Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn OAD hàng năm

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 50 - 52)

Năm

Vốn vay Viện trợ khơng hồn lại Tổng cộng

Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) Tỷ lệ (%) Giá trị (triệu USD) 2016 8,02 91,34 0,76 8,66 8,78 2017 4,71 100 0 0 4,71 2018 14,82 75,81 4,73 24,19 19,55 2019 11,00 89,21 1,33 10,89 12,33

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2020.

Trong giai đoạn 2016 – 2019, bình quân mỗi năm tỉnh Sơn La đã huy động được 9,39 triệu USD, trong đó vốn vay là 7,61 triệu USD và vốn viện trợ khơng hồn lại là 1,78 triệu USD.

Năm 2018 là năm tỉnh Sơn La ký kết được nhiều nhất, 11 dự án với tổng số vốn là 19,55 triệu USD. Tiếp đến, là các năm 2019 với số vốn huy động là 12,33 triệu USD.

Theo kế hoạch năm 2020, dự kiến tỉnh Sơn La sẽ ký 7 dự án với tổng số vốn là 10,54 triệu USD (vốn ODA khơng hồn lại 1,74 triệu USD, vốn vay là 8,80 triệu USD) trong đó tập trung chủ yếu vào phát triển giao thơng vận tải và thủy lợi.

Từ bảng 2.4. cho thấy việc huy động vốn vay và vốn khơng hồn lại cũng biến động thất thường do thiếu vốn đối ứng để triển khai đầu tư xây dựng các dự án theo cam kết với các nhà tài trợ, do thủ tục chuẩn bị đầu tư của tỉnh triển khai cịn chậm.

Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA hàng năm theo nhà tài trợ

Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA hàng năm theo các nhà tài trợ được trình bày trong bảng 2.5 dưới dây. Trong giai đoạn 2016 -2019, tỉnh Sơn La đã đàm phán, ký kết với nhiều nhà tài trợ (9 nhà tài trợ) trong đó có 3 nhà tài trợ song phương và 6 nhà tài tài trợ đa phương.

Các nhà tài trợ song phương bao gồm: Pháp, Đan Mạch, Na Uy

Các nhà tài trợ đa phương bao gồm: Ngân hàng thế giới (WB); ngân hàng phát triển Châu Á (ADB); cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (Jica); quỹ phát triển

quốc tế của tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OFID); Quỹ toàn cầu; Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC).

Đa phần nguồn vốn này đều sử dụng theo mục tiêu xóa đói giảm nghèo; phát triển nông nghiệp, giao thông nơng thơn, chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Trong đó, Pháp là nước viện trợ song phương lớn nhất; Ngân hàng thế giới là tổ chức viện trợ đa phương lớn nhất.

Bảng 2.5. Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA hàng năm theo các nhà tài trợ. ĐVT: Triệu USD Năm Các nhà tài trợ Tổng cộng Pháp Đan Mạch Na UY WB ADB Quỹ TC CDC (Mỹ) Jica OFID 2016 1,96 1,55 0 1,53 0,74 0,22 0,28 1,66 0,840 8,78 2017 2,01 0 0,2 1,15 0,34 0,2 0 0,81 0 4,71 2018 3,96 1,29 0,32 9,53 2,1 0 0 2,35 0 19,55 2019 4,64 0,56 0,4 2,72 0,35 0,14 0,09 1,69 1,74 12,33

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Sơn La năm 2017 – 2019

Từ bảng 2.5. cho thấy, trong thời kỳ 2016 – 2019, nguồn vốn ODA viên trợ phát triển chủ yếu là ODA đa phương chiếm tỷ lệ 59,69%.

Trong các tổ chức quốc tế viện trợ đa phương, Ngân hàng thế giới là tổ chức cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất qua 02 dự án lớm là “Dự án năng lượng nông thôn II” với tổng vốn đầu tư là 160,39 tỷ đồng và “Dự án giao thông nông thôn 3” với tổng số vốn đầu tư là 102 tỷ đồng.

Trong các quốc gia viện trợ song phương, Pháp là nước cung cấp viện trợ phát triển lớn nhất qua dự án “nước sạch cho khu vực nông thôn tỉnh Sơn La” có tổng vốn đầu tư là 20,92 tỷ đồng.

Tình hình ký kết và phân bổ nguồn vốn ODA theo ngành

Nguồn vốn ODA tại Sơn La thời gian qua có quy mơ nhỏ, biến động không đều, chưa cân đối giữa các lĩnh vực và tỷ trọng.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)