tại tỉnh Sơn La TT Nội dung Mức độ đánh giá Phân tích Tốt Trung bình yếu Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Tổ chức hội nghị,
hội thảo trong nước 55 68,75 15 18,75 10 12,5 2,56 1 2
Tham gia chương trình xúc tiến thương mại tại
nước ngoài 41 58,57 15 21,43 14 20 2,09 4 3
Xúc tiến đầu tư thương mại/ Hội chợ tại các địa phương 45 56,25 23 28,75 12 15 2,41 3 4 Tổ chức chương trình gặp gỡ, làm việc giữa lãnh đạo tỉnh và đoàn đại biểu của các địa phương, đại điện ngoại giao
51 63,75 21 26,25 8 10 2,54 2
Đánh giá chung = 2,24
Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của tác giả
Nhận xét:
Đánh giá chung về hoạt động xúc tiến đầu tư ODA của tỉnh Sơn La đạt mức trung bình với = 2,40, Các chương trình xúc tiến đầu tư được đánh giá với mức
biến động từ 2,09 – 2,56.
Cụ thể: Tổ chức hội nghị, hội thảo trong nước được đánh giá ở mức cao nhất với = 2,56 (mức tốt), tiếp đến là Tổ chức chương trình gặp gỡ, làm việc giữa lãnh
đạo tỉnh với đoàn đại biểu các địa phương, đại diện ngoại giao với = 2,,54 (mức tốt). Xúc tiến đầu tư thương mại/hội chợ tại các địa phương và tham gia chương trình xúc tiến đầu tư tại nước ngoài đưuọc đánh giá ở mức trung bình với lần lượt là 2,41 và 2,09.
Thực tế cho thấy, UBND tỉnh rất chú trọng tới thu hút đầu tư ODA về các lĩnh vực trên địa bàn tỉnh nói chung và lĩnh vực nơng nghiệp nói riêng. Tỉnh đã huy động các Trung tâm xúc tiến đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân cùng tham gia vào các sự kiện nhằm quản bá hình ảnh và sức hút của lĩnh vực nơng nghiệp của tỉnh nhằm có được dự án đầu tư. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay số dự án đầu tư hỗ trợ vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn – giảm nghèo trên địa bàn tỉnh khơng nhiều (chỉ có 04 dự án). Điều này cho thấy hiệu ứng từ hoạt động xúc tiến đầu tư là có nhưng hiệu quả để có được dự án đầu tư ODA lại chưa cao. Và điều cần thiết đối với UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan nghiên cứu các phương án thu hút đầu tư hợp lý nhằm đen lại hiệu quả của quá trình xúc tiến đầu tư.
2.3.4. Thực trạng thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư
Công tác thẩm định và phê duyệt các dự án ODA là khâu hết sức quan trọng nhằm bảo đảm tính hiệu quả và chất lượng của các dự án ODA. Các dự án nông nghiệp được triển khai và thực hiện tại tỉnh được chia thành 02 nhóm: (i) Các dự án nhóm O do Bộ Nông nghiệp và PTNT (hoặc các Bộ ngành khác) là cơ quan chủ quản và sau khi phê duyệt dự án xong, thì thành lập Ban quản lý dự án tại tỉnh và giao cho Ủy ban nhân dân tỉnh là cơ quan chủ quản dự án tại địa phương; và (ii) Các dự án trực tiếp do tỉnh đàm phán, thẩm định và triển khai.
Công tác thẩm định, phê duyệt dự án tại tỉnh trong những năm qua gặp nhiều khó khăn, cụ thể:
-Thời gian phê duyệt luận chứng khả thi, thiết kế kỹ thuật kéo dài, từ khi phê duyệt đến khi thi công phải mất từ 1 đến 1,5 năm. Tình hình triển khai thực tế có nhiều thay đổi nên nhiều dự án địi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, việc phê duyệt những thay đổi của cả hai phía là chủ dự án và nhà tài trợ thường bị chậm trễ. Hơn nữa đối với một số dự án như thủy lợi hoặc dự án rừng phòng họ, do mấy năm qua chính sách thuế đối với các nguyên liệu đầu vào và giá
cả vật liệu, nhân công thường xuyên thay đổi, đồng thời dự án lại được triển khai tại nhiều tỉnh, nên thời gian thẩm định và phê duyệt rất dài. Có những dự án hợp tác với JICA, kể từ khi Thủ tướng phê duyệt danh mục dự án đầu tư cho đến khi dự án ký kết hiệp định phải mất thời gian khoảng 5 năm, do việc điều tra và thiết kế kỹ thuật kéo dài dẫn đến phải chuyển địa điểm thực hiện dự án.
-Các quy định về thẩm định các dự án ODA nhóm A địi hỏi phải có sự cam kết chắc chắn nguồn vốn nước ngồi thì mới có căn cứ để thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, nhiều nhà tài trợ, đặc biệt là Nhật Bản - nhà tài trợ chủ yếu các dự án phát triển hạ tầng quy mơ lớn thuộc nhóm A, lại u cầu dự án phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt thì mới có thể xem xét cấp vốn.
-Thủ tục phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự tốn, nội dung đấu thầu của phía Việt Nam (do các cơ quan Bộ ngành địa phương tiến hành) thường bị chậm trễ, khơng chính xác cả trước và sau khi ký kết hiệp định vay vốn ưu đãi. Sự không hài hòa thủ tục giữa Luật Đấu thầu và hướng dẫn mua sắm của Nhà tài trợ là một trong những lý do dẫn đến trình trạng này. Cụ thể, đối với các dự án ODA do ADB, WB tài trợ, sau khi ký kết hiệp định, Nhà tài trợ đồng ý kế hoạch mua sắm trong 18 tháng, tuy nhiên Luật Đấu thầu của Việt Nam thì lại quy định đối với các dự án đầu tư sau khi dự án được ký kết và có hiệu lực sẽ phê duyệt kế hoạch đấu thầu tổng thể.
Mặt khác, việc thẩm định các phương án tài chính của một số dự án cũng chưa chặt chẽ, chủ yếu được thực hiện tại bàn, chưa giúp lựa chọn được các phương án tối ưu. Điều này, một mặt do hạn chế của phương pháp “thẩm định tại bàn”, mặt khác do áp lực
từ nhiều phía trong quá trình vận động của dự án gây ra. Tâm lý các ngành, các cấp đều muốn có nhiều dự án được thực hiện trong phạm vi quyền quản lý của mình nên việc thẩm định dự án khơng được khách quan, thấu đáo, có khi chấp nhận cả những ràng buộc bất lợi hoặc lựa chọn những dự án khơng có hiệu quả cao xét trên tổng thể nền kinh tế. Kết quả là nhiều dự án có phương án cho vay lại khơng phù hợp, đến kỳ trả nợ dự án khơng trả được nợ và xin hỗn nợ, hoặc có dự án địa phương khơng có năng lực bố trí vốn đối ứng để thực hiện các nghĩa vụ của mình như đã cam kết...
Thủ tục hành chính của Việt Nam cũng gây nhiều khó khăn cho các Ban quản lý dự án tỉnh, đặc biệt là bước thẩm định và phê duyệt nghiên cứu khả thi, phê duyệt để triển khai các hạng mục sử dụng vốn sau đấu thầu. Ở mỗi bước, các Ban
quản lý dự án tỉnh đều phải gửi hồ sơ đến Ban quản lý dự án Trung ương xem xét trước, trước khi trình Bộ chủ quản và Nhà tài trợ. Do các tiêu chuẩn địi hỏi khơng đồng nhất nên để có được sự đồng ý của tất cả các cấp thì phải mất nhiều thời gian và công sức, dẫn đến có những gói thầu phải mất vài tháng mới có kết quả đồng ý, gây chậm tiến độ thực hiện dự án.
Các quy định về phê duyệt các dự án ODA cho thấy ý định kiểm soát chặt chẽ hiệu quả của các dự án ODA của Nhà nước. Tuy nhiên các quy định này chỉ phù hợp trong bối cảnh số lượng các dự án ODA do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ở mức vừa phải. Khi số lượng các dự án tăng nhanh như trong thời gian qua và quy trình xây dựng dự án của các nhà tài trợ phức tạp sẽ tạo ra gánh nặng trong quá trình thẩm định và phê duyệt dự án cho Chính phủ và các cơ quan tổng hợp.
Theo đánh giá thì lĩnh vự thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA của tỉnh thời gian qua còn nhiều tồn tại cần tập trung tháo gỡ. Tác giả đã khảo sát 30 cán bộ quản lý, công chức, viên chức thuộc UBND tỉnh, Sở KH&ĐT và các cán bộ nhân viên đang thực hiện dự án ODA tại tỉnh Sơn La đánh giá mức độ công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư tại tỉnh Sơn La. Kết quả khảo sát được thống kê trong bảng 2.6 sau: