Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 37 - 38)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Điện lực Hà Nam là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc là cơ quan trực tiếp được giao nhiệm vụ quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam. Tiền thân của Công ty là Điện lực Hà Nam được thành lập theo Quyết định số 252 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14/03/1997 của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (nay là Tập đoàn Điện lực Việt Nam). Điện lực Hà Nam chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/04/1997.

Tháng 4 năm 2010 Điện lực Hà Nam được đổi tên thành Công ty Điện lực Hà Nam theo Quyết định số 223/QĐ-EVN ngày 14 tháng 4 năm 2010 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, theo đó các Điện lực trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc được đổi tên.

Kể từ khi thành lập đến nay, Công ty Điện lực Hà Nam đảm nhận các ngành nghề kinh doanh gồm: Sản xuất, kinh doanh điện năng; Quản lý vận hành lưới điện đến cấp điện áp 35 kV; Đầu tư, xây dựng và cải tạo lưới điện đến cấp điện áp 35 kV; Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh các thiết bị điện; Lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình; Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 35 kV; Tư vấn, giám sát thi cơng các cơng trình đường dây và trạm biến áp đến cấp điện áp 110 kV; Gia công, chế tạo các phụ tùng, phụ kiện cho lưới điện; Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho bãi.

Để đáp ứng với yêu cầu ngày càng tăng của khối lượng công việc, Công ty Điện lực Hà Nam đã không ngừng mở rộng quy mô tổ chức, thành lập một mạng lưới các đơn vị thành viên. Hiện tại, Cơng ty Điện lực Hà Nam có trên 500 cán bộ

công nhân viên được bố trí tại 20 đơn vị trực thuộc tại công ty Điện lực Hà Nam gồm 12 phòng nghiệp vụ; 02 phân xưởng sản xuất; 06 Điện lực thành viên, trong đó có 05 Điện lực huyện, 01 Điện lực Thành phố. Mơ hình tổ chức được sắp xếp khoa học và phù hợp đảm bảo đáp ứng tốt khối lượng công việc sản xuất kinh doanh của đơn vị và nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Cùng với hoàn thiện cơ sở vật chất, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh danh, Công ty cũng dành sự ưu tiên quan tâm tới việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực lãnh đạo quản lý; ưu tiên hàng đầu là nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên; hoàn thiện hệ thống các quy chế về cán bộ, tiền lương, tài chính, đào tạo, tuyển dụng, thi đua khen thưởng, đặc biệt là thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)