Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ và công tác báo cáo quản trị

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 85 - 86)

6. Kết cấu luận văn

3.2. Giải pháp tăng cƣờng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng

3.2.5. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra nội bộ và công tác báo cáo quản trị

quản trị tín dụng

Cơng tác kiểm tra nội bộ và cơng tác báo cáo quản trị tín dụng là những nền tảng ban đầu cho việc triển khai hệ thống cảnh báo rủi ro. Việc phối hợp hai công cụ quản lý này sẽ được thực hiện dễ dàng hơn khi phòng Kiểm tra nội bộ được tách ra thành đơn vị hoạt động độc lập, không bị chi phối bởi công tác nghiệp vụ, tập trung trong công tác kiểm tra nội bộ và báo cáo quản lý tín dụng. Chi nhánh cần bố trí những cán bộ có trình độ, đã qua nghiệp vụ tín dụng để bổ sung cho phịng với tiêu chuẩn có phẩm chất trung thực và sự nhìn nhận khách quan; có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và các nghiệp vụ ngân hàng; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thơng tin cũng như có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ. Định kỳ Phịng kiểm tra nội bộ có trách nhiệm kiểm tra thơng tin liên quan đến các khoản tín dụng và lập báo cáo số liệu tín dụng của chi nhánh; phản ánh kịp thời các thơng tin trọng yếu về tình hình vay trả nợ của khách hàng, tài sản bảo đảm. Các cán bộ Quan hệ khách hàng là người thường xuyên tiếp xúc với khách hàng có trách nhiệm phối hợp với cán bộ Kiểm tra nội bộ rà soát các dấu hiệu cảnh báo rủi ro có liên quan đến hoạt động của ngân hàng. Phòng Kiểm tra nội bộ sẽ thực hiện ra soát độc lập các bằng chứng của việc chấp hành các quy trình, quy định trong q trình cấp tín dụng đối với khách hàng và ghi nhận thông tin liên quan đến rủi ro trong hoạt động của khách hàng để ước tính rủi ro có thể xảy ra.

Phịng kiểm tra nội bộ khơng chỉ tính tốn báo cáo số liệu tín dụng chung của chi nhánh mà phải được đào tạo để phân tích báo cáo, xây dựng danh mục cho vay, phát hiện dấu hiệu rủi ro hệ thống, đề xuất biện pháp khắc phục với ban giám đốc. Chi nhánh phải quy định rõ trách nhiệm đối với cán bộ kiểm tra nội bộ, có chế độ khuyến khích thưởng phạt để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kiểm tra đồng thời khơng ngừng hồn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích của kiểm tra.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)