Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 34 - 37)

6. Kết cấu luận văn

1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng tới quản trị rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng có ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như nền kinh tế khiến cho các ngân hàng ngày càng phải nâng cao chất lượng cơng tác quản trị rủi ro tín dụng.

1.3.1. Nhân tố chủ quan

Ngân hàng là chủ thể thực hiện cơng tác quản trị rủi ro tín dụng nhưng do thiếu sót trong q trình thực hiện, chính ngân hàng lại góp phần tạo ra rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong các khâu thẩm định trước, trong và sau khi cho vay.

+ Quá trình thẩm định trước khi cho vay là cơ sở để hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Trong q trình thẩm định, nếu cán bộ ngân hàng không tuân thủ quy trình thẩm định tín dụng, hoặc tiến hành thẩm định khơng có đủ thơng tin về số liệu thống kê, chỉ tiêu để phân tích và các thơng tin khác để đánh giá khách hàng, hoặc nhận định sai về thị trường… thì có thể xác định lịch trả nợ không phù “hợp, chấp nhận phương án kinh doanh không hiệu quả, khách hàng khơng có khả năng tài chính để trả nợ đầy đủ, đúng hạn.

+ Tài sản đảm bảo là biện pháp giúp nâng cao trách nhiệm của khách hàng trong việc trả nợ và là nguồn thu nợ của ngân hàng trong trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do định giá tài sản bảo đảm không phù hợp với giá trị thực, định kỳ không thực hiện đánh giá lại, không thực hiện đầy đủ giao dịch pháp lý liên quan đến tài sản bảo đảm như mua bảo hiểm, công chứng, chứng thực, đăng ký giao dịch bảo đảm...

+ Theo quy định, ngân hàng chỉ tiến hành giải ngân khi có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ. Việc giải ngân trong trường hợp thiếu các chứng từ chứng minh, không kiểm tra nguồn gốc, tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ sẽ dẫn đến rủi ro do giải ngân sai mục đích, khách hàng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

+ Sau khi cho vay, ngân hàng phải thường xuyên kiểm tra việc sử dụng vốn vay, hoạt động của khách hàng định kỳ theo tháng, quý hoặc kiểm tra đột xuất. Nếu việc kiểm tra của cán bộ tín dụng chỉ mang tính hình thức, ngân hàng

sẽ khơng kiểm sốt được tình hình sử dụng vốn của khách hàng, không đánh giá được rủi ro về khả năng trả nợ của khách hàng khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích, kém hiệu quả.

+ Ngân hàng gặp rủi ro tín dụng khi cơ cấu cho vay khơng hợp lý. Nếu ngân hàng tập trung cho vay quá lớn đối với một ngành, lĩnh vực kinh tế thì khi các doanh nghiệp trong ngành, lĩnh vực kinh tế đó gặp khó khăn, ngân hàng không tránh khỏi rủi ro do khơng đa dạng hóa danh mục cho vay.

+ Sự hợp tác giữa các NHTM chưa chặt chẽ cũng là nhân tố gây ra rủi ro tín dụng. Một khách hàng vay vốn tại nhiều ngân hàng khác nhau nhưng giới hạn cho vay tối đa đảm bảo khách hàng có khả năng trả nợ đầy đủ, đúng hạn là một con số cụ thể. Nếu thiếu sự trao đổi thơng tin sẽ có nhiều ngân hàng cho vay cùng một khách hàng dẫn đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thì rủi ro được chia cho tất cả các ngân hàng.

1.3.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan ở đây chủ yếu xuất phát từ DN:

+ Hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng là nguồn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Vì vậy, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của khách hàng khó khăn ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng thì dù khách hàng có thiện chí, nỗ lực trả nợ ngân hàng vẫn có nguy cơ cao xảy ra rủi ro tín dụng.

+ Rủi ro tín dụng có thể xảy ra khi khách hàng sử dụng đồng vốn vay sai mục đích, sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để tài trợ cho các nhu cầu trung dài hạn,... làm cho tính tốn ban đầu về khả năng trả nợ khơng cịn phù hợp dẫn đến khách hàng khơng có khả năng thanh tốn các nghĩa vụ khi đến hạn và ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro tín dụng.

+ Nhân tố dẫn đến rủi ro tín dụng cịn do doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, chủ yếu tập trung vốn đầu tư vào

tài sản vật chất, ít đầu tư đổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kế tốn theo đúng chuẩn mực. Một khi quy mô kinh doanh phát triển quá lớn so với tư duy quản lý thì những rủi ro dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh là tương đối lớn.

+ Bên cạnh đó, sự thiếu minh bạch về sổ sách kế toán của doanh nghiệp cũng là một khó khăn trong cơng tác thẩm định năng lực tài chính của khách hàng vay vốn. Các BCTC của doanh nghiệp đôi khi chỉ thể hiện tính hình thức hơn là thực chất. Một doanh nghiệp có thể có nhiều hệ thống BCTC khác nhau để phục” vụ cho các mục đích khác nhau như BCTC gửi cơ quan thuế, BCTC lưu hành nội bộ, BCTC gửi ngân hàng.

+ Ngoài ra, ngân hàng có thể gặp rủi ro do doanh nghiệp lừa đảo, sử dụng chứng từ giả để chiếm đoạt tài sản ngân hàng, chây ỳ khơng có ý thức trả nợ.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)