7. Kết cấu của luận văn
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh điện tại Cơng ty Điện lực Hà Nam
Kết quả một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2017-2019 được thể hiện như sau: (Xem bảng 2.1)
Bảng 2.1 Kết quả một số chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2017-2019
Chỉ tiêu Đơn vị
tính Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Điện Đầu nguồn Tr.kwh 2486.7 2975.6 3778.9
Điện thương phẩm Tr.kwh 2384.7 2872 3140.1 Tỷ lệ tổn thất % 5.96 5.38 3.39 Giá bán bình quân đ/kwh 1551.8 1600.3 1707.31 Doanh thu Tỷ đồng 3700 4596 5336 Giá vốn Đồng 3,567,920,725,920 4,407,564,691,337 5,185,915,775,755 LN trước thuế Đồng 42,590,334,389 46,149,261,844 16,851,309,913 Thuế TNDN Đồng 1,465,577,134 432,291,038 249,554,272 LN sau thuế Đồng 41,124,757,255 45,716,970,806 16,601,755,641 (Ng̀n phịng TCKT)
Bảng 2.1, cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2017-2019, điện đầu nguồn và điện thương phẩm đều tăng, lợi nhuận sau thuế
năm 2018 tăng so với năm 2017, tuy nhiên năm 2019 do giá vốn bỏ ra qua cao khiên cho lợi nhuận sau thuế giảm mạnh.
Khách hàng tiêu thụ điện tại công ty Điện lực Hà Nam được chia thành 5 loại đối tượng khách hàng đó là: Nhóm khách hàng nơng nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; nhóm khách hàng cơng nghiệp, xây dựng; nhóm khách hàng thương mại, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ; nhóm tiêu dùng dân cư; nhóm khác (những hoạt động của nền kinh tế quốc dân chưa tính vào nhóm ngành nghề trên). Tính đến hết tháng 12/2019, Cơng ty bán điện trực tiếp cho 298.948 khách hàng sử dụng điện.
Thời gian gần đây, việc triển khai quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam có nhiều biến động, phát sinh có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động hoạt động kinh doanh điện như:
- Các khu công nghiệp Đồng Văn I, II, III trên địa bàn huyện Duy Tiên có tốc độ phát triển rất mạnh mẽ đòi hỏi trong quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016-2025, có xét đến năm 2035 phải đảm bảo đến năm 2020 các khu công nghiệp này được cấp điện từ các trạm biến áp 110kV Đồng Văn (2x63MVA), Đồng Văn 2 (63MVA), Đồng Văn 3 (63MVA).
- Hiện nay trạm 110kV Phủ Lý công suất 2x40MVA cấp điện cho lưới điện khu vực Thành phố Phủ Lý thường xuyên vận hành trong tình trạng đầy tải khoảng từ 80-85%, có nhiều thời điểm còn vận hành quá tải lên đến 110%, trong khi đó trạm 110kV Thạch Tổ cơng suất 25MVA đang mang tải khoảng 56%, hỗ trợ cấp điện cho trạm 110kV Phủ Lý không đáng kể. Với việc xây dựng các cơ sở tiêu thụ điện lớn như Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, trung tâm y tế chất lượng cao, ... và nhiều các cơ sở khác khu vực dọc tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hà Nam làm tăng cao phụ tải khu vực thành phố Phủ Lý. Vì vậy trong thời gian tới cần thiết nâng công suất trạm 110kV Phủ Lý.
- Công ty cổ phần Xi măng Thành Thắng hiện đang vận hành có cơng suất 3 triệu tấn/năm và sử dụng nguồn cung cấp điện từ trạm 110kV XM Thành Thắng
công suất (45+12,5) MVA. Hiện Công ty đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung dây chuyền 3 công suất 2,3 triệu tấn/năm, do đó đề xuất đầu tư xây dựng mới trạm 110kV XM Thành Thắng 2 công suất 2x32MVA.
- Hàng loạt khu công nghiệp tại công ty Điện lực Hà Nam được thay đổi mục tiêu phát triển cũng đòi hỏi kéo theo sự cần thiết phải phát triển hoạt động hoạt động kinh doanh điện như: Khu cơng nghiệp Đồng Văn I hiện có quy mơ 221ha, dự kiến mở rộng thêm 162ha, Khu công nghiệp huyện Thanh Liêm đang đẩy nhanh tiến độ quy hoạch quy mô 293 ha.
Để đáp ứng nhu cầu phụ tải cho các khu công nghiệp và nâng cao độ tin cậy, giảm tải cho các tuyến đường dây 110kV cấp điện cho các khu công nghiệp Đồng Văn I, II, III phải đẩy sớm tiến độ đi vào vận hành sớm xây dựng trạm biến áp 220kV Đồng Văn.
Những điều kiện về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, nhu cầu về chính trị văn hóa, xã hội, kinh tế và đời sống của người dân tỉnh Hà Nam tạo ra những tiền đề vừa thuận lợi song cũng tiềm ẩn rất nhiều khó khăn cho hoạt động hoạt động kinh doanh điện trên địa bàn Tỉnh. Việc quản lý và đảm bảo cung cấp điện đầy đủ, ổn định, đóng góp thiết thực cho mục tiêu phát triển kinh tế bền vững của Hà Nam với tốc độ phát triển cao như đã đề ra, đồng thời để chuẩn bị từng bước tiến tới thị trường điện cạnh tranh là nhiệm vụ chủ yếu của hoạt động QLNN về hoạt động kinh doanh điện trên địa bàn Tỉnh thời gian tới.
Điện lực tỉnh Hà Nam trực tiếp nhận điện từ hệ thống điện Miền Bắc kết nối với hệ thống truyền tải điện quốc gia và khơng có hệ thống dự phịng riêng.
Trong những năm gần đây khi tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến phức tạp, giá nguyên liệu đầu vào và nhiều loại vật tư trên thị trường biến động thất thường, sự suy yếu của thị trường tài chính, tình hình lạm phát chưa ổn định, giá than và nguyên nhiên vật liệu tăng cao, thu xếp vốn đầu tư xây dựng khó khăn. Cùng với diễn biến thời tiết khắc nghiệt bất thường, nắng nóng và khơ hạn xảy ra trên diện rộng, dẫn đến nhu cầu dùng điện tăng cao, trong khi
nguồn điện cung cấp không ổn định, thiếu hụt công suất đã xảy ra tình trạng cắt điện xa thải phụ tải, quá tải cục bộ, chất lượng điện năng không đảm bảo gây mất điện tại một số khu vực làm ảnh hưởng đến uy tín và năng lực quản lý chất lượng dịch vụ cung ứng điện của công ty. Tuy nhiên, thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao là đảm bảo quản lý vận hành cung ứng điện liên tục, an toàn, ổn định với chất lượng cao phục vụ các hoạt động chính trị, an ninh, văn hoá, ngoại giao, phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Hà Nam. Trong những năm qua, công ty đã tập trung các giải pháp đảm bảo cung ứng điện, phát triển khách hàng chiếm lĩnh thị trường. Công ty điện lực Hà Nam luôn xác định khách hàng là động lực thúc đẩy, là người bạn đồng hành của mình, có chiến lược kinh doanh hướng tới khách hàng và mục tiêu hành động: "Luôn đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện của mọi khách hàng với chất lượng ngày càng cao và dịch vụ ngày càng tốt hơn" đã đem lại thành công cho công ty trong mọi mặt hoạt động, thông qua các khâu quản lý trước, trong và sau bán hàng.
Năm 2019 Công ty Điện lực Hà Nam thực hiện cung cấp 1.239,52 triệu kWh điện thương phẩm, đạt 105,9% kế hoạch được giao và tăng so với thực hiện năm 2018 là 22,54%, trong đó:
- Cung cấp cho hoạt động nông, lâm nghiệp, thuỷ sản: 18,47 triệu kWh, tăng so với năm 2018 là 30,35%,
- Cung cấp cho công nghiệp xây dựng: 825,65 triệu kWh, tăng so với năm 2018 là 26,27%,
- Cung cấp cho hoạt động thương mại dịch vụ: 12,76 triệu kWh, tăng so với năm 2018 là 34,60%,
- Cung cấp cho tiêu dùng: 361,04 triệu kWh, tăng so với với năm 2018 là 14,87%,
- Cung cấp cho các hoạt động khác: 21,60 triệu kWh, tăng so với với năm 2018 là 9,48%.
Sản lượng tiết kiệm điện là: 18,3 triệu kWh chiếm tỷ lệ: 1,48%.
Kết quả thực hiện giá bán bình quân năm 2019 là 1.561,12 tăng so với kế hoạch giao 18,94 đồng/kWh và tăng so với năm 2018 là 123,74 đồng/kWh (tính cả
thay đổi giá bán điện ngày 16/3/2019).
Kết quả thực hiện các chỉ tiêu tổn thất điện năng tồn cơng ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2017 - 2019 được tập hợp trong bảng 2.2 dưới đây:
Bảng 2.2. Bảng thống kê tổn thất điện năng tại Hà Nam giai đoạn 2017- 2019
TT Chỉ tiêu ĐVT Năm
2017 2018 2019
1 Điện đầu nguồn Tr.kWh 973,86 1.107,05 1.339,0 2 Điện thương phẩm Tr.kWh 886,84 1.011,56 1.239,5
3
Tỷ lệ tổn thất % 8,93 8,18 7,37 KH giao % 9,0 8,25 7,45 So sánh (+,-) -0,07 -0,07 -0,08 (Nguồn: Công ty điện lực Hà Nam)