Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh điện

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 74 - 76)

7. Kết cấu của luận văn

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý hoạt động

3.2.3. Hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động kinh doanh điện

Bộ máy QLNN đối với hoạt động hoạt động kinh doanh điện là một trong những thành tố quan trọng, có tác động trực tiếp đến hoạt động quản lý hoạt động kinh doanh điện. Do đó, hồn thiện bộ máy QLNN đối với hoạt động hoạt động kinh doanh điện tại công ty Điện lực Hà Nam là một yêu cầu cấp bách nhằm tạo ra các điều kiện thuận lợi cho hoạt động hoạt động kinh doanh điện tại tỉnh Hà Nam.

Trước hết, bộ máy quản lý đối với hoạt động hoạt động kinh doanh điện tỉnh Hà Nam cần phải có quyền lực đủ mạnh. Quyền lực này phải được hình thành bởi sức mạnh quyền lực hành chính – tổ chức, uy quyền của bộ máy và chất lượng đội ngũ cán bộ của bộ máy; bởi mức độ hiệu quả của luật pháp; bởi thực lực kinh tế và quyền lực thông tin, … Trong điều kiện cụ thể của tỉnh Hà Nam hiện nay thì để quyền lực của bộ máy QLNN đối với hoạt động hoạt động kinh doanh điện thì việc

kiện toàn hợp lý bộ máy quản lý và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ trong bộ máy là hai vấn đề cần thiết.

Việc tăng cường công tác QLNN của các cấp trong quản lý đối với hoạt động hoạt động kinh doanh điện của tỉnh Hà Nam từ Sở Công thương, Sở Khoa học Công nghệ, Sở Tài nguyên và Mơi trường, Cảnh sát Phịng cháy chữa cháy, Công ty Điện lực, Ủy ban nhân dân các huyện, thị, … cần tập trung vào các vấn đề như:

Phổ biến kịp thời các văn bản pháp quy về các điều kiện trong sử dụng và cung cấp điện và trên cơ sở đó tăng cường thanh tra, giám sát việc chấp hành của các đối tượng có liên quan. Các cơ quan quản lý cần thông tin đầy đủ đến khách hàng các quy định quản lý và các quy định khác liên quan đến nghĩa vụ và quyền lợi của khách hàng sử dụng điện.

Thường xuyên thực hiện phòng, chống các hành vi, biểu hiện gian lận trong sử dụng điện cũng như những biểu hiện gây mất an toàn. Thường xuyên thực hiện kiểm tra định kỳ, đột xuất; xây dựng đường dây nóng để phát hiện nhanh các vi phạm; xử lý nhanh và dứt điểm các vi phạm không để dây dưa kéo dài, không để gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Hình thành bộ phận giám sát việc thực hiện quy hoạch mạng lưới điện trên địa bàn Tỉnh, trong đó Sơ Cơng thương chủ động chủ trì phối hợp với các đơn vị có liên quan để thực hiện. Trên cơ sở đó tham mưu cho cấp trên điều chỉnh, bổ sung quy hoạch kịp thời, phù hợp với điều kiện phát triển thực tế của nhu cầu tiêu dùng điện trong thời kỳ quy hoạch.

Thực hiện đơn giản hóa các thủ tục ký kết hợp đồng mua bán, thanh toán điện trên cơ sở đảm bảo các nguyên tắc, quy định về sử dụng, cung cấp điện.

Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức và quản lý, chuyển đổi tính chất sở hữu, cải cách cơ chế hạch toán để tạo tư cách pháp nhân đầy đủ và tính chủ động cho các đơn vị thành viên theo yêu cầu của EVN.

Tăng cường hướng dẫn, đào tạo cán bộ, nhân viên của Công ty về chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực quản lý. Nâng cao chất lượng đội ngũ của ngành, đặc biệt là các cán bộ thực thi, triển khai hoạt động kinh doanh điện. Tăng cường giáo

dục chính trị tư tưởng, ý thức kỷ luật cho đội ngũ cùng với chế độ khen thưởng kỷ luật nghiêm minh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) quản lý hoạt động kinh doanh điện tại công ty điện lực hà nam (Trang 74 - 76)