Đánh giá công tác thẩm định và lựa chọn dự án ODA tỉnh Sơn La

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 69 - 113)

TT Nội dung Mức độ đánh giá Phân tích Tốt Trung bình yếu Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Căn cứ xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án 21 70,00 6 20,00 3 10 2,60 2 2 Tính chặt chẽ của quy trình thẩm định 25 83,33 5 16,67 - - 2,83 1 3 Nội dung báo cáo đánh

giá, thẩm định dự án 19 63,33 6 20,00 5 16,67 2,47 3 4 Độ dài của thời gian

thẩm định 11 30,56 15 41,67 10 27,78 2,43 4

Dánh giá chung = 2,58

Nhận xét:

Kết quả quả khảo sát trên cho thấy, công tác thẩm định và lựa chọn dự án đầu tư được đánh giá ở mức khá tốt, với = 2,58. Cụ thể, quy trình thẩm định các dự án đầu tư được đánh giá là rất chặt chẽ = 2,83, các căn cứ xây dựng tiêu chí lựa chọn dự án đầu tư có tính chính xác, ohuf hợp cao = 2,60. Nội dung báo cáo đánh giá, thẩm định dự án và độ dài của thời gian thẩm định được đánh giá ở mức trung bình với lần lượt là 2,47 và 2,43.

Nghiên cứu thực tế cho thấy, Sở KH&ĐT đã rất nghiêm túc trong việc áp dụng các Thông tư của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các văn bản hướng dẫn quy trình lựa chọn, thẩm định dự án đầu tư, nhất là đối với các dự án ODA. Với các dự án được đề xuất đầu tư, Sở KH&ĐT Sơn La đã phân tích kỹ các điều kiện thực hiện dự án với tính hình thực tế tại địa bàn đầu tư và các yếu tố vĩ mô khác nhằm đem lại hiệu quả đầu tư cho dự án. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều tổ chức còn chưa thực sự hài lòng về độ dài thời hạn thẩm định, 25 ngày đối với các dự án đầu tư theo quy định tại mục 1 chương III nghị định số 15/2015/NĐ – CP, cộng với khoảng thời gian chờ quyết định chaaos thuận ưu đãi thì các tổ chức phải mất gần 2 tháng chờ đợi các thủ tục ban đầu trước khi đầu tư hỗ trợ. Điều này, một phần do cơ chế chính sách quy định chung, tuy nhiên Sở KH&ĐT có thể rút ngắn khoảng thời gian này bằng cách xây dựng đội ngũ nhân lực thực sự có chun mơn tham gia công tác lựa chọn và thẩm định dự án. Đó sẽ là hiệu ứng tốt để các tổ chức mạnh dạn và ưu tiên đầu tư trên địa bàn tỉnh hơn.

2.3.5. Thực trạng tổng kết, đánh giá về thu hút ODA tỉnh Sơn La

Hàng năm, UBND tỉnh Sơn La có tổ chức 04 hội nghị sơ kết, tổng kết đánh giá về thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA kết hợp với sơ kết, tổng kết nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Đồng thời chỉ đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, Sở Giáo dục và Đào tạo, …các địa phương, các bộ phận liên quan tổng hợp báo cáo theo tháng, quý, năm kết quả thực hiện nhiệm vụ liện quan đến công tác thu hút ODA.

- Kết quả thực hiện nhiệm vụ;

- Phân tích các kết quả nổi bật, những vấn đề còn tồn tại, hạn chế, các nguyên nhân ảnh hưởng;

- Các đề xuất, phương hướng, giải pháp mới.

Bên cạnh những hội nghị định kỳ là những hội nghị, báo cáo đột xuất, chuyên đề đều được cac cơ quan liên quan thực hiện nghiêm túc, kịp thời khi được phân công yêu cầu.

Việc tổ chức sơ kết, tổng kết không chỉ để nhìn nhận lại quá trình chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ liên quan đến thu hút ODA của Sở, ngành, địa phương, nó cịn là cách để chính quyền, các cơ quan chức năng địa phương điều chỉnh, bổ sung phù hợp với các giải pháp với những xu hướng, điều kiện và thay đổi mới của dòng vốn ODA, của cơ chế, chính sách. Đồng thời, thường xuyên đồng hành, hỗ trợ cùng tổ chức để tổng hợp, đề xuất giải pháp quyết tháo gỡ khó khăn vướng mắc nếu có.

Kết quả khảo sát về đánh giá mức độ của công tác tổng kết, đánh giá về thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Sơn La được thống kê trong bảng sau:

Bảng 2.14. Đánh giá công tác tổng kết, đánh giá về thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA tỉnh Sơn La TT Nội dung Mức độ đánh giá Phân tích Tốt Trung bình yếu Thứ bậc SL % SL % SL % 1 Căn cứ xây dựng các tiêu chí lựa chọn dự án 19 63,33 8 26,67 3 10 2,53 2 2 Tính chặt chẽ của quy trình thẩm định 9 30,00 15 50,00 6 - 2,10 3 3

Nội dung báo cáo đánh giá, thẩm định dự án

21 70,00 7 23,33 2 16,67 2,63 1

Dánh giá chung = 2,42

Nhận xét:

Nhìn chung, hiện nay, tỉnh Sơn La đang duy trì tốt các cuộc họp đánh giá, tổng kết về thu hút ODA trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, tần suất/ khoảng cách các cuộc họp đảm bảo kịp thời điều chỉnh với biến động của môi trường, dễ nắm bắt kịp thời hiệu ứng khi dự án mới được đưa vào đầu tư hoặc khai thác sử dụng. Tuy nhiên, do thực trạng hiện nay, số lượng các dự án ODA trên địa bàn tỉnh không nhiều, nên việc tổ chức các cuộc họp định kỳ chưa đem lại hiệu quả cao; mục tiêu của các cuộc họp đôi khi chưa được xác định cụ thể nên chưa khai thác hết được các ý kiến của các cá nhân, đon vị tổ chức, nhà đâu tư hỗ trợ; đặc biệt, dù cuộc họp có đưa ra các giải pháp nhằm đẩy nhanh xúc tiến đầu tư ODA vào Sơn La nói chung và lĩnh vực Nơng nghiệp nói riêng nhưng vẫn rất khó có thể áp dụng vào thực tế.

Tóm lại: Mở cửa để thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngồi vẫn là chủ trương được tỉnh quan tâm hàng đầu trong thời gian tơi. Do vậy, chủ trường của UBND tỉn Sơn La trước mắt cũng như lâu dài, cần tập trung thực hiện có hiệu quả Đề án nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh; tăng cường gặp gỡ, đối thoại với các tổ chức nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh, để tiếp tục thu hút đầu tư trong các ngành, lĩnh vực truyền thống như thủy điện, công nghiệp, giáo dục và đặc biệt là nông nghiêp. Bên cạnh đó, tiếp tục khun khích các thành phần kinh tế phát triển cơ sở thực hiện nghiêm túc Luật đầu tư, các nghị định thông tư hướng dẫn về thu hút, quản lý ODA.

2.4. Đánh giá chung về tình hình thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp của tỉnh Sơn La ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp của tỉnh Sơn La

2.4.1. Thành tựu đạt dược

Việc thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp tỉnh Sơn La thời gian qua đã có những thành tựu tác động mạnh mẽ tới ngành nông nghiệp của tỉnh, thể hiện trên các mặt sau:

chiến lựơc, xây dựng đề án đến cơng tác xúc tiến quản bá hình ảnh vả triển khai dự án ODA của tỉnh được tăng lên thể hiện bằng số dự án và giá trị cũng như các lĩnh vực mà OAD đầu tư trên địa bàn của tỉnh năm sau cao hơn năm trước, tu hút được nhiều nhà tài trợ các tổ chức quan tâm hơn đến các lĩnh vực của tỉnh.

Sơn La với hơn 80% dân số ở nông thôn, miền núi và 70% dân số phụ thuộc vào nông nghiệp và các nguồn tài nguyên thiên nhiên làm nguồn sống, nông nghiệp và phát triển nơng thơng chiếm một vị trí ưu thế trong tất cả các chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.Trong những năm gần đây kinh tế phát triển, đời sống người dân được cải thiện, tuy nhiên ngân sách của nhà nước và của tỉnh đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp cịn hạn chế, đầu trực tiếp nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp chưa hiệu quả thì nguồn vốn ODA trong hơn hai mươi năm qua thu hút được đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ lệ khoảng 30% tổng vốn thu hút đầu tư phát triển của tỉnh. Nguồn vốn ODA thu hút được vào lĩnh vực nông nghiệp đã bổ sung một nguồn vốn quan trọng để đầu tư phát triển giúp ngành nông nghiệp của tỉnh ổn định bền vững, đảm bảo cuộc sống cho người dân.

ODA là nguồn vốn đầu tư quan trọng và cần thiết giúp tỉnh đầu tư vào hỗ trợ công các khuyến nông, nước sinh hoạt, y tế nông thôn, cơ sở hạ tầng nông thôn….đã làm thay đổi cách suy nghĩ, cách làm cô hủ lạc hậu của các vùng nôn thôn nghèo, dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa, góp phần quan trọng vào chương trình xóa đói giảm nghèo của Việt Nam. Nhờ vậy đã góp phần đảm bảo cho tốc độ tăng GDP cho ngành nông nghiệp của tỉnh từ đạt bình quân 4,3% trong thời kỳ 1990- 2000, tăng lên 4,9% trong thời kỳ 2000-2010, đạt 3,83% thời kỳ 2010-2015, và đạt 3,4% giai đoạn 2015- 2019. Nguồn vốn ODA cũng góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân, giúp giảm tỷ lệ đói nghèo của Sơn La từ .34,44% năm 2016 xuống còn khoảng 25,42% năm 2019.

Nguồn vốn ODA giúp bổ sung ngân sách của tỉnh tập trung đầu tư vào xây dựng các cơ sở hạ tầng nông thôn quan trọng như các tuyến đường giao thông nông thôn, đường liên huyện, liên xã, liên thôn tạo tiền đề phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa nâng cao đời sống các hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa; đầu tư xây dựng các

cơng trình thủy lợi quan trọng, nâng cấp hệ thống đê điều, xây hồ, đạp giúp bà con nông dân chủ động tưới tiêu, thoát lũ tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống nhân dân, đầu tư trang thiết bị khoa học công nghệ mới, tạo đà phát triển mạnh cho nông thôn tỉnh Sơn La. Cụ thể, dự án Ngành cơ sở hạ tầng nông thôn (DA 1564- VIE, với vốn vay ADB 1,23 triệu USD và Cơ quan phát triển Pháp - AFD 1,15 triệu USD) đã góp phần cải thiện hệ thống giao thông với tổng chiều dài 28,7 km trên địa bàn của 3 huyện; phát triển 13 tiểu dự án thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho 6.314 ha; xây dựng 3 tiểu dự án cấp nước sạch phục vụ cho 5.000 người; xây dựng 5 chợ nơng thơn… Nhờ có các dự án nước sinh hoạt nơng thôn, tỷ lệ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đã tăng từ 40% năm 2008 lên 88% năm 2018, trong đó vốn ODA chiếm 18,2% trong tổng số vốn đầu tư cho cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, nếu khơng có vốn ODA thì ngân sách nhà nước không thể đảm đương nổi, khu vực tư nhân cũng khơng có động lực đầu tư vào lĩnh vực CSHT công cộng này.

Với sự hỗ trợ của ODA, nhiều văn bản quy phạm pháp luật, nhiều chính sách mới trong ngành nông nghiệp đã được xây dựng và hoàn thiện nhờ tài trợ quốc tế, trong đó chuyên gia quốc tế đóng vai trị quan trọng, chẳng hạn như Pháp lệnh Giống cây trồng, Pháp lệnh Thú y, Luật Thuỷ sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Luật Tài nguyên nước v.v. Một số chiến lược phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng được xây dựng với sự hỗ trợ kỹ thuật quan trọng của các chuyên gia trong và ngoài nước, chẳng hạn như Chiến lược phát triển ngành Lâm nghiệp; Chiến lược quản lý rủi ro thiên tai… Các dự án hỗ trợ kỹ thuật đóng góp đáng kể trong kết quả này được tài trợ bởi các nhà tài trợ Đan Mạch, Đức và Thuỵ Điển…. Điều có ý nghĩa là các văn bản pháp quy này đã tiếp cận, giảm thiểu sự khác biệt và từng bước hài hịa với thơng lệ, quy định của quốc tế, cũng như các nước tiên tiến.

Với số lượng đáng kể các dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực, nguồn ODA đã hỗ trợ đắc lực trong xây dựng, điều chỉnh chiến lược, chính sách phát triển và quản lý ngành nơng nghiệp, nơng thơn. Nguồn ODA đã góp phần quan

trọng trong phát triển bền vững nông nghiệp, đặc biệt trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh và bảo vệ mơi trường. Nguồn ODA đã đóng góp trực tiếp, kịp thời hỗ trợ kinh phí và cơng nghệ để khống chế dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi, như dịch cúm gia cầm, dịch tai xanh ở lợn, hỗ trợ phòng chống giảm nhẹ thiên tai bão lụt, hỗ trợ phổ biến công nghệ sản xuất nông nghiệp an tồn.v.v. Các đóng góp quan trọng này gắn kết tỉnh Sơn La nói riêng và của Việt Nam nói chung với khu vực và công đồng quốc tế trong phòng chống thiên tai, dịch bệnh, giảm thiểu tác hại của biến đổi khi hậu, đưa Việt Nam trở thành một quốc gia có tinh thần trách nhiệm cao, chung tay giải quyết các vấn đề quốc tế, tạo thêm sự tin tưởng và vị thế của Việt Nam.

Nguồn vốn ODA cũng đã góp phần trợ giúp tăng cường tiềm lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ mới, nâng cao năng lực quản lý ngành nông nghiệp và phát triển nơng thơn, trình độ chun mơn và ngoại ngữ của các cán bộ quản lý đã có bước tiến bộ đáng kể. Thơng qua các dự án hỗ trợ phát triển ngành, hỗ trợ khoa học và công nghệ nông nghiệp, các trang thiết bị nghiên cứu được tăng cường; nhiều cán bộ khoa học đã được cử đi đào tạo bậc sau đại học tại nước ngoài để làm chủ các công nghệ tiên tiến; nhiều giống tốt đã được nghiên cứu ứng dụng và đưa nhanh vào sản xuất. Nhờ vậy, đã có đóng góp rất lớn trong công tác khuyến nông, nhất là trong đợt chống dịch cúm gia cầm, lợn tai xanh, lở mồm long móng. Nguồn ODA cũng hỗ trợ đáng kể cho cán bộ quản lý các cấp của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tiếp nhận các kiến thức và kinh nghiệm quản lý tiên tiến trên thế giới. Ngoài ra, một bộ phận cán bộ quản trị trong các doanh nghiệp nông, lâm nghiệp vừa và nhỏ cũng được tăng cường năng lực nhờ hỗ trợ từ nguồn trợ giúp khơng hồn lại. Chẳng hạn, với sự hỗ trợ của Quỹ ủy thác Lâm nghiệp (TFF), trong dự án Phát triển Lâm nghiệp, doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp đã được hỗ trợ tư vấn tăng cường kiến thức và kỹ năng quản trị kinh doanh trong nền kinh tế thị trường và hội nhập. Các kết quả này tác động vào 2 trụ cột chính cho tăng trưởng và phát triển nơng nghiệp đó là KHCN và phát triển nguồn nhân lực.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp ODA vào lĩnh vực nông nghiệp

2.4.2.1. Hạn chế trong công tác thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp

Tuy nhiên, công tác thu hút vốn đầu tư và hỗ trợ ODA vào lĩnh vực nông nghiệp những năm qua được đánh giá chỉ mới đạt ở mức trung bình so với các lĩnh vực kinh tế khác. Thu hút nguồn vốn ODA vào lĩnh vực nơng nghiệp vẫn cịn một số hạn chế, bất cập chính như sau:

Số vốn ODA mà tỉnh Sơn La nhận được chưa cao, nguồn vốn này chưa tập trung vào một số lĩnh vực nhất định cần thiết như đối với ngành nông nghiệp. Chưa có một định hướng tổng thể về thu hút và sử dụng ODA vào phát triển nơng nghiệp. Trong q trình vận động thu hút nguồn vốn ODA, cần thiết phải có một định hướng tổng thể để cụ thể hoá các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào huy động nguồn lực đặc thù này cho phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế trong những năm qua, Bộ NN&PTNT, cũng như tỉnh Sơn La chưa ban hành một văn bản

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 69 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)