Hồn thiện cơng tác quản lý sử dụng điện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động

3.2.4. Hồn thiện cơng tác quản lý sử dụng điện

Nhu cầu sử dụng điện có đặc điểm là thay đổi đáng kể giữa lúc cao điểm và thấp điểm, giữa mùa hè và mùa đơng, gây khó khăn rất lớn cho công tác bảo dưỡng, xác định phương thức tối ưu để quản lý vận hành hệ thống. Lúc cao điểm thì nguồn điện thiếu, các đường dây và trạm đều quá tải. Ngược lại vào những lúc thấp điểm thì cơng suất khơng được sử dụng hết, gây lãng phí nghiêm trọng. Vì cơng suất phát ra mà khơng có người tiêu thụ thì ngành điện khơng thu được tiền, dẫn đến doanh thu giảm, lợi nhuận giảm. Chính vì vậy, quản lý sử dụng điện là một trong những yếu tố quan trọng, mang ý nghĩa quyết định hiệu quả của QLNN dđối ới hoạt động hoạt động kinh doanh điện.

Trên thực tế, công suất tiêu thụ điện tại Hà Nam vào giờ cao điểm (khoảng từ 18 - 20 giờ hàng ngày) cao hơn công suất tiêu thụ vào giờ thấp điểm (từ 2 - 3 giờ) tới 65% - 70%. Ngồi ra, q trình sản xuất và phân phối điện năng từ nơi sản xuất tới nơi tiêu dùng phải thông qua một hệ thống rất rộng lưới điện truyền tải, phân phối, ... và trong quá trình này ln ln có một lượng điện năng bị tiêu hao, lượng điện tiêu hao này gọi là tổn thất kỹ thuật và trong sử dụng ta vẫn coi là mất đi một cách vơ ích trên đường truyền dẫn. Nhưng thực chất đây chính là lượng điện cần thiết để "vận chuyển" hàng hoá điện năng từ nơi sản xuất (nhà máy điện) đến nơi sử dụng (khách hàng). Tổn thất điện năng kỹ thuật tương tự như sự tiêu hao tự nhiên của các hàng hoá khác trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tổn thất điện năng kỹ thuật bao gồm: tổn thất điện năng trên đường dây tải điện, trên đường dây phân phối điện, tổn thất điện năng trong các máy biến áp, tổn thất điện năng do chế độ vận hành, ... Tổn thất kỹ thuật là khách quan và không tránh khỏi trong quá trình cung ứng điện. Nó là một nhân tố ảnh hưởng lớn đến chi phí và do đó ảnh hưởng tới lợi nhuận, thu nhập,... trong quá trình sản xuất kinh doanh điện năng và là một yếu tố cần xem xét trong hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện. Có thể can thiệp để giảm thấp tổn thất điện năng kỹ thuật bằng cách đầu tư cho các giải pháp kỹ thuật,

cơng nghệ hiện đại.

Ngồi tổn thất điện năng kỹ thuật, cịn có tổn thất điện năng phi kỹ thuật, gọi là tổn thất thương mại. Đó là những mất mát trong khâu tổ chức quản lý, tổ chức bán điện làm cho lượng điện năng bán ra được (điện thương phẩm) ít hơn lượng điện năng mua vào (sản xuất ra hoặc mua vào ở đầu nguồn). Loại tổn thất này liên quan rất lớn đến công tác quản lý. Việc sắp xếp mơ hình hợp lý và có những biện pháp quản lý chặt chẽ, sử dụng tin học trong quản lý có các chương trình phần mềm ứng dụng sẽ có thể làm giảm đáng kể dạng tổn thất này. Việc phân phối thù lao lao động và thu nhập cho quản trị viên đúng với khả năng và năng lực cống hiến của họ sẽ tạo ra động lực mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý, góp phần tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, cần thường xuyên giáo dục cho đội ngũ cán bộ coi chiến lược hướng tới khách hàng là chiến lược trọng tâm trong điều kiện môi trường đã xuất hiện những yếu tố mang tính cạnh tranh, xoá bỏ thị trường kinh doanh hàng hoá độc quyền.

Việc quản lý, vận hành một hệ thống điện đòi hỏi phải theo quy trình, quy phạm nghiêm ngặt và mang tính hệ thống cao và cũng chính vì vậy mà tổ chức mơ hình sản xuất kinh doanh không hợp lý sẽ làm tăng chi phí trong giá thành điện năng và sinh ra những tổn thất điện năng phi kỹ thuật trong mọi khâu từ sản xuất truyền tải, phân phối đến bán điện (từ máy phát điện đến tận chiếc công tơ để bán điện cho khách hàng). Thậm chí nhiều khi tổn thất điện năng phi kỹ thuật còn lớn hơn tổn thất điện năng kỹ thuật nhiều lần.

Điện năng là một loại hàng hố đặc biệt, nó đặc biệt ở chỗ tuy là sản phẩm của lao động nhưng điện năng không thể dự trữ được, không thể cất trữ trong kho để dùng dần được như các loại hàng hố khác. Q trình sản xuất và tiêu dùng điện năng diễn ra đồng thời, khi tiêu dùng, điện năng chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác: nhiệt năng, cơ năng, quang năng, ... để thoả mãn nhu cầu cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã hội. Điện năng còn là đầu vào của tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác. Tuy nhiên, con người có thể can thiệp bằng các biện pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng kỹ thuật xuống mức phù hợp với tính tốn

lý thuyết. Để thị trường hoá hoạt động cung cấp điện và giảm tổn thất điện năng kỹ thuật, Công ty Điện lực tỉnh Hà Nam cần phải đầu tư hiện đại hoá thật nhanh hệ thống truyền tải điện. Chủ trương này nếu thực hiện thành cơng thì tính ổn định, an tồn, liên tục trong cung ứng điện sẽ cao, chất lượng điện năng sẽ tốt, điện năng thất thốt sẽ ít và khối lượng công việc quản lý sẽ giảm do không phải xử lý các sự cố xảy ra đột xuất. Ngược lại nếu hệ thống điện lạc hậu, hay sự cố, mất điện nhiều, khối lượng công việc quản lý sẽ tăng lên. Hiện đại hoá hệ thống truyền tải điện ngoài yếu tố vốn cịn địi hỏi trình độ quản trị viên, cơng nhân cao vì ngành điện là một ngành địi hỏi kỹ thuật cao.

Để tăng cường quản lý sử dụng điện, trong thời gian tới Công ty Điện lực Hà Nam cần tập trung quản lý thất thoát điện năng bằng việc quản lý tốt các hợp đồng mua bán điện; trong đó lưu ý tổ chức phân phối hợp lý nhu cầu của các đối tượng tiêu dùng, phân phối hợp lý cung cấp điện trong những thời khẳ cao/thấp đểm; tuyên truyền vận động sử dụng điện hợp lý trong giờ cao điểm, ưu tiên dành điện cho các nhu cầu sản xuất, nhu cầu đặc biệt, hạn chế tiêu dùng bừa bãi, lãng phí.

3.2.5. Hồn thiện cơng tác kiểm tra, thanh tra, giám sát đối với hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện

Hệ thống thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam cần phải được xây dựng với tư cách là một hệ thống thanh tra chuyên ngành được tổ chức chặt chẽ, thống nhất theo đúng nhxng tiêu chuẩn. Trong thời gian qua, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động cung cấp và sử dụng điện tại Hà Nam cịn chưa thực sự có bài bản, cịn thiếu những biện pháp hữu hiệu để kiểm tra, phát hiện kịp thời những sai phạm. Việc phát hiện, xử lý và khắc phục một số vi phạm trong cung cấp và sử dụng điện tại Hà Nam còn chậm, thiếu kiên quyết, kém hiệu quả, tình trạng thất thốt điện, sử dụng điện chưa hợp lý vẫn còn.

Hoàn thiện thanh tra, kiểm tra , giám sát là một yêu cầu cấp bách nhằm tăng cường hiệu lực QLNN trong hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện, khắc phục tình trạng trục lợi, tiêu cực trong ngành cịn tồn tại. Cán bộ thanh tra, kiểm tra cần phải thực hiện tốt công tác chuyên môn, quản lý tốt việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, chương trình thanh tra, kiểm tra đã đặt ra.

Cần xây dựng chương trình kế hoạch và tổ chức các cuộc thanh tra, kiểm tra các mặt hoạt động của Công ty; tiếp nhận và tổ chức xem xét các đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác kiểm tra chống lấy cắp điện; tham mưu giúp Giám đốc quản lý, chỉ đạo cơng tác kiểm tra điện trong tồn Công ty; tham gia trực tiếp kiểm tra và tính tốn những vụ vi phạm sử dụng điện theo yêu cầu của Giám đốc; phối hợp với các cơ quan pháp luật, các đoàn thanh tra, kiểm tra của các cấp theo yêu cầu của Giám đốc; tham gia, phối hợp với Hội đồng xử lý vi phạm sử dụng điện của Tỉnh khi có yêu cầu. Cần xây dựng hệ thống các tiêu chí kiểm tra, thanh tra làm cơ sở cho hoạt động của bộ phận thanh tra các cấp và giúp cho các ban ngành có thể phối hợp tốt với nhau hơn trong các cuộc kiểm tra liên ngành. Nghiên cứu, xây dựng chuẩn hóa các hợp đồng, các quy trình thực hiện trong hoạt động kinh doanh điện để tạo sự thống nhất trong quản lý.

Tích cực tổ chức phổ biến, tuyên truyền hệ thống giám sát, đánh giá để các đơn vị, cá nhân lấy đó làm căn cứ xây dựng quy chế ở đơn vị, tổ chức của họ. Việc kiểm tra, thanh tra đối với sử dụng và cung cấp điện trên địa bàn Hà Nam cần phải được tiến hành thường xuyên và có kế hoạch. Kết quả kiểm tra, thanh tra cần được xử lý nhanh, dứt điểm, phải được thông báo và rút kinh nghiệm kịp thời.

3.2.6. Hoàn thiện sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam

Trên thực tế, trong những năm qua công tác phối hợp, phân cấp chức năng giữa các cơ quan QLNN đối với hoạt động kinh doanh điện tại tỉnh Hà Nam luôn được đảm bảo thực hiện theo quy trình; tuy nhiên do địa bàn quản lý chung rất rộng và phức tạp nên đôi khi sự phối hợp cịn bị bng lỏng và đơi khi lại bị chồng chéo. Trong quản lý, thực tế tốn rất nhiều nhân lực nhưng lại chưa sâu sát được thực tế từng địa phương, tổ chức, doanh nghiệp, huyện, thị xã, ... sử dụng điện. Vì thế, thời gian tới, Công ty Điện lực Tỉnh cần có sự hồn thiện trong phối hợp giữa các bộ phận tham gia quản lý, chia nhỏ và thực hiện quản lý tập trung, cụ thể cho từng lĩnh vực. Điều này sẽ giúp cho Cơng ty có thuận lợi trong quản lý hợp đồng, quản lý tình hình sử dụng điện, khơng vướng vào quy hoạch. Cần có các bộ phận quản lý riêng cho từng lĩnh vực: xây dựng văn bản, xây dựng quy hoạch, thẩm định cấp hợp đồng

sử dụng điện, tuiyeen truyền phổ biến pháp luật sử dụng điện, thanh kiểm tra hoạt động sử dụng, cung cấp điện trong xu thế quản lý tập trung, thống nhất.

Cần phải xác định đây là trách nhiệm của các cấp, ngành trong việc khắc phục các tồn tại, chủ động phối hợp các bộ phận trong quản lý hoạt động kinh doanh điện. Công tác phối hợp phải được thực hiện đối với tất cả các nội dung QLNN về hoạt động kinh doanh điện từ xây dựng ban hành và thực thi các văn bản quản lý đến công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm về sử dụng, cung cấp điện. Các vấn đề đặc biệt cần quan tâm tại Công ty Điện lực Hà Nam trong thời gian tới trong việc phối hợp thực hiện quản lý là: Cần có sự xem xét, bổ sung hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn Tỉnh; Việc thanh tra, kiểm tra định kỳ cần có sự thống nhất về thời gian cùng triển khai và phải được thực hiện đảm baaro dân chủ, công khai, không gây phiền hà và cản trở hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, đời sống của nhân dân.

3.2.7. Tích cực trẻ hóa nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh điện bộ quản lý hoạt động kinh doanh điện

Có thể thấy, hiện nay hầu hết cán bộ quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam đều ở độ tuổi khá cao. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện một số nhiệm vụ được giao cho Điện lực tỉnh. Tuy đội ngũ có kinh nghiệm dồi dào, nhưng do tuổi tác và với đặc thù của ngành điện, thiết nghĩ tỉnh cần phải bổ sung đội ngũ cán bộ trẻ, giàu sức sống. Muốn vậy, một mặt cần tận dụng nguồn nhân lực từ những người địa phương được đào tạo bài bản nhưng còn chần chừ chưa muốn trở về quê hương, mặt khác cần có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho chính đội ngũ hiện hữu tại Cơng ty. Bên cạnh việc trẻ hóa đội ngũ, cũng cần lưu ý đến việc bồi dưỡng về chuyên môn, kỹ năng quản lý cho đội ngũ.

Tỉnh nên có phân loại cán bộ thông qua các kỳ thi, sát hạch, kiểm tra trình độ để phát hiện các cán bộ giỏi, tạo động lực về chế độ, sự thi đua phấn đấu nâng cao trình độ trong đội ngũ. Tạo điều kiện và khuyến khích những người có kinh nghiệm, lâu năm hỗ trợ cho các cán bộ trẻ về kinh nghiệm, phương pháp và cách thức quản lý hoạt động kinh doanh điện có hiệu quả cũng là một giải pháp để nâng cao trình độ quản lý điện.

3.3. Một số kiến nghị

3.3.1. Với Chính phủ

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2015 - 2020 có xét đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 21/7/2015 và được điều chỉnh tại Quyết định số 428/QĐ-TTg ngày 18/3/2016 (gọi tắt là Quy hoạch điện VII Điều chỉnh – QHĐ VII). Mặc dù đã có một thời gian thực hiện, nhưng vẫn cần có thêm thời gian để kiểm nghiệm bởi thực tiễn để có thể phát hiện chính xác các nhược điểm, vướng mắc (có thể có) từ thực tế. Chính phủ cần có sự theo dõi liên tục để có sự điều chỉnh kịp thời trong quá trình triển khai thực hiện quy hoạch mạng lưới điện quốc gia cũng như cho các địa phương. Chính phủ cũng cần tiếp tục đưa ra những văn bản hướng dẫn, định hướng cho các đơn vị quản lý các cấp nhất là cấp tỉnh có thể thực hiện thuận lợi và đúng với yêu cầu đặt ra của Nhà nước.

Thị trường điện của Việt Nam hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thủy điện phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên trong khi thiên nhiên đang biến đổi khó lường; nhiệt điện phụ thuộc vào than trong khi nguồn than của nước ta đang cạn kiệt, ... Trong thời gian tới, Nhà nước cần gấp rút xây dựng phương án nhằm ổn định và tăng nguồn điện để đủ cung cấp cho nhu cầu ngày càng tăng của thị trường tiệu thụ, sử dụng điện. Nhà nước cũng cần có giải pháp tuyên truyền hướng dẫn người dân sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm, có giải pháp để chống thất thoát điện, đảm bảo đủ điện cho sản xuất và tiêu dùng, nhất là với các mục đích ưu tiên.

3.2.2. Với Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam

Điện lực Hà Nam đã có kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ đạo các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thuộc Tỉnh trong khi lập quy hoạch phát triển các khu công nghiệp, khu dịch vụ, khu đô thị, … cần lưu ý đảm bảo tương ứng với quy hoạch hành lang lưới điện cung cấp; đảm bảo an toàn; tạo điều kiện có mặt bằng sạch để xây dựng mới và cải tạo lưới điện trên địa bàn; đồng thời giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh tạo điều kiện cho các dự án, các cơng trình của ngành Điện tại công ty Điện lực Hà Nam được triển khai đúng tiến độ, kế hoạch đã đề ra. Mặt khác, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các

phương án nhân sự, cơ sở vật chất, điều kiện làm việc cho các cơ quan quản lý điện của Tỉnh.

Thành lập Ban chỉ đạo của tỉnh về “Bảo vệ hành lang lưới điện Cao áp” theo Nghị định 14/2018/NĐ-CP của Chính phủ để kịp thời chỉ đạo các điểm vi phạm vệ hành lang lưới điện cao áp, nhằm giảm thiểu việc sự cố do vi phạm vệ hành lang

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)