ĐVT: Triệu USD
TT Nội dung Tổng ODA
ký kết ODA vay ODA viện trợ Tỷ lệ viện trợ/tổng số (%) 1 Tổng ODA được ký kết trong toàn tỉnh 56,35 45,68 10,67 18,94 2 ODA cho ngành nông nghiệp, nông thôn
52,88 43,65 9,23 17,45
3 ODA cho ngành
khác 3,47 2,03 1,44 41,50
Nguồn: Báo cáo tình hình vận động và thực hiện các chương trình, dự án ODA tỉnh Sơn La các năm từ 2017 – 2019.
Nhìn vào bẳng 2.6 ta thấy, trong giai đoạn 2017 – 2019, tỉnh Sơn La đã vận động và thu hút được một lượng lớn vốn ODA để phục vụ nhu cầu đầu tư, phát triển của ngành nông nghiệp.
Để thu hút được lượng vốn ODA nêu trên, cùng với sự định hướng, hỗ trợ của các Bộ, Ngành cấp Trung ương, tỉnh Sơn La đã có những hành động thiết thực trong vận động nguồn ODA, cụ thể là:
Thứ nhất, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tư vấn cho UBND tỉnh
đề xuất các dự án yêu cầu hỗ trợ ODA, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tiếp xúc, vận động các nhà tài trợ. Khi được phê duyệt là một bộ phận của chương trình, dự án, tỉnh đã phối hợp tổ chức triển khai, quản lý giám sát theo quy định chung.
Quy trình thu hút nguồn vốn ODA tại tỉnh bước đầu được thực hiện khá tốt. Sở Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp các Sở, ngành trong tỉnh đề xuất ý tưởng, xây dựng đề cương dự án chủ động tiếp cận nhà tài trợ, nhằm vận động các dự án có quy mơ lớn theo định hướng ưu tiên của tỉnh đã được xác định trong danh mục ưu tiên vận động ODA và phù hợp với tiêu chí tài trợ của nhà tài trợ.
Đối với các chương trình, dự án ODA do các Bộ ngành quản lý: Các Sở ngành trong tỉnh đã tăng cường quan hệ với các Bộ ngành trung ương để nắm thông tin, chủ động xây dựng các tiểu dự án của tỉnh phù hợp với tiêu chí tài trợ và của
từng chương trình, dự án để đăng ký tham gia chương trình dự án do các Bộ ngành trung ương quản lý, nhất là các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông nông thôn, nước sạch vệ sinh mơi trường nơng thơn, xố đói giảm nghèo.
Thứ hai, ngồi các hoạt động phối hợp với các Bộ, tỉnh Sơn La đã tổ chức
các Hội nghị vận động viện trợ tại địa phương để giới thiệu, quảng bá tiềm năng của tỉnh và nhu cầu viện trợ, chẳng hạn như các Hội nghị vận động tài trợ ODA.
Thứ ba, trong giai đoạn 2016-2019, Ủy ban Nhân dân tỉnh đã phê duyệt Đề án
vận động, thu hút dự án ODA đến năm 2025. Trong đề án của các tỉnh đều đánh giá tỉnh hình thu hút và sử dụng vốn ODA của tỉnh mình thời kỳ 2000-2017, đánh giá hiệu quả thực hiện các dự án ODA trong thời gian qua và đề xuất định hướng thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA của tỉnh đến năm 2025. Trong đó, lĩnh vực phát triển nông nghiệp được xếp vào nhóm ưu tiên hàng đầu để thu hút và tăng cường hiệu quả sử dụng trong thời gian tới.
Thứ tư, Tỉnh Sơn La đã bước đầu chú trọng tạo môi trường để thu hút nguồn
vốn ODA, cụ thể là đã tích cực cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực thể chế, sửa đổi hệ thống văn bản pháp quy theo hướng thật minh bạch, cụ thể và có tính đồng bộ cao. Nhận thức đúng đắn về ODA, lãnh đạo tỉnh đã có sự cam kết mạnh mẽ, chỉ đạo sát sao nhằm đảm bảo việc thực hiện các chương trình, dự án ODA có hiệu quả, phịng và chống thất thốt, lãng phí. Thơng qua đó, đã tạo dựng được niềm tin của cộng đồng quốc tế đối với Việt Nam nói chung và đối với tỉnh Sơn La riêng. Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã chú trọng củng cố đội ngũ thực hiện dự án, đảm bảo có đầy đủ năng lực quản lý, trình độ chun mơn, đáp ứng yêu cầu thực hiện tốt mục tiêu dự án; xây dựng các chương trình, dự án có hiệu quả, hiệu suất, có lợi ích và tính bền vững.
Thứ năm, tỉnh Sơn La cũng đã bước đầu thực hiện lồng ghép các dự án sử
dụng nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ vào kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, địa bàn; kết hợp đồng bộ với việc thực hiện các dự án liên quan từ các nguồn vốn khác để phát huy tốt hiệu quả đầu tư; thường xuyên cập nhật, bổ sung danh mục dự án cho phù hợp với yêu cầu thực tế, đảm bảo tính hợp lý, khả thi trong thực hiện.
2.2.2. Tình hình sử dụng nguồn vốn ODA
Trong 4 năm 2017 – 2019, tổng số vốn ODA mà tỉnh Sơn La ký kết là 45,37 triệu USD, trong đó đã giải ngân được 37,67 triệu USD, đạt 83,02%. Đây cũng là con số tương đương cao so với tình hình giải ngân vốn ODA của các nước trong giai đoạn này (trung bình 60 – 70%).