Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 29 - 30)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

1.3. Quy trình thu hút vốn đầu tư hỗ trợ và sử dụng ODA vào nông nghiệp ở

1.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch

Để ODA phát triển theo đúng hướng “lành mạnh”, cân đối trong phạm vi địa bàn tiếp nhận vốn thu hút đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút ODA đóng vai trò quan trọng. Cần phải có định hướng, điều tiết ODA trên cơ sở quy hoạch một cách chi tiết và rõ ràng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nhận đầu tư.

Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải thỏa mãn các nguyên tắc về chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phịng mà nhà nước, địa phương đề ra; phải thể hiện được thành các danh mục dự án thu hút vốn đầu tư cụ thể để truyển đến các nhà tài trợ, đầu tư những lĩnh vực, địa bàn mà địa phương đang gọi vốn; chỉ rõ những ngành nghề, vùng được phép đầu tư hoặc không được phép đầu tư. Trong chiến lược thu hút vốn hỗ trợ đầu tư phải thể hiện được quyết tâm chính trị cao, mục tiêu tương xứng với yêu cầu, đòi hỏi của quá trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương; phải thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn theo ý muốn của địa bàn tiếp nhận đầu tư, mà phải quan tâm tới lợi ích của họ khi ban hành chính sách, khéo léo kết hợp hài hịa lợi ích giữa các bên; tạo điều kiện cho các nhà tài trợ, đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn ngành nghề tài trợ hỗ trợ đầu tư, trừ những lĩnh vực cấm, lĩnh vực địa phương khơng khuyến khích thu hút vốn đầu tư hỗ trợ.

Chiến lược thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA là cơ sở để xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hút ODA theo ngành, lĩnh vực kinh tế và vũng lãnh thổ. Do đó, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA cần phải có tính động, có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương với nhau.

Để xây dựng chiến lược có chất lượng, sát với tình hình thực tế, cần chú trọng dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án để dễ thích ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị

trường và xu hướng vận động của ODA trong dài hạn. Quy hoạch, kế hoạch phải được xây dựng đồng bộ và cụ thể hóa cho từng giai đoạn.

Với vai trò quan trọng của nền nông nghiệp và chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là tăng cường thu hút ODA vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng thực tế ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa đáp ứng với yêu cầu đạt ra như kỳ vọng. Có nhiều nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp chưa thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA như: Hoạt động sản xuất của khu vực nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiếu đảm bảo về kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn lực, nơng nghiệp Việt Nam cịn mang tính sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, thiếu tính chun mơn; chiến lược, định hướng thu hút vốn đầu tư hỗ trợ vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được xác định rõ ràng; cơ chế, chính sách về ODA trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa thật sự hấp dẫn nhà tài trợ, đầu tư hỗ trợ nước ngoài.

Các ngành, địa phương cần xây dựng các danh mực dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA với các thông tin cụ thể, về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình xúc tiến hỗ trợ vốn đầu tư hỗ trợ. Hoàn tiện cơ chế chính sách về khuyến khích ODA vào lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường nâng cao hiệu quả công tác, vận động xúc tiến thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài theo hướng coi việc hỗ trợ tạo điều kiện để triển khai có hiệu quả các dự án ODA đã được ký kết là điều kiện tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà hỗ trợ đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của ODA trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động thu hút đầu tư hỗ trợ cụ thể trong nước và ngoài nước, tập trung vào các ngành, dự án, và đối tác trọng điểm cần thu hút ODA.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)