6. Kết cấu luận văn
2.4. Đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ
2.4.2 Những hạn chế chủ yếu
Bên cạnh những thành tựu đạt được, trong công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay đối với DN tại Techcombank CN Hà Thành vẫn cịn có những hạn chế.
- Cơ cấu tín dụng chưa ổn định và hợp lý: tỷ lệ nợ trung dài hạn cao, tỷ lệ dư nợ các ngành bất động sản, xây lắp, vận tải biển, thủy điện, xi măng lớn. Chi nhánh chưa xác định được thị trường và lĩnh vực cho vay mục tiêu.
- Quy trình cho vay chưa phát huy hết hiệu quả. Đó là do việc thực hiện nhiều khi chỉ mang tính hình thức, ước lệ cho đủ hồ sơ giấy tờ mà chất lượng phân tích, đánh giá vẫn khơng sát với thực tế, tần suất đi thực tế, thực địa hoạt động của khách hàng không thực sự thường xuyên (chi nhánh mặc định việc đi thực tế khách hàng là theo phát sinh sự vụ, sau giải ngân việc tiếp xúc, thực tế diễn ra hàng tháng, 3 tháng, 6 tháng/lần).
- Hệ thống thơng tin tín dụng cịn hạn chế về số lượng, tính chính xác và mức độ cập nhật. Chi nhánh chưa xây dựng được một nguồn dữ liệu tổng hợp về các ngành nghề kinh doanh, các chỉ số đặc trưng làm căn cứ đánh giá chất lượng khách hàng.
- Hệ thống xếp hạng tín dụng khơng thường xun được cập nhật. Bộ chỉ tiêu chấm điểm chưa có sự phân biệt giữa các doanh nghiệp có quy mơ khác
nhau. Nội dung và tỷ trọng một số chỉ tiêu tài chính, phi tài chính chưa phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa.
- Công tác tổ chức định giá tài sản bảo đảm chưa hợp lý. Chi nhánh khơng có bộ phận định giá chuyên nghiệp, cán bộ quan hệ khách hàng có trách nhiệm định giá nhưng hầu hết chưa từng qua một chương trình đào tạo về định giá nào trong khi đây là một cơng tác địi hỏi tính chuyên nghiệp cao. Việc tái định giá không mang tính chủ động và khơng liên tục (định kỳ 6 tháng định giá 1 lần với những tài sản hình thành trong tương lai: dự án bất động sản, 1 năm định giá lại với những tài sản đã hình thành và hiện hữu: như giấy chứng nhận sử dụng đất, máy móc nhà xưởng, phương tiện cơ giới..)
- Cơng tác quản trị rủi ro tín dụng hiện đã và đang sử dụng các phương tiện hiện đại như SIBS, chương trình XHTDNB, chương trình phân loại nợ,... nhưng các công cụ này thiếu sự liên kết với nhau, cần nhiều thao tác thủ công để chương trình này có thể sử dụng kết quả của chương trình khác.
- Chi nhánh đang từng bước thực hiện công tác cảnh báo rủi ro thông qua công tác kiểm tra nội bộ và báo cáo quản lý tín dụng nhưng hiệu quả chưa rõ rệt. Cơng tác kiểm tra nội bộ mới chỉ dừng lại ở việc tổ kiểm tra phát hiện ra lỗi và các bộ phận nghiệp vụ tự giác khắc phục sai sót, chưa có bước rà sốt, kiểm sốt cơng tác khắc phục.