7. Kết cấu của luận văn
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện
cho Bộ Cơng thương chịu trách nhiệm trước Chính phủ trong việc chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thực hiện quản lý hoạt động kinh doanh điện.
e) Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả, tiết kiệm
Yêu cầu của nguyên tắc đảm bảo tính, hiệu quả, tiết kiệm trong quản lý hoạt động kinh doanh điện là phải đạt được kết quả cao nhất của hoạt động trong phạm vi có thể được. Để thực hiện được nguyên tắc này thì Nhà nước cần phải có đường lối, chiến lược cung cấp điện đúng đắn, phù hợp với đòi hỏi của các quy luật khách quan; xây dựng và thực hiện các quy hoạch và kế hoạch về cung cấp điện chuẩn xác để thực hiện đạt hiệu quả cao; kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình đầu tư, phát triển ngành điện, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm trong hoạt động cung cấp điện. Các quyết định của Nhà nước cần đảm bảo sự hài hòa giữa nhiều mục tiêu: mục tiêu kinh tế, chính trị, xã hội; mục tiêu dài hạn, ngắn hạn; mục tiêu tập thể, cá nhân và phải đảm bảo đưa được các quyết định vào đời sống thực.
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện doanh điện
1.3.1. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý nhà nước a) Nhóm yếu tố khách quan a) Nhóm yếu tố khách quan
Thứ nhất, công tác xây dựng, ban hành các quy định hướng dẫn về hoạt động
kinh doanh điện.
Trong quá trình quản lý, các cơ quan QLNN thực hiện nhiệm vụ ban hành văn bản, quy định hướng dẫn về hoạt động kinh doanh điện. Đó là hệ thống luật, nghị định, quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thơng tư của các Bộ, ngành. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, hệ thống pháp luật với các văn bản nêu trên thường không bao quát được đầy đủ các vấn đề phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện, hay nói cách khác, hệ thống pháp luật thì ở trạng thái “tĩnh” mà thực tế thì lại ln vận
động, do đó, cần thiết phải có sự vào cuộc của các cơ quan quản lý để việc áp dụng pháp luật được phù hợp với mọi tình huống cụ thể. Lúc đó, các cơ quan sẽ phải có các văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật sao cho vừa linh hoạt phù hợp với thực tế, vừa không trái với các quy định của pháp luật có liên quan. Chính vì vậy, có thể nói, việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về hoạt động kinh doanh điện là một yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện. Yếu tố này địi hỏi phải có tính chính xác và tính kịp thời, để hoạt động hoạt động kinh doanh điện mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thứ hai, năng lực của chủ thể hoạch định và thực thi chính sách pháp luật.
Năng lực của chủ thể hoạch định và thực thi chính sách pháp luật thể hiện qua năng lực của đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện. Đây là những người trực tiếp tham gia xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh điện. Năng lực, trình độ của các cán bộ là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng các văn bản pháp luật về hoạt động kinh doanh điện. Do đó, đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quản lý về hoạt động kinh doanh điện trước hết phải có tư duy logic, khoa học, có kinh nghiệm thực tiễn, có am hiểu sâu về xây dựng văn bản pháp luật. Thực tế cho thấy, có rất nhiều văn bản vừa được xây dựng thì đã có bất cập, vướng mắc hoặc không khả thi trong tổ chức thực hiện. Điều này một phần là do đội ngũ cán bộ cơng chức năng lực cịn hạn chế, trong q trình thực hiện cơng vụ cịn quan liêu, khơng chịu va chạm thực tế nên chính sách khơng đi vào cuộc sống. Bên cạnh đó, một bộ phận khơng ít cán bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ không chịu nghiên cứu kỹ cơ chế chính sách dẫn đến làm sai lệch mục tiêu ban đầu của chính sách.
Như vậy, năng lực của các cán bộ, công chức là yếu tố quan trọng góp phần mang lại hiệu quả cho công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện.
Thứ ba, bộ máy tổ chức và sự phối hợp của các cơ quan quản lý các cấp. Bộ
máy tổ chức là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến công tác QLNN về hoạt động kinh doanh điện. Việc tổ chức tốt một bộ máy triển khai hoạt động kinh doanh điện có tính quyết định đến việc thực thi và hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
b) Nhóm yếu tố chủ quan
Đây là những nhân tố thuộc về nội tại của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện, bao gồm một số nhân tố chủ yếu sau đây:
Thứ nhất, chiến lược hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện.
Đây là yếu tố ảnh hưởng có tính quyết định tới uy tín và chất lượng dịch vụ khách hàng sử dụng điện tại doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện. Bởi vì, dịch vụ điện là hoạt động mang tính phục vụ cộng đồng, nếu như chỉ hoạt động mang tính chất thụ động, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, khơng có định hướng một cách cụ thể và có chiến lược hoạt động của mình thì doanh nghiệp khơng thể nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ điện .
Thứ hai, yếu tố mơ hình tổ chức. Xuất phát từ đối tượng khách hàng chính của
doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện là các tầng lớp dân cư, phân bố rộng khắp trên địa bàn thuộc phạm vi hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh bán điện đặc biệt là ở các vùng sâu, vùng xa, khu vực công nghiệp và thành thị cho nên việc thiết lập mô hình tổ chức hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện cũng phải thích ứng với điều kiện này. Do đó, yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh bán điện phải có các đơn vị đại diện trực thuộc của mình trên địa bàn tất cả các Thành phố, Thị xã, huyện. Đồng thời phải bố trí bộ máy tổ chức, quản lý đồng bộ, chặt chẽ, để có thể kiểm soát được mọi hoạt động của đơn vị cơ sở theo đúng quy định của pháp luật về điện lực.
Thứ ba, yếu tố về cơ sở vật chất (cơ sở hạ tầng). Cơ sở vật chất, kết cấu hạ
tầng lưới điện và trạm điện cho hoạt động được hoàn thiện, sẽ tạo tiền đề để phục vụ khách hàng tốt hơn. Nếu cơ sở vật chất, trang thiết bị thiếu thốn, thì ngay bản thân việc thực hiện nhiệm vụ vận hành lưới điện an tồn cũng rất khó, chưa nói đến việc nâng cao chất lượng điện năng, nâng cao chất lượng dịch vụ điện và không thể tạo điều kiện để cán bộ nhân viên thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Và như vậy cũng khơng thể có đủ điều kiện để tăng hiệu quả hoạt động, tăng uy tín đối với khách hàng.
Thứ tư, yếu tố con người. Đó là phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, phong
cách làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp kinh doanh bán điện. Khách hàng là mọi tầng lớp dân cư, nên trong nhãn quan của khách hàng, thì hoạt động kinh doanh điện phản ánh rõ nét hình ảnh của doanh nghiệp kinh doanh phân phối điện nói riêng và của ngành điện lực nói chung, bởi vì chỉ có các doanh nghiệp kinh doanh bán điện mới là đơn vị tiếp xúc với người tiêu dùng điện năng cuối cùng trong chuỗi hoạt động của ngành điện. Do vậy phẩm chất đạo đức, trình độ chun mơn, phong cách phục vụ của cán bộ, nhân viên có ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động kinh doanh điện và hình ảnh của ngành điện.
1.3.2. Các yếu tố về thị trường tiêu thụ, sử dụng điện a) Nhu cầu về điện a) Nhu cầu về điện
Ngày nay, có rất nhiều nguồn năng lượng để phục vụ cho sản xuất, thương mại, dịch vụ và dân sinh như than đá, khí, dầu... Tuy nhiên, chiếm thị phần lớn vẫn là năng lượng điện. Sử dụng điện sạch sẽ, an tồn, ít rủi ro, cháy nổ, tiện lợi và tiết kiệm hơn các loại năng lượng khác. Vì vậy, nếu không đảm bảo cung cấp đầy đủ, hợp lý (điện rất khó dự trữ) cho nhu cầu tiêu thụ, tiêu dùng sẽ có tác động rất lớn đến nền kinh tế cũng như ảnh hưởng đến xã hôi.
Nhu cầu tiêu dùng điện ở Việt Nam có xu hướng tăng cao và tăng nhanh do dụng cụ, thiết bị, ... sử dụng nguồn năng lượng điện hiện rất phổ biến, giá thành hợp lý, sử dụng được cho hầu hết rất nhiều dụng cụ gia dụng cũng như trong sản xuất công, nông nghiệp, ...
Nhu cầu về điện ảnh hưởng gián tiếp đến quản lý hoạt động kinh doanh điện của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp. Đây là một động lực thúc đẩy các cơ quan QLNN hoàn thiện các văn bản, chính sách về hoạt động kinh doanh điện. Nhu cầu sử dụng điện càng cao, lượng hàng hóa, nhân lực tham gia vào ngành điện ngày càng nhiều, các vấn đề liên quan đến quản lý chất lượng, số lượng, quản lý các hành vi vi phạm pháp luật, phịng cháy, bảo vệ mơi trường... càng cần phải được chú tâm hơn.
b) Khách hàng
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khách hàng là một yếu tố có ảnh hưởng
quyết định đến tình hình tiêu thụ sản phẩm hàng hố. Họ có thể lựa chọn mua bất kỳ sản phẩm nào mà họ thích, họ khơng bị phụ thuộc vào sự hạn chế của các chủng loại mặt hàng như trước đây. Do vậy số lượng sản phẩm tiêu thụ được nhiều hay ít phụ thuộc rất nhiều vào số lượng khách và nhu cầu của họ
c) Yếu tố về nguồn cung về điện
Ở Việt Nam hiện nay, điện được cung cấp từ cả nguồn trong nước và nguồn nhập khẩu, trong đó nguồn trong nước là chủ yếu. Số lượng doanh nghiệp tham gia sản xuất, cung cấp điện là tương đối lớn, phân bố ở nhiều địa bàn, sản xuất theo nhiều phương thức: thủy điện, điện gió, nhiệt điện... Vì thế, việc quản lý các doanh nghiệp này trong hoạt động kinh doanh điện là vấn đề không hề đơn giản.
d) Các yếu tố thuộc khâu tổ chức tiêu thụ, giá bán điện
Sau khi đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của khách hàng về số lượng và chất lượng, công tác tiêu thụ sản phẩm cũng đóng vai trị đẩy mạnh trong công việc tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp.
1.3.3. Các yếu tố liên quan đến đối tượng quản lý
Hoạt động cung cấp điện có đối tượng quản lý nên thực trạng vận hành, phát triển của nó cũng sẽ ảnh hưởng đến việc ban hành và triển khai các chính sách quản lý của nhà nước. Quy mơ và trình độ phát triển của hoạt động kinh doanh điện vừa là xuất phát điểm để xây dựng các chính sách QLNN, vừa ảnh hưởng đến mục tiêu và định hướng chiến lược phát triển hoạt động kinh doanh điện của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định.
Bên cạnh đó, ý thức của người tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh điện cũng có tác động khơng nhỏ đến hiệu quả của công tác này. Nếu người tổ chức thực hiện nhận thức được đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động kinh doanh điện và triển khai nó một cách chính xác, đúng quy trình thì sẽ giúp mang lại hiệu quả như mong đợi, cịn ngược lại sẽ khơng hiệu quả, dễ gây tình trạng đầu tư dàn trải, phân bổ máy móc, trang thiết bị hoạt động kinh doanh điện khơng hợp lý, có thể dẫn đến tình trạng thất thốt, lãng phí nguồn lực đầu tư cho hoạt động kinh doanh điện.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỆN TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC HÀ NAM
2.1. Tổng quan về Công ty Điện lực Hà Nam và tình hình hoạt động kinh doanh điện tại Cơng ty Điện lực tỉnh