6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
2.4. Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước
2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế
ODA vào lĩnh vực nông nghiệp
2.4.2.1. Hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp
Tuy nhiên, công tác thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp những năm qua được đánh giá chỉ mới đạt ở mức trung bình so với các lĩnh vực kinh tế khác. Thu hút nguồn vốn ODA vào lĩnh vực nơng nghiệp vẫn cịn một số hạn chế, bất cập chính như sau:
Số vốn ODA mà tỉnh Sơn La nhận được chưa cao, nguồn vốn này chưa tập trung vào một số lĩnh vực nhất định cần thiết như đối với ngành nông nghiệp. Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nông nghiệp. Trong quá trình vận động thu hút nguồn vốn ODA, cần thiết phải có một định hướng tổng thể để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào huy động nguồn lực đặc thù này cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua, Bộ NN&PTNT, cũng như tỉnh Sơn La chưa ban hành một văn bản chính thức về qui hoạch, định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA chung của toàn ngành. Trong một số trường hợp, việc thu hút nguồn vốn ODA vào lĩnh vực NN&PTNT cũng chưa thực sự chủ động xuất phát từ nhu cầu thực tế mà còn bị động và phụ thuộc vào nhà tài trợ trong quá trình hình thành dự án ODA.
Đối với lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh việc thu hút vốn ODA chưa thực sự hấp dẫn được các nhà tài trợ, bộ phận cơ quan chuyên trách quản lý và thu hút về ODA của tỉnh chưa chủ động trong việc xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động, xúc tiến, quản bá hình ảnh để thu hút các đối tác nước ngoài hỗ trợ ODA phát triển các ngành của tỉnh, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp. Việc quảng bá, xúc tiến các chương trình vẫn cịn bị thụ động vào Trung ương.
Giải ngân nguồn vốn ODA chậm. Tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn ODA vẫn chưa đạt yêu cầu và đối với một số nhà tài trợ, cịn thấp hơn với mức bình quân. đặc biệt là đối với các dự án Lâm nghiệp (có dự án thời gian thực hiện đạt 80% nhưng tỷ lệ giải ngân mới đạt 31% như dự án FLITCH). Giải ngân chậm nguồn vốn ODA dẫn tới dự án bị kéo dài làm giảm hiệu quả dự án, hạn chế khả năng trả nợ, là nguy cơ làm tăng nợ quá hạn cho Chính phủ, làm ùn đọng vốn ODA cam kết và ký kết. Giải ngân vốn ODA chậm cũng dẫn đến chậm đưa cơng trình
vào sử dụng chậm, gây lãng phí, thất thốt nguồn lực, làm giảm tính ưu đãi và ý nghĩa của thời gian ân hạn, kéo dài thời gian trả phí cam kết, đồng thời làm ảnh hưởng uy tín đối với các nhà tài trợ về năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA, và tác động không tốt đến vận động thu hút nguồn vốn này.
Bố trí vốn đối ứng không kịp thời: Nhìn chung tỉnh Sơn La và cơ quan chủ quản dự án còn thiếu tầm nhìn dài hạn và thiếu kinh nghiệm trong quá trình thiết kế dự án, xây dựng kế hoạch vốn đối ứng cho dự án và trong đàm phán, ký kết với các nhà tài trợ. Trong các văn kiện dự án ký kết, cơ chế quản tài chính chưa đầy đủ, rõ ràng, đặc biệt là các định mức chi tiêu và tổ chức bộ máy kế tốn. Vì vậy, tổ chức triển khai thực hiện dự án thường gặp khó khăn. Do ngân sách hạn hẹp nên thường bố trí vốn đối ứng khơng kịp thời, việc huy động nguồn vốn góp từ người hưởng lợi ở một số nơi cũng gặp không it vướng mắc. Thực tế việc không xác định rõ cơ chế tài chính đối với dự án ODA đã làm chậm giải ngân và kéo dài thời gian thực hiện dự án.
Năng lực quản lý và giám sát thực hiện dự án của các ban quản lý dự án (PMU) các cấp còn hạn chế. Ban quản lý dự án quản lý sử dụng vốn ODA vay ưu đãi rất lúng túng và phải mất khoảng 2 năm, mới hiểu rõ và làm đúng theo các quy định và thủ tục của nhà tài trợ. Hạn chế này là do việc tiếp cận nguồn vốn ODA vay ưu đãi thường thụ động, trong khi cán bộ quản lý dự án lại chưa được đào tạo bồi dưỡng kịp thời, các Ban quản lý dự án tỉnh khó tuyển được cán bộ có đủ năng lực và kinh nghiệm do công việc làm dự án có tính chất tạm thời và lương thấp so với thu nhập trên thị trường lao động.
Công tác đánh giá sau khi dự án kết thúc hiện chưa được quan tâm đúng mức. Hiện tại chỉ có nhà tài trợ thực hiện việc đánh giá sau dự án còn các cơ quan liên quan lại chưa thực hiện công tác này do kinh phí hạn hẹp, điều này hạn chế khả năng học tập nâng cao năng lực quản lý sử dụng nguồn vốn ODA từ chính kinh nghiệm của chúng ta. Việc đánh giá hiệu quả dự án sau khi hoàn thành của nhà tài trợ, trong một số trường hợp, chưa phản ánh sát thực tế và nguyên nhân mà chỉ thể hiện quan điểm riêng của nhà tài trợ, nhưng phía các địa phương lại phản biện chậm nên cũng gây ảnh hưởng không tốt đến công tác thu hút vốn ODA trong tương lai.
Các cơ quan thụ hưởng ODA của tỉnh chưa phát huy được hết vai trò làm chủ trong việc thu hút ODA. Trong nhiều trường hợp các cơ quan thụ hưởng chưa xuất phát từ nhu cầu thực tế mà bị động và phụ thuộc vào các nhà tài trợ trong việc
hình thành các dự án ODA, cịn thiếu chủ động, trơng chờ vào các chuyên gia và tư vấn nước ngoài, hay các cán bộ từ Trung ương cử về.
2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế trong thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp
Năng lực của đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực về quản lý và triển khai dự án ODA còn hạn chế, thiếu sức thuyết phục, trong quá trình lập đề cương cho các chương trình dự án ODA thì số lượng các danh mục dự án viện trợ còn dàn trải, chưa tập trung vào các dự án cần thiết.
Thời gian để các cơ quan có thẩm quyền rà sốt lại, lập danh mục dự án ưu tiên kéo dài làm cho mục tiêu ngắn hạn của một số dự án mất đi tính cấp thiết, tác động tích cực của dự án đến môi trường kinh tế - xã hội bị biến đổi, vì vậy giảm độ tin cậy đối với các nhà tài trợ, ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn, không gây được sự chú ý của nhà tài trợ, cũng như không gây được ảnh hưởng đến các cơ quan cấp cao của Nhà nước.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội nói chung và đối với lĩnh vực ngành nông nghiệp của tỉnh cịn thiếu tầm nhín chiến lược, khơng đón được trước mục tiêu của các nhà tài trợ.
Cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của tỉnh như thủy lợi, giao thông nội đồng, kiên cố hóa kênh mương, hệ thống đê, hệ thống điện…nên khó tạo điều kiện để thu hút được vốn ODA đầu tư hỗ trợ.
Một số chính sách của nhà nước và của tỉnh về thu hút vốn đầu tư, hỗ trợ ODA còn chưa thực sự hiệu quả và chưa có tính cập nhật nên thu hút dịng vốn ODA nói chung và cho ngành nông nghiệp của tỉnh chưa đạt được như kỳ vọng.
CHƯƠNG 3: MÔT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ HỖ TRỢ CHÍNH THỨC NƯỚC NGỒI VÀO LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP
CỦA TỈNH SƠN LA