Công cụ quản lý hoạt động kinh doanh điện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 28)

7. Kết cấu của luận văn

1.2. Quản lý hoạt động kinh doanh điện

1.2.3. Công cụ quản lý hoạt động kinh doanh điện

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay vai trò của điện năng vô cùng quan trọng đối với mọi mặt đời sống, kinh tế và xã hội; hoạt động kinh doanh, cung ứng và kinh doanh điện diễn ra hết sức năng động và phức tạp. Dù thế nào đi chăng nữa, sự quản lý cũng phải bảo đảm cho hoạt động phối điện có hệ thống phân cấp điều hành cao, ổn định; có sự cơng bằng và có tính định hướng rõ rệt. Do đó, các lãnh đạo ngành điện địa phương phải ban hành các điều lệ pháp chế; đồng thời đề ra các chính sách và dùng các cơng cụ này để quản lý hoạt động kinh doanh điện.

Thứ nhất, định mức về kinh tế, kỹ thuật:

Ngành điện địa phương xây dựng và sử dụng định mức kinh tế, kỹ thuật để quản lý chất lượng, khối lượng và tính ổn định của công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện trên địa bàn cấp tỉnh. Bao gồm: Bảo đảm là căn cứ tương đối chính xác để xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch, quản lý kinh tế, tài chính và quản lý kỹ thuật; Phù hợp với các điều kiện tổ chức - kỹ thuật của từng thời kỳ kế hoạch; Bảo đảm sự thống nhất giữa các loại định mức và phương pháp xây dựng định mức;

Thứ hai, công cụ về kinh tế:

Bên cạnh định mức về kinh tế, kỹ thuật chính là công cụ kinh tế, gồm các loại thuế phí đánh vào thu nhập từ các hoạt động cung ứng, kinh doanh, kinh doanh điện. Công cụ này sẽ khiến ngành điện có kế hoạch rõ ràng và hợp lý trong việc đảm bảo quản lý hoạt động kinh doanh điện theo tiêu chuẩn đối với các loại nhu cầu sử dụng điện năng quốc gia.

Thứ ba, công cụ về khen thưởng:

Ngành điện sử dụng chính sách đánh giả và đãi ngộ (khen thưởng, xử phạt) như một công cụ để quản lý nguồn nhân lực, thơng qua đó gián tiếp quản lý hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện theo đúng pháp chế, đúng quy định.

Thứ tư, cơng cụ về hành chính, pháp chế:

Căn cứ vào quy định pháp luật, ngành điện địa phương lập ra các quy định hành chính mang tính pháp chế bắt buột để quản lý nội bộ để thực hiện công tác quản lý, vừa là quy định, hướng dẫn cụ thể rõ ràng để các cá nhân, tập thể thực hiện theo.

Ngoài ra truyền thông cũng là công cụ quản lý hoạt động kinh doanh điện. Dựa vào truyền thông, cơ quan có thể tuyên truyền, hướng dẫn các cá nhân tập thể về tiêu chuẩn quản lý hoạt động kinh doanh điện, tầm quan trọng của việc đảm bảo kinh doanh điện trên thị trường, thông qua đó có thể kiểm sốt nhận thức của chủ thể và đối tượng quản lý.

1.2.4. Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh điện

Nguyên tắc quản lý hoạt động kinh doanh điện không phải do nhà nước hay một cơ quan nào đặt ra mà được hình thành trên cơ sở địi hỏi của tình hình thực tế

khách quan, bao gồm các nguyên tắc chỉ đạo, những tiêu chuẩn hành vi mà các cơ quan QLNN phải tuân thủ trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh điện.

Theo quan điểm hiện nay của Đảng ta, quản lý hoạt động kinh doanh điện có các nguyên tắc:

a) Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế

Một trong những nguyên tắc cơ bản của QLNN về kinh tế nói chung và quản lý hoạt động kinh doanh điện nói riêng là thống nhất quản lý lãnh đạo chính trị và kinh tế, đảm bảo sự quan hệ đúng đắn giữa kinh tế và chính trị, tạo động lực cho mọi chủ thể trong xã hội như các bộ phận nhà nước tham gia cung cấp điện và người tiêu dùng.

Điện là một mặt hàng thiết yếu đối với đời sống sản xuất và tiêu dùng, sinh hoạt. Trong quản lý cung cấp điện, mục tiêu phát triển của hoạt động kinh doanh luôn gắn liền với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, ổn định xã hội, nâng cao mức sống của người dân (mục tiêu chính trị - xã hội). Các chủ thể tham gia cung cấp điện phải thể hiện trách nhiệm xã hội và phải chia sẻ khó khăn với người tiêu dùng trong mỗi khoảng thời gian nhất định, không thể tập trung vào lợi nhuận bằng mọi giá, bất chấp khó khăn của người tiêu dùng. Các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển hoạt động kinh doanh điện phải luôn được xây dựng trên cơ sở chiến lược dài hạn, trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và hệ thống chính trị.

Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế khơng có nghĩa là đồng nhất chúng. Giữa chính trị và kinh tế có mối quan hệ mật thiết và tác động qua lại với nhau. Kinh tế phát triển bền vững là nền tảng cho nền chính trị ổn định và ngược lại, bất kỳ một vấn đề chính trị nào cũng có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới lĩnh vực kinh tế.

b) Quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa bàn

Trong hoạt động QLNN, quản lý theo ngành luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa bàn. Đây chính là sự phối hợp giữa quản lý theo chiều dọc của các Bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương các cấp theo sự phân

công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này là một nguyên tắc cơ bản trong quản lý nhà nước, nó mang tính cần thiết, khách quan. Theo nguyên tắc này, các đơn vị kinh doanh cung cấp điện chịu sự quản lý đồng thời của ngành điện (Bộ), đồng thời cũng phải cịu sự quản lý theo lãnh thổ của chính quyền địa phương (Tỉnh, Thành phố) trong một số nội dung theo chế độ quy định. Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý hoạt động kinh doanh điện theo ngành và theo lãnh thổ phải được phối hợp, gắn bó với nhau trên tất cả mọi lĩnh vực, có trách nhiệm chung trong việc hoàn thành kế hoạch của ngành cũng như của lãnh thổ, đảm bảo hài hịa lợi ích của các bên theo quy định của pháp luật. Phải có sự phân cơng quản lý rành mạch cho các cơ quan quản lý theo ngành và theo lãnh thổ, khơng trùng lặp và bỏ sót chức năng nhiệm vụ, quyền hạn. Các cơ quan QLNN theo mỗi chiều đều phải thực hiện chức năng nhiệm vụ theo quy định cụ thể và phải có sự trao đổi, tiếp thu góp ý của bên kia.

c) Ngun tắc cơng khai, minh bạch

Tổ chức hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện phải được công khai, minh bạch cho nhân dân biết trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các văn bản quản lý hoạt động kinh doanh điện sau khi được xây dựng và ban hành đều phải được phổ biến, công báo rộng rãi đến các đối tượng liên qaun để nắm rõ và tuân thủ nghiêm minh. Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý cũng phải nhạy cảm, chú ý đến dư luận xã hội để từ đó điều chỉnh kịp thời các quyết định QLNN về hoạt động hoạt động kinh doanh điện, đảm bảo phù hợp với thực tế, hài hịa lợi ích giữa 3 bên: Nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng.

d) Nguyên tắc tập trung dân chủ

“Tập trung dân chủ là nguyên tắc quan trọng nhất chỉ đạo mọi hoạt động tổ chức, sinh hoạt nội bộ và phong cách làm việc của bộ máy nhà nước” (Mai Văn

Bưu, Phan Kim Chiến, 2012). Hoạt động hoạt động kinh doanh điện diễn ra trên phạm vi cả nước và đối với tất cả các địa phương do đó cần thiết phải vằ có sự chỉ đạo tập trung thống nhất; cùng với đó phải mở rộng quyền dân chủ, tự quyết định, tự chịu trách nhiệm của địa phương. Trong hoạt động hoạt động kinh doanh điện,

nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện trong việc Chính phủ thống nhất quản lý hoạt động kinh doanh điện, đồng thời, Chính phủ giao quyền hạn và trách nhiệm cho Bộ Cơng thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh điện.

e) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm

Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính, hiệu quả, tiết kiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh điện là phải đạt được kết quả cao nhất của hoạt động trong phạm vi có thể được. Để thực hiện được nguyên tắc này thì Nhà nước cần phải có đường lối, chiến lược cung cấp điện đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan; xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về cung cấp điện chuẩn xác để thực hiện đạt hiệu quả cao; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình đầu tư, phát triển ngành điện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong hoạt động cung cấp điện. Các quyết định của Nhà nước cần đảm bảo sự hài hịa giữa nhiều mục tiêu: mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội; mục tiêu dài hạn, ngắn hạn; mục tiêu tập thể, cá nhân và phải đảm bảo đưa được các quyết định vào đời sống thực.

1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện doanh điện

1.3.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước a) Nhóm yếu tố khách quan a) Nhóm yếu tố khách quan

Thứ nhất, công tác xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn về hoạt động

kinh doanh điện.

Trong quá trình quản lý, các cơ quan QLNN thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về hoạt động kinh doanh điện. Đó là hệ thống luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư của các Bộ, ngành. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật với các văn bản nêu trên thường không bao quát được đầy đủ các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, hay nói cách khác, hệ thống pháp luật thì ở trạng thái “tĩnh” mà thực tế thì lại ln vận

động, do đó, cần thiết phải có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý để việc áp dụng pháp luật được phù hợp với mọi tình huống cụ thể. Lúc đó, các cơ quan sẽ phải có các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật sao cho vừa linh hoạt phù hợp với thực tế, vừa không trái với các quy định của pháp luật có liên quan. Chính vì vậy, có thể nói, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về hoạt động kinh doanh điện là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện. Yếu tố này địi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, để hoạt động hoạt động kinh doanh điện mang lại hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai, năng lực của chủ thể hoạch định và thực thi chính sách pháp luật.

Năng lực của chủ thể hoạch định và thực thi chính sách pháp luật thể hiện qua năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện. Đây là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh điện. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh điện. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý về hoạt động kinh doanh điện trước hết phải có tư duy logic, khoa học, có kinh nghiệm thực tiễn, có am hiểu sâu về xây dựng văn bản pháp luật. Thực tế cho thấy, có rất nhiều văn bản vừa được xây dựng thì đã có bất cập, vướng mắc hoặc không khả thi trong tổ chức thực hiện. Điều này một phần là do đội ngũ cán bộ cơng chức năng lực cịn hạn chế, trong quá trình thực hiện cơng vụ cịn quan liêu, khơng chịu va chạm thực tế nên chính sách khơng đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, một bộ phận khơng ít cán bộ trong q trình thực hiện nhiệm vụ không chịu nghiên cứu kỹ cơ chế chính sách dẫn đến làm sai lệch mục tiêu ban đầu của chính sách.

Như vậy, năng lực của các cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện.

Thứ ba, bộ máy tổ chức và sự phối hợp của các cơ quan quản lý các cấp. Bộ

máy tổ chức là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai hoạt động kinh doanh điện có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

b) Nhóm yếu tố chủ quan

Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện, bao gồm một số nhân tố chủ yếu sau đây:

Thứ nhất, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện.

Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định tới uy tín và chất lượng dịch vụ khách hàng sử dụng điện tại doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện. Bởi vì, dịch vụ điện là hoạt động mang tính phục vụ cộng đồng, nếu như chỉ hoạt động mang tính chất thụ động, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, khơng có định hướng một cách cụ thể và có chiến lược hoạt động của mình thì doanh nghiệp khơng thể nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ điện .

Thứ hai, yếu tố mơ hình tổ chức. Xuất phát từ đối tượng khách hàng chính của

doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện là các tầng lớp dân cư, phân bố rộng khắp trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bán điện đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực công nghiệp và thành thị cho nên việc thiết lập mơ hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện cũng phải thích ứng với điều kiện này. Do đó, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bán điện phải có các đơn vị đại diện trực thuộc của mình trên địa bàn tất cả các Thành phố, Thị xã, huyện. Đồng thời phải bố trí bộ máy tổ chức, quản lý đồng bộ, chặt chẽ, để có thể kiểm sốt được mọi hoạt động của đơn vị cơ sở theo đúng quy định của pháp luật về điện lực.

Thứ ba, yếu tố về cơ sở vật chất (cơ sở hạ tầng). Cơ sở vật chất, kết cấu hạ

tầng lưới điện và trạm điện cho hoạt động được hoàn thiện, sẽ tạo tiền đề để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ vận hành lưới điện an tồn cũng rất khó, chưa nói đến việc nâng cao chất lượng điện năng, nâng cao chất lượng dịch vụ điện và không thể tạo điều kiện để cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Và như vậy cũng khơng thể có đủ điều kiện để tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng.

Thứ tư, yếu tố con người. Đó là phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, phong

cách làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh bán điện. Khách hàng là mọi tầng lớp dân cư, nên trong nhãn quan của khách hàng, thì hoạt động kinh doanh điện phản ánh rõ nét hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện nói riêng và của ngành điện lực nói chung, bởi vì chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh bán điện mới là đơn vị tiếp xúc với người tiêu dùng điện năng cuối cùng trong chuỗi hoạt động của ngành điện. Do vậy phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động kinh doanh điện và hình ảnh của ngành điện.

1.3.2. Các yếu tố về thị trường tiêu thụ, sử dụng điện a) Nhu cầu về điện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)