Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh điện tạ

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 51 - 58)

7. Kết cấu của luận văn

2.2. Phân tích thực trạng quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện

2.2.2. Thực trạng tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động kinh doanh điện tạ

công ty Điện lực Hà Nam

a) Tổ chức quản lý cung cấp điện

Xác định được “điện đi trước một bước” là yếu tố quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nhiều năm nay, UBND tỉnh Hà Nam luôn yêu cầu ngành điện ưu tiên cấp điện đến tận hàng rào các khu công nghiệp, bảo đảm đủ điện với độ tin cậy cao, giúp các doanh nghiệp yên tâm sản xuất. Đây là áp lực lớn cho Điện lực tỉnh Hà Nam, đòi hỏi phải có sự quản lý sát sao hoạt động kinh doanh điện.

Tuy nhiên, xác định cung cấp điện đầy đủ, an toàn với chất lượng ngày càng cao cho các khu công nghiệp là yêu cầu cấp thiết, Điện lực tỉnh Hà Nam đã từng bước hoàn thiện hệ thống lưới điện; đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, sửa chữa lớn, đáp ứng kịp thời nhu cầu về điện của các nhà đầu tư, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngồi ln có u cầu rất cao và nghiêm ngặt về chất lượng điện như: Nhật Bản, Hàn Quốc…. Hiện mỗi năm, Điện lực tỉnh Hà Nam đầu tư khoảng 300 tỷ đồng để nâng cấp, cải tạo, phát triển lưới điện. Đến nay, riêng lưới điện 110 kV đã có 12 trạm biến áp (TBA) với tổng dung lượng 520,5 MVA đi vào vận hành và đang tiếp tục triển khai 3 dự án trọng điểm khác phục vụ các khách hàng lớn.

Điện lực tỉnh Hà Nam cũng xây dựng phương án cấp điện cho từng khu công nghiệp riêng biệt, giảm tối đa sự cố do mất điện. Đơn cử, với khu công nghiệp Đồng Văn, công ty thực hiện phân tải, chuyển hàng chục khách hàng đang mua điện từ lộ 376 về các lộ khác, bảo đảm bình quân mỗi lộ cấp điện cho từ 40 - 50 doanh nghiệp. Nhờ đó, tình trạng mất điện tại khu công nghiệp Đồng Văn đã giảm. Đầu năm 2017, Điện lực tỉnh Hà Nam tiếp tục đầu tư xây dựng thêm lộ (tạo mạch kép) cấp điện cho doanh nghiệp trong khu công nghiệp Đồng Văn, bảo đảm khơng cịn

xảy ra tình trạng quá tải đường dây, gây mất điện cho doanh nghiệp. Tại nhiều khu công nghiệp khác như: Châu Sơn, Cụm công nghiệp Kiện Khê… Điện lực tỉnh Hà Nam cũng triển khai nhiều chương trình cải tạo, nâng cấp đường dây, TBA nhằm cấp điện an toàn, ổn định cho khách hàng.

Để hoạt động cung cấp điện diễn ra thường xuyên, liên tục, bền vững và an toàn, Điện lực tỉnh Hà Nam còn hỗ trợ các doanh nghiệp bảo đảm an toàn cho các thiết bị điện. Đơn cử, trước đây, doanh nghiệp thường có thói quen sử dụng các thiết bị điện đến khi hỏng hoặc có sự cố mới gọi điện lực đến sửa chữa, thì nay, Điện lực tỉnh Hà Nam đã khuyến cáo các doanh nghiệp thực hiện nghiêm túc công tác thí nghiệm định kì, giảm thiểu các sự cố về điện. Đồng thời, tỉnh Hà Nam cũng yêu cầu tất cả khách hàng trong các khu công nghiệp khi đầu tư mới đều phải lắp đặt máy cắt đầu nguồn, phòng khi xảy ra sự cố ở một doanh nghiệp, sẽ không ảnh hưởng đến các doanh nghiệp khác, từ đó góp phần nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, … Nhờ các nỗ lực của mình, năm 2016, điểm hài lòng mà khách hàng dành cho Điện lực tỉnh Hà Nam là 7,72/10 điểm, đứng thứ 8 trong số 27 đơn vị thuộc Tổng công ty Điện lực miền Bắc.

b) Về công tác tổ chức dịch vụ khách hàng

Trong năm 2016 và 4 tháng đầu năm 2017, công tác dịch vụ khách hàng của Điện lực Hà Nam đã có chuyển biến tích cực, các chỉ số thống kê về chỉ tiêu chất lượng đều đảm bảo theo đúng thời gian quy định, thời gian tiếp cận điện năng trên địa bàn Tỉnh được rút ngắn, khách hàng luôn được tạo điều kiện tốt nhất trong sử dụng điện (bảng PL4, phần phụ lục)

Đối với việc quản lý cấp điện, thực hiện hợp đồng, công ty đã chỉ đạo các phòng ban chức năng và các Điện lực thực hiện tốt cơng tác chăm sóc và dịch vụ khách hàng trong đó việc cải cách thủ tục và rút ngắn thời gian cấp điện cho các khách hàng. Căn cứ Bộ Quy trình kinh doanh điện năng của EVN; Bộ Quy trình kinh doanh điện năng áp dụng trong EVN NPC. Cơng ty đã ban hành quy định trình

tự thủ tục, phân cấp điện một đầu mối của Công ty kèm theo Quyết định số

783/QĐ-PCHN ngày 28/7/2018, đồng thời Công ty yêu cầu các đơn vị triển khai thực hiện nghiêm túc công văn số 2088/EVN NPC-KDĐN. Qua đó đã giảm thời

gian và thủ tục cho khách hàng khi có nhu cầu phát triển mới.

Việc quản lý chất lượng cung cấp điện: khắc phục sự cố, đảm bảo cung cấp điện liên tục, thông suốt. Công ty Điện lực Hà Nam đã triển khai lập phương án xử lý sự cố nhanh cho từng đường dây trung thế, từng trạm biến áp, lập phương án xử lý sự cố cho khu công nghiệp, bố trí các đội sửa chữa lưu động ứng trực 24/24h nhằm giải quyết sự cố một cách nhanh nhất đảm bảo tính ổn định cung cấp điện thông suốt liên tục;

Việc quản lý an toàn, giá cả, thất thoát điện. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điện tuy đã làm tốt, tuy nhiên việc đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch lại do ngành điện bố trí nguồn vồn thực hiện. Mặc dù đã được Phòng tham mưu kịp thời cho Sở và UBND tỉnh đơn đốc ngành điện kịp thời bố trí nguồn vốn, thực hiện các dự án điện trọng điểm đúng theo tiến độ đã được phê duyệt trong quy hoạch nhưng vẫn còn những dự án điện 110kV còn chậm tiến độ từ 1 đến 2 năm, làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của tỉnh tại các khu công nghiệp.

Việc quản lý tình hình cấp điện tại các khu công nghiệp cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, được các doanh nghiệp đánh giá cao về mức độ hài lòng, tuy nhiên việc mất điện vẫn cịn.

Đã tập trung phân tích đánh giá kết quả thực hiện giảm tổn thất hàng tháng đối với từng đường dây trung áp, từng trạm biến áp cơng cộng để có biện pháp cụ thể trong thời gian tiếp theo. Trong quản lý, đã thực hiện gắn trách nhiệm cụ thể của từng Lãnh đạo Điện lực, các trưởng phòng Kinh doanh và Kế hoạch - Kỹ thuật - An toàn của Điện lực với việc giảm tiêu thụ điện năng của từng trạm biến áp công cộng và đường dây trung thế. Hàng quý, Điện lực thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm tiêu thụ điện năng của 06 trạm biến áp công cộng và 01 hoặc 02 đường dây trung thế.

Bảng 2.5. Kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam giai đoạn 2017-2019

ĐVT: KWh

Chỉ tiêu kế hoạch 2017 2018 2019

Điện công nghiệp

Cơng nghiệp khống sản 1,230,083,882 1,475,268,427 1,687,475,692 Công nghiệp chế biến 625,616,830 825,472,682 968,562,742 Công nghiệp khác 88,072,096 105,354,750 124,887,669

Điện sinh hoạt dân dụng

Quản lý tiêu dùng 414,716,528 451,168,847 505,858,748 Dân dụng khác 45,519,354 62,757,254 70,335,852

Tổng 2,404,008,690 2,920,021,960 3,357,120,703

(Nguồn: Công ty Điện lực Hà Nam)

Việc quản lý chất lượng hoạt động kinh doanh điện: khắc phục sự cố, đảm bảo hoạt động kinh doanh điện liên tục, thông suốt. Công ty Điện lực Hà Nam đã triển khai lập phương án xử lý sự cố nhanh cho từng đường dây trung thế, từng trạm biến áp, lập phương án xử lý sự cố cho khu cơng nghiệp, bố trí các đội sửa chữa lưu động ứng trực 24/24h nhằm giải quyết sự cố một cách nhanh nhất đảm bảo tính ổn định hoạt động kinh doanh điện thông suốt liên tục;

Việc quản lý an tồn, giá cả, thất thốt điện. Nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với lĩnh vực điện tuy đã làm tốt, tuy nhiên việc đầu tư thực hiện các dự án theo quy hoạch lại do ngành điện bố trí nguồn vồn thực hiện. Mặc dù đã được Phòng tham mưu kịp thời cho Sở và UBND tỉnh đơn đốc ngành điện kịp thời bố trí nguồn vốn, thực hiện các dự án điện trọng điểm đúng theo tiến độ đã được phê duyệt trong quy hoạch nhưng vẫn còn những dự án điện 110kV còn chậm tiến độ từ 1 đến 2 năm, làm ảnh hưởng đến thu hút đầu tư của tỉnh tại các khu công nghiệp.

Việc quản lý tình hình cấp điện tại các khu công nghiệp cơ bản là đáp ứng được yêu cầu, được các doanh nghiệp đánh giá cao về mức độ hài lòng, tuy nhiên việc mất điện vẫn còn.

Đã tập trung phân tích đánh giá kết quả thực hiện giảm tổn thất hàng tháng đối với từng đường dây trung áp, từng trạm biến áp cơng cộng để có biện pháp cụ thể trong thời gian tiếp theo. Trong quản lý, đã thực hiện gắn trách nhiệm cụ thể của từng Lãnh đạo Điện lực, các trưởng phòng Kinh doanh và Kế hoạch - Kỹ thuật - An toàn của Điện lực với việc giảm tiêu thụ điện năng của từng trạm biến áp công cộng và đường dây trung thế. Hàng quý, Điện lực thực hiện các biện pháp cụ thể để giảm tiêu thụ điện năng của 06 trạm biến áp công cộng và 01 hoặc 02 đường dây trung thế.

Bảng 2.6. Tình hình tiêu thụ và doanh thu của ngành điện trên đia bàn tỉnh Hà Nam giai đoạn 2017-2019

Năm Điện năng tiêu thụ (KWh) Doanh thu (Tỷ đồng)

2017 2,384,727,090 4,068 2018 2,872,070,156 5,053 2019 3,140,193,264 5,889

(Nguồn: Công ty Điện lực Hà Nam)

Qua bảng 2.6 có thể thấy kết quả phân phối kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam năm 2017 đạt 2,384,727,090 KWh với doanh thu 4,068 tỷ đồng; năm 2018 tăng lên 2,872,070,156 KWh với doanh thu 5,053 tỷ đồng; đến năm 2019 đã đạt mức 3,140,193,264, doanh thu tăng lên 5,889. Như vậy có thể thấy hoạt động phân phối, tiêu thụ điện trên địa bản tỉnh Hà Nam ngày càng tăng trưởng và ổn định.

Thực trạng quản lý hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện thời gian qua tại công ty Điện lực Hà Nam cho thấy hoạt động này đã có những bước tiến vượt bậc đóng góp quan trọng vào phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân và sự phát triển của tỉnh Hà Nam.

Thứ nhất, về chỉ tiêu về quản lý hoạt động kinh doanh điện nhằm tăng hiệu

quả sản xuất kinh doanh: Công ty Điện lực Hà Nam đã có nhiều giải pháp kịp thời trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh điện cho khách hàng nên đã hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh trong giai đoạn 2011- 2015 do Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao.

Thứ hai, về thực hiện nhóm chỉ tiêu về độ tin cậy lưới điện: Tình hình thực

hiện độ tin cậy hoạt động kinh doanh điện thời gian qua của Điện lực Hà Nam đạt 9/9 chỉ tiêu Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao trong đó: SADI = 3510,6 phút (thấp hơn chỉ tiêu Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao 1389,4 phút và giảm so với năm 2012: 2872,4 phút), SAIFI = 11,2 lần (thấp hơn chỉ tiêu Tổng công ty Điện lực miền Bắc giao 0.8 lần và giảm so với năm 2012: 9,3 lần), MAIFI =1,73 (thấp hơn chỉ tiêu EVN giao 0,32 lần và giảm so với năm 2012: 2,74 lần).

Công ty điện lực Hà Nam đã hoàn thành tốt các chỉ tiêu được đề ra. Có được kết quả trên là do công ty đã chỉ đạo các đơn vị lập chương trình giảm suất sự cố, nâng cao độ tin cậy lưới điện. Đưa phần mềm OMS (Outage Management System) được xây dựng và phát triển nhằm mục đích nâng cao độ tin cậy của lưới điện như: Hệ thống quản lý mất điện và độ tin cậy của lưới điện; quản lý lưới điện và thay đổi phương thức; đăng ký cắt điện theo kế hoạch, đột xuất cho lưới điện trung thế và hạ thế; tích hợp với hệ thống quản lý khách hàng CMIS, tích hợp với tổng đài gửi tin nhắn SMS; tổng đài chăm sóc khách hàng và đề ra các giải pháp kịp giảm suất sự cố, nâng cao độ tin cậy lưới điện. Mặt khác bố trí kế hoạch hợp lý, khoa học, phối hợp nhiều việc nhiều đơn vị công tác trong một lần cắt điện để giảm thời giảm cắt điện kế hoạch, đồng thời nâng cao kỷ luật vận hành, thực hiện nghiêm chỉnh công tác kiểm tra lưới điện như thời gian kiểm tra, nội dung kiểm tra, xử lý các tồn tại, công tác hồ sơ lưu trữ. Thực hiện chương trình củng cố, nâng cao chất lượng công tác quản lý kỹ thuật, thực hiện nghiêm chỉnh các quy trình ISO 9001-2008 về quản lý kỹ thuật, thực hiện đầy đủ các hành động khắc phục phòng ngừa cải tiến. Tổ chức điều tra sự cố theo quy định sau khi các vụ sự cố xảy ra.

Thứ ba, đối với nhóm chỉ tiêu về quản trị doanh nghiệp: Nhóm chỉ tiêu về

quản trị doanh nghiệp có mức tăng trưởng chưa cao là do xác định rõ đây là năm đẩy mạnh công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng, để nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ khách hàng được tốt hơn. Tồn cơng ty đã bổ sung thêm một số lượng lao động có trình độ, nghiệp vụ chuyên môn cao đáp ứng được những đổi mới trong công tác kinh doanh điện năng. Đặc biệt, các đơn vị ngoại thành phía tây Hà Nam đã hoàn thành tiếp nhận hầu hết lưới điện nông thôn, để tăng cường chất

lượng quản lý, cải tạo hệ thống lưới điện và nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, rất cần tiếp nhận thêm lực lượng lao động mới. Ngoài ra, những yếu tố vĩ mô cũng làm ảnh hưởng đến nhóm chỉ tiêu này: những năm gần đây, do nền kinh tế suy giảm, thị trường bất động sản đóng băng dẫn đến số lượng khách hàng tiếp nhận bán lẻ tại các khu đô thị cũng như khách hàng cấp mới giảm đi rõ rệt; hàng trăm các doanh nghiệp được cấp phép hoạt động điện lực kinh doanh bán lẻ điện đã làm cho nhóm chỉ tiêu này khơng có được mức tăng trưởng như mong muốn.

Thứ tư, về nhóm chỉ tiêu quản lý dịch vụ khách hàng: Công ty đã ban hành và hướng dẫn các đơn vị thực hiện đơn giá cho dịch vụ lắp đặt công tơ sau trạm công cộng từ ngày 01/11/2011, tính tốn và niêm yết công khai, minh bạch đơn giá nhân công cũng như vật tư lắp đặt theo từng vùng (căn cứ theo định mức lương tối thiểu theo vùng), từ đó đã giúp đơn giản hóa các thủ tục, đảm bảo thuận tiện, nhanh chóng, tránh gây phiền hà cho khách hàng. Đồng thời áp dụng công nghệ ghi chỉ số công tơ bằng thiết bị di động nhằm hạn chế sai sót trong q trình ghi chỉ số, từ đó giảm được những thắc mắc, khiếu nại từ phía khách hàng, duy trì, nâng cao hiệu quả của Tổng đài giải đáp thông tin khách hàng. Tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ tổng đài viên về nghiệp vụ kinh doanh và kỹ năng giao tiếp với khách hàng.

Đã quản lý tốt việc ứng dụng công nghệ mới và công nghệ thông tin trong kinh doanh điện năng, cụ thể như: Ứng dụng mã vạch (Barcode) trên hóa đơn tiền điện: Áp dụng mã vạch trên hóa đơn tiền điện cho công tác thu và theo dõi nợ tại Điện lực Phủ Lý, Điện lực Thanh Liêm, Điện lực Kim Bảng, Điện lực Duy Tiên, Điện lực Lý Nhân, Điện lực Bình Lục. Triển khai thí điểm thành cơng hóa đơn điện tử tại Điện lực Phủ Lý. Xây dựng phương án kỹ thuật “Lắp đặt hệ thống đọc từ xa công tơ đầu nguồn ranh giới” để truyền dữ liệu từ công tơ tại các trạm 110/220 kV và các điểm ranh giới giữa các đơn vị về công ty. Hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống đo xa tại tất cả các trạm đầu nguồn và điểm ranh giới, việc thu thập dữ liệu đã được tiến hành từ xa thông qua một phần mềm thu thập dữ liệu tập trung để xử lý và tổng hợp số liệu công tơ, dữ liệu được xuất theo hệ thống báo cáo theo yêu cầu và có thể

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 51 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)