngọc trai, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hạ Long cịn có đường bờ biển dài hơn 50 km, là tiềm năng phục vụ phát triển ngành cảng biển. Hiện tại có 6 bãi biển đang hoạt động ở Hạ Long, trong đó bao gồm bãi tắm Bãi Cháy, Ti Tốp và Tuần Châu, ....

- Nƣớc ngọt: Các sơng chính chảy qua địa phận Thành phố gồm sông Diễn

Vọng, Vũ Oai, Man và Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long, riêng sơng Míp đổ vào hồ n Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu và Hà Phong.

- Rừng: Theo số liệu thống kê sử dụng đất vào ngày 01/01/2011, diện tích

rừng của Thành phố là 7.002,19 ha, chiếm 25,75% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, 1.678,74 ha rừng được sử dụng cho sản xuất, 5.025,97 ha là rừng phịng hộ.

2.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Thành phố Hạ Long liên tục tăng trưởng trong gần một thập kỷ qua. Giá trị sản xuất tăng gần gấp 3 lần từ năm 2015 đến năm 2020 với các ngành kinh tế trọng điểm là ngành Xây dựng, Cơng nghiệp khai khống, Chế biến thực phẩm, Vận tải, Bán buôn - bán lẻ và Du lịch. Vào năm 2019, các ngành kinh tế này chiếm gần 80% tổng giá trị sản xuất của thành phố Hạ Long. Tỷ lệ tăng trưởng bình quân hàng năm từ năm 2017 đến 2019 là 9,2%. Tỉ lệ này thấp hơn mức tăng của 5 năm giai đoạn trước đó (2010-2015) với tỉ lệ tăng trưởng bình qn hàng năm là 14,1%. Điều này là do điều kiện kinh tế vĩ mô không thuận lợi năm 2018 và 2019 đã ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, vốn là ngành kinh tế chủ đạo của Hạ Long. Mức độ ảnh hưởng được đánh giá là lớn hơn tại Hạ Long do mức độ phụ thuộc cao hơn vào ngành này của Thành phố.

Năm 2017: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, chỉ tiêu thu cân đối ngân sách tăng 37,1%, khách du lịch tăng 13%, doanh thu từ du lịch tăng 39%, thu phí tham quan Vịnh Hạ Long tăng 49,2% so với năm 2016; Nhiều dự án được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành, đồng thời cũng nhiều dự án quan trọng được khởi công.

Năm 2018: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra. Đặc biệt, chỉ tiêu thu cân đối ngân sách tăng 18,7%, khách du lịch tăng 25% so với năm 2017; diện mạo đô thị thành phố ngàng càng khang trang, sạch đẹp, nhiều cơng trình, dự án điểm nhấn hồn thành.

Năm 2019: Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt kế hoạch đề ra:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt trên 16,5%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, với tỷ trọng khu vực chiếm: Dịch vụ chiếm 57,6%; Công nghiệp - xây dựng 41,8%; Nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 0,6%. Tổng sản phẩm bình quân đầu người/năm: 9.909 USD.

- Thu ngân sách: Các chỉ tiêu thu nội địa trên địa bàn Thành phố ước thực hiện đạt 15.065 tỷ đồng, bằng 100% dự toán Tỉnh giao, bằng 96,9% KHTP, tăng 50,7% so cùng kỳ. Trong đó: Các chỉ tiêu do Thành phố thu (11 chỉ tiêu) thực hiện 4.755 tỷ đồng, bằng 100% dự toán Tỉnh giao, bằng 90,8% KHTP (hụt 482,8 tỷ đồng), tăng 14% so cùng kỳ.

- Tổng chi ngân sách: thực hiện 3.806 tỷ đồng, bằng 120,2% dự toán Tỉnh, bằng 111,1% kế hoạch Thành phố giao đầu năm, bằng 100% kế hoạch Thành phố sau điều chỉnh, tăng 12,8% so cùng kỳ. Tổng chi đầu tư phát triển và chi thường xuyên thực hiện 3.797 tỷ đồng, bằng 122,4% dự toán Tỉnh, bằng 113,4% KHTP giao đầu năm, bằng 100% KHTP sau điều chỉnh, tăng 36,8% so cùng kỳ.

2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Với vị trí là trung tâm của các hoạt động kinh tế, Hạ Long giữ vị trí quan trọng trong tỉnh về nguồn thu ngân sách, đóng góp một phần lớn cho ngân sách tỉnh và Trung ương. Về mặt phát triển kinh tế, xét trên tổng thể, thành phố Hạ Long đã có những tiến bộ. Về tăng trưởng chung, kết quả đạt được trong giai đoạn 2015 - 2020

nhìn chung phù hợp với mục tiêu đề ra, trong khi tăng trưởng giai đoạn 2018 - 2020 đã có phần chậm lại do tình hình kinh tế vĩ mơ thế giới, bị làm trầm trọng thêm do căng thẳng trong khu vực. Thành phố tiếp tục có bước tiến trong việc chuyển từ một nền kinh tế “nâu” sang “xanh” và vẫn dẫn đầu các thành phố, thị khác trong mảng này. Nhằm tiếp tục phát triển, Thành phố cần đầu tư đáng kể trong giai đoạn kế hoạch tiếp theo. Vì vậy, việc trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với cả các nhà đầu tư lớn và các DNVVN càng trở nên quan trọng hơn nữa đối với thành phố.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý quy hoạch đất đai của thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh (Trang 38 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)