6. Kết cấu luận văn
1.2. Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay DN của Ngân hàng thƣơng mại
1.2.6. Cơng cụ quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với DN
Để thực hiện quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay đối với DN cần sử dụng một số cơng cụ như sau:
- Quy trình quản trị rủi ro tín dụng: Quy trình quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo phân tách chức năng bán hàng, chức năng thẩm định, quản trị rủi ro tín dụng. Trên quan điểm hỗ trợ tối đa đối với DN, bộ phận quan hệ khách hàng là người tiếp xúc với khách hàng, tiếp thị tới khách hàng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng, phối hợp với khách hàng hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục đề nghị cấp tín dụng đồng thời thực hiện kiểm tra giám sát quá trình thực hiện các cam kết của khách hàng về việc sử dụng vốn vay, các cam kết về bảo đảm tiền vay… Như vậy, q trình đánh giá rủi ro tín dụng được thực hiện một cách tổng thể, liên tục trước, trong và sau khi cho vay, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng, hạn chế rủi ro do tư lợi cá nhân.
Để đảm bảo tuân thủ quy trình quản trị rủi ro tín dụng, thẩm quyền phê duyệt tín dụng cần được quy định bằng văn bản của ngân hàng và được giao cho cấp lãnh đạo thích hợp.
- Xếp hạng tín dụng khách hàng: Xếp hạng tín dụng là việc đưa ra nhận
định về mức độ tín nhiệm đối với trách nhiệm tài chính hoặc đánh giá mức độ rủi ro tín dụng phụ thuộc các yếu “tố bao gồm năng lực đáp ứng các cam kết tài chính, khả năng dễ bị vỡ nợ khi các điều kiện kinh doanh thay đổi, ý thức và thiện chí trả nợ của người đi vay.
Quy trình xếp hạng tín dụng bao gồm các bước cơ bản sau:
(1) Thu thập thông tin liên quan đến các chỉ tiêu sử dụng trong phân tích đánh giá, thơng tin xếp hạng của các tổ chức tín nhiệm liên quan đến đối tượng xếp hạng.
(2) Phân tích bằng mơ hình để kết luận về mức xếp hạng. Mức xếp hạng cuối cùng được quyết định sau khi tham khảo ý kiến Hội đồng xếp hạng.
(3) Theo dõi tình trạng tín dụng của đối tượng được xếp hạng để điều chỉnh mức xếp hạng. Tổng hợp kết quả xếp hạng, các thơng tin đến bộ phận có liên quan.
Hoạt động của các DN có thể có những biến động mang tính tích cực cũng như tiêu cực vì vậy trong công tác đánh giá DN thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng, ngân hàng phải thường xuyên cập nhật tình hình hoạt động của khách hàng, đánh giá đầy đủ mức độ rủi ro liên quan đến khách hàng.
- Phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro
Việc xếp hạng chất lượng cho các khoản vay tạo điều kiện để ngân hàng theo dõi và đánh giá cấp độ rủi ro trong từng trường hợp và từ đó phân tích, có phương án xử lý kịp thời.
Trích lập dự phịng rủi ro là biện pháp tính trước vào chi phí hoạt động của ngân hàng một khoản tiền tương ứng với những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng khơng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Việc trích lập dự phịng rủi ro được xác định trên cơ sở kết quả phân loại nợ cùng kỳ và bao gồm xác định số dự phòng chung và số dự phòng cụ thể.
Theo quyết định 22/VBHN-NHNN ngày 04/06/2014 của thống đốc NHNN Việt nam về ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng, việc phân loại nợ được xác định như sau:
Đối với khách hàng không là đối tượng của hệ thống XHTDNB:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ trong hạn mà Ngân hàng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại mà khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được các đơn vị thành viên đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời gian đã được cơ cấu lại;...
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;...
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;...
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;...
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ khoanh chờ Chính Phủ xử lý; Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;...
Đối với khách hàng là đối tượng của hệ thống XHTDNB:
Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.
Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.
Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khơng có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được Ngân hàng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.
Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khả năng tổn thất cao.
Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được Ngân hàng đánh giá là khơng cịn khả năng thu hồi, mất vốn.
Số dự phòng chung được xác định bằng 0,75% tổng giá trị các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4.
Khách hàng trì hỗn hoặc gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Khách hàng có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp luật trong q trình quan hệ tín dụng.
Các BCTC gửi cho ngân hàng không đầy đủ hoặc gửi chậm, trì hỗn khơng có lý do thuyết phục.
Số dư tài khoản tại ngân hàng có sự sụt giảm bất thường, mức lưu chuyển tiền gửi thanh tốn thay đổi ngồi dự kiến.
Chậm thanh toán các khoản nợ đến hạn, xuất hiện nợ quá hạn.
Mức độ vay gia tăng, yêu cầu khoản vay vượt quá nhu cầu dự kiến.
Tài sản đảm bảo không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản đảm bảo bị giảm sút so với định giá khi cho vay. Tài sản có dấu hiệu bị bán, trao đổi...
Khách hàng có những khoản thu nhập bất thường khơng phải từ hoạt động sản xuất kinh doanh theo như phương án vay vốn. Có dấu hiện sử dụng các nguồn tài trợ ngắn hạn cho đầu tư dài hạn.
Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng như: Có sự chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng, những thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn,...
Nhận diện rủi ro giúp ngân hàng kịp thời có những giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa và xử lý các khoản tín dụng có rủi ro. Do đó, việc xây” dựng một hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh cần được đặc biệt quan tâm.