6. Kết cấu luận văn
3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
3.3.1.1 Nâng cao chất lượng thông tin tại Trung tâm thơng tin tín dụng
Trung tâm thơng tin tín dụng CIC là một trong những kênh cung “cấp thơng tin chính thống đáng tin cậy để các ngân hàng thu thập thông tin liên quan đến quan hệ tín dụng của khách hàng. Chính vì vậy các ngân hàng rất cần sự mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thông tin cung cấp của CIC. Để làm được điều này, NHNN có thể thực hiện một số biện pháp sau:
- Yêu cầu các NHTM cung cấp số liệu về mức cấp tín dụng, dư nợ và chất lượng dư nợ của DN tại thời điểm cuối các tháng, từ đó làm căn cứ xây dựng biểu đồ diễn biến dư nợ của DN tại các tổ chức tín dụng và chất lượng của khoản nợ.
- Định kỳ, yêu cầu các NHTM cung cấp BCTC của khách hàng để CIC có thể cập nhật tình hình tài chính của khách hàng cũng như thống kê, đánh giá các số liệu tín dụng đối với ngành nghề kinh doanh của khách hàng.
- Xây dựng thơng tin liên quan đến tình hình ban lãnh đạo, khách hàng liên quan của từng DN để có thể thơng tin cảnh báo một cách kịp thời.
- Tăng cường học hỏi các tổ chức thơng tin quốc tế, các ngân hàng nước ngồi, trong công tác quản lý và khai thác nguồn thông tin tín dụng.
- Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế đặc biệt là quy mô tăng trưởng tín dụng đã vượt quá năng lực đáp ứng u cầu về mặt thơng tin tín dụng của CIC. Việc ra đời của các trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân có thể bổ sung cho các trung tâm tín dụng bằng cách mở rộng diện thu thập và lưu trữ thơng tin tín dụng mà trung tâm tín dụng hiện nay khơng đảm nhận hết được. Trong giai đoạn trước mắt, NHNN cần hỗ trợ hoạt động các trung tâm thơng tin tín dụng tư nhân để có thể đáp ứng nhu cầu thơng tin có chất lượng cao trong nền kinh tế.
3.3.1.2 Sửa đổi chính sách quản trị rủi ro tín dụng cho phù hợp với thực tiễn
Phân loại nợ theo phương pháp định lượng được xác định theo chất lượng của từng khoản nợ. Nhưng đối với phân loại nợ theo phương pháp định tính, do chưa có đầy đủ thơng tin để phân loại theo hệ thống XHTDNB nếu khơng phát sinh nợ q hạn, nợ cơ cấu thì các khoản nợ sẽ được phân loại vào nợ nhóm 1. Hoặc trong q trình quan hệ tín dụng, khách hàng phát sinh một hoặc một số khoản nợ quá hạn, nhưng tại thời điểm phân loại nợ, các khoản nợ này đã tất toán, các khoản nợ cịn lại đều trong hạn thì các khoản nợ cịn lại của khách hàng được phân loại vào nhóm 1. Thực tế, rủi ro trong quan hệ tín dụng với các khách hàng này có khả năng xảy ra cao. Theo quy định, ngân hàng có thể chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ có rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro nếu có đủ cơ sở đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm. Nếu NHTM thực hiện phân loại nợ vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn thì chi phí trích lập dự phịng rủi ro của
ngân hàng tăng lên, lợi nhuận, hiệu quả hoạt động, cũng như danh tiếng của ngân hàng giảm xuống. Vì vậy, các ngân hàng thường ít thực hiện nội dung này. NHNN có thể cụ thể hóa nội dung khả năng trả nợ bị suy giảm bằng các dấu hiệu về chỉ tiêu tài chính, thơng tin tài chính để NHTM có căn cứ xác định nhóm nợ một cách hợp lý.
Phân loại nợ theo phương pháp định tính thường làm tăng tỷ trọng nợ nhóm 2 của ngân hàng nhưng ngân hàng thường không muốn tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng nên nhiều trường hợp nâng điểm phi tài chính của khách hàng lên để tránh tình trạng khoản vay bị phân loại vào nợ xấu. Đó là do việc phân loại theo định tính phụ thuộc nhiều vào đánh giá chủ quan của người chấm điểm. Vì vậy, NHNN cần quy định cụ thể, chặt chẽ hơn về phương pháp phân loại nợ định tính và yêu cầu NHTM định kỳ gửi bản chi tiết kết quả phân loại nợ theo phương pháp này có kèm theo thuyết minh về NHNN đối với những khách hàng có dư nợ lớn để rà sốt.