6. Kết cấu luận văn
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.5. Một số chỉ tiêu sử dụng trong đánh giá và quản trị rủi ro tín dụng trong
trong cho vay của Ngân hàng thương mại
Để đánh giá, và đưa ra chính sách quản lý tín rủi ro tín dụng trong cho vay của NHTM, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu định lượng như sau:
- Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ xấu (%) =
Dư nợ xấu
x 100% (1.1) Tổng dư nợ cho vay
Hiện nay, các NHTM đang sử dụng hai cách để phân loại nợ: phân loại nợ theo định lượng (theo số ngày quá hạn thực tế hoặc số lần cơ cấu nợ) và phân loại nợ theo định tính (theo chất lượng khách hàng thông qua hệ thống XHTDNB của từng NHTM).
NHTM thường so sánh tỷ lệ nợ xấu kỳ này với kỳ trước, thực hiện với kế hoạch để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng giữa các kỳ.
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn (%) = Dư nợ quá hạn
x 100% (1.2) Tổng dư nợ cho vay
Cho vay của NHTM hoạt động dựa trên nguyên tắc hoàn trả nên một trong những điều quan tâm của ngân hàng là khoản vay được trả đầy đủ và đúng hạn. Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Nợ quá hạn là một trong những biểu hiện của rủi ro tín dụng. Đối với các khoản nợ được phân loại nợ theo tuổi nợ thì các khoản nợ có thời gian q hạn trên 90 ngày là nợ xấu.
Giống như nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn thường được so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, thực hiện với kế hoạch để đánh giá mức độ rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng qua từng giai đoạn.
- Tỷ lệ nợ cơ cấu trên tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ cơ
cấu (%) =
Dư nợ cơ cấu
x 100% (1.3) Tổng dư nợ cho vay
Cơ cấu lại thời hạn trả nợ là việc NHTM điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ vay đối với khoản nợ của khách hàng. Cơ cấu nợ được thực hiện khi kỳ hạn trả nợ gốc, lãi đã thỏa thuận trong hợp đồng khơng phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp dẫn đến khó khăn cho doanh nghiệp trong việc chuẩn bị nguồn trả nợ.
- Tỷ lệ lãi treo trên tổng lãi phải thu
Số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại (lãi treo) khơng hạch tốn thu nhập, tổ chức tín dụng theo dõi ngoại bảng để đơn đốc thu, đảm bảo xác định thu nhập của ngân hàng một cách thận trọng. Nợ quá” hạn và nợ xấu của ngân hàng càng cao thì số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng càng lớn. Trong kỳ, số lãi hạch toán ngoại bảng mà ngân hàng thu được càng lớn thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng được cải thiện, xác định qua công thức:
Tỷ lệ lãi treo (%) = Dư lãi treo
x 100% (1.4) Tổng dư lãi phải thu
- Mức độ tự bù đắp rủi ro
Dự phịng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phịng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phịng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch tốn vào chi phí hoạt động của NHTM. Dự phòng rủi ro bao gồm dự phòng chung và dự phòng cụ thể.
Mức độ tự bù
đắp rủi ro (%) =
Dư quỹ dự phòng rủi ro cuối kỳ
x 100% (1.5) Số dự phịng rủi ro phải trích cuối kỳ
Các chỉ số đánh giá rủi ro tín dụng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Rủi ro trong hoạt động cho vay của NHTM rất đa dạng, diễn biến phức tạp, nếu chỉ sử dụng từng chỉ tiêu riêng lẻ sẽ không đánh giá được hết mức độ rủi ro tín dụng tại một thời điểm nhất định. Vì vậy, khi đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM, cần phân tích, đánh giá đầy đủ các chỉ số nói trên đặt trong mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau.