6. Kết cấu luận văn
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.4. Quy trình quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại
Quy trình quản trị RRTD bao gồm 04 nội dung: Nhận biết rủi ro; đo lường rủi ro; ứng phó rủi ro; kiểm sốt rủi ro. Đây là tồn bộ các khâu trong một quy trình quản trị RRTD. Tất cả các khâu này đều có sự liên kết chặt chẽ với nhau, tạo thành một chu trình liên tục, mới có thể tạo thành một quy trình quản trị RRTD hồn chỉnh và hiệu quả.
Trước tiên, ngân hàng cần phải tiến hành nhận biết được rủi ro tín dụng, thơng qua những dấu hiệu cảnh báo sớm để có những giải pháp xử lý các vấn đề kịp thời và có hiệu quả. Đo lường RRTD là việc lượng hóa các mức độ rủi ro cũng như biết được xác suất rủi ro, mức độ tổn thất khi xảy ra rủi ro và khả năng chấp nhận nó của các ngân hàng. Đây chính là cơ sở để các ngân hàng đưa ra những chính sách phù hợp, nhanh chóng khi xảy ra RRTD.
Ứng phó RRTD là việc sử dụng hệ thống cơng cụ, chính sách nhằm ngăn ngừa và xử lý RRTD trong ngân hàng. Các chính sách đó có thể là: chính sách tín dụng, quy trình tín dụng, quy định về chức năng nhiệm vụ bộ máy quản trị RRTD, các giới hạn tín dụng...
Kiểm sốt RRTD là bước cuối cùng trong công tác quản trị RRTD. Ở bước này, ngân hàng sẽ đưa ra các quyết định và biện pháp để tài trợ, khắc phục và hạn chế thấp nhất chi phí rủi ro và tổn thất mà RRTD đã gây ra cho ngân hàng.
Trong tình hình hiện nay, vấn đề kiểm sốt được rủi ro tín dụng tại các NHTM là điều hết sức cấp thiết. Vì vậy, việc tìm ra các giải pháp tích cực nhằm hồn thiện và nâng cao chất lượng của hệ thống quản trị RRTD đối với khách hàng ln có ý nghĩa quan trọng lâu dài. Điều đó đặt ra cho các nhà quản trị NHTM cần có kiến thức sâu rộng về hoạt động quản trị RRTD, từ đó giúp hoạch định được chính sách và đưa ra những quyết sách hợp lý, nhằm mang lại hiệu quả cao trong việc giảm thiểu rủi ro của hoạt động tín dụng trong các NHTM.