Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA lĩnh vực nông nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 56 - 65)

ĐVT: Triệu USD

ODA phân theo lĩnh vực ODA ký kết ODA giải ngân Tỷ lệ %

1. Nông nghiệp và phát triển

nông thôn 29,56 25,71 65%

2. Lâm nghiệp 19,17 12,41 63%

3. Thủy lợi 4,15 2,37 57%

Tổng cộng 52,88 40,49 76,57%

Nguồn: Báo cáo tình hình vận động và thực hiện các chương trình, dự án ODA tỉnh Sơn La các năm 2017 – 2019 và niên giám thống kê qua các năm 2019

Khái quát chung về tình hình giải ngân vốn ODA tại tỉnh Sơn La theo từng lĩnh vực như sau:

a. Lĩnh vực nông nghiệp

Đối với lĩnh vực “nông nghiệp và phát triển nông thôn” từ năm 2017 – 2019, các dự án ODA đã ký kết và đang thực hiện là 18 dự án với tổng số vốn ước tính là 29,56 triệu USD, chiếm 55,90%. Vốn ODA trong lĩnh vực nơng nghiệp, có thể nói, nguồn vốn ODA trong các năm qua có vai trò hết sức quan trọng trong phát triển ngành nông nghiệp, đặc biệt về phương diện chuyển giao công nghệ, giao thông nông thôn. Một số nhà tài trợ chính cho lĩnh vực nơng nghiệp như sau:

- WB đã và đang thực hiện một số dự án lớn như: “năng lượng nơng thơn II – REII” có tổng số vốn đầu tư 8,33 triệu USD, Dự án “đường vào trung tâm thành phố Sơn La” 1,84 triệu USD; …

- ADB đã và đang thực hiện các dự án lớn như: Dự án “Nâng cao chất lượng an tồn sản phẩm nơng nghiệp và phát triển chương trình khí sinh học”, 2,1 triệu USD, dự án “Hỗ trợ y tế dự phịng nơng thơn” 0,74 triệu USD…

- Các tổ chức đa phương khác hay tổ chức phi chính thức như JICA, Quỹ toàn cầu, CDC – Mỹ…đang tài trợ cho chương trình phát triển nơng thôn tổng hợp ở những vùng khó khăn, các dự án/chương trình cho cộng đồng người dân nông thôn vùng sâu, vùng xa…để nâng cao chất lượng cuộc sống, điều kiện vệ sinh tại các vùng nông thôn/miền núi. Các nhà tài trợ này thường tài trợ khơng hồn lại nên số vốn viện trợ không lướn và thời gian thực hiện ngắn như “Dự án tăng cường chăm sóc, tư vấn người nhiễm HIV tại địa bàn nông thôn, miền núi” do quỹ Toàn cầu tài trợ với số vốn 140 nghìn USD; hay chương trình “dự phịng và chăm sóc trẻ em tàn tật nông thôn miền núi” do CDC – Mỹ tài với số vốn 90 nghìn USD,…

Các dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, và phát triển nơng thơn thường có tiến độ triển khai chậm hơn so với cam kết và Hiệp định đã ký ban đầu; thười gian thực hiện dài thường từ 4 năm trở lên; nguồn vốn có xu hướng dàn trải, triển khai rộng, vùng sâu, vùng xa nên quản lý gặp nhiều khó khăn…

b. Lĩnh vực Lâm Nghiệp

Từ năm 2017, ngành Lâm nghiệp đã ký được 7 dự án ODA với tổng mức vốn 19,17 triệu USD, chiếm 36,25 % tổng nguồn vốn ODA trong nông nghiệp. Trong điều kiện khó khăn về vốn, các dự án ODA đã bổ sung nguồn vốn rất quan trọng, hàng năm vốn ODA cho lĩnh vực Lâm Nghiệp chiếm khoảng 30 – 40% vốn ngân sách đầu tư toàn tỉnh. Một trong những dự án ODA về lĩnh vực Lâm nghiệp của tỉnh Sơn La như dự án– Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Sơn La – Hịa Bình (KfW7) trên 4 huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên và 3 khu bảo tồn thiên nhiên (rừng đặc dụng) Copia, Tà Xùa, Xuân Nha. Quy mô đầu tư: Trồng rừng và quản lý rừng khoảng 8.500ha (bao gồm: trồng mới 2.500 ha, KNTS tự nhiên 6.000ha); quản lý từng cơ sở cộng đồng khoảng 6.500 ha; phát triển cộng đồng, hỗ trợ giảm nghèo, tập huấn, khuyến lâm, phổ cập; bảo tồn đa dạng sinh học: hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được thực hiện tại 3 khu: Xuân Nha, Copia, Tà Xùa, thiết lập rừng trong và xung quanh Khu Bảo tồn thiện nhiên khoảng 1.500 ha. Tổng

mức đâu tư 183,135 triệu đồng (trong đó, vốn ODA: 129,708 triệu đồng; vốn đối ứng 53,427 triệu đồng)

Thông qua các dự án ODA trong ngành Lâm nghiệp, mơ hình quản lý rừng bền vững đã được xây dựng, đặc biệt là mơ hình quản lý rừng cộng đồng. Nhiều lợi ích, kết quả đáng khích lệ, như diện tích rừng được trồng mới tăng lên trên 3.544,18 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Phù Yên, Bắc Yên. Nhiều cơng trình phục vụ nơng thơn, xóa đói, giảm nghèo được thực hiện như các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, các mơ hình trình diễn đã được triển khai.

c. Lĩnh vực thủy lợi

Các dự án ODA trong lĩnh vực thủy lợi tập trung chủ yếu vào đầu tư xây dựng cơ bản, với hệ thống các cơng trình thủy lợi, thốt nước, tưới tiêu, nước sinh hoạt…phục vụ canh tác và sinh hoạt của người dân như dự án Hệ thống thoát nước và sử lý nước thải thành phố Sơn La, với mức đầu tư 724.287,9 triệu đống tương đương 24.975.445 Euro trong đó vốn ODA 531,216,3 triệu đồng, vốn đối ứng 193.071,6 triệu đồng thời gian thực hiện đến hết năm 2018, quy mô đầu tư như nhà máy xử lý nước thải có cơng suất 6.857 m3/ngày đêm tương đương với công suất mắc max 10.355m3/ngày đêm; 5 trạm bơm công suất xử lý từ 67 – 780,98 m3/ngày đêm; hệ thống mạng đường ống thu gom nước thải gồm: mạng cấp 1,2, cấp 3 và đấu nối hộ thoát nước vào mạng cấp 3. Dự án kênh mương nội đồng với số vốn 5,62 triệu USD vay vốn của WB; Dự án hệ thống thốt nước đơ thị huyện Mộc Châu, dự án sửa chữa, nâng cao an tồn đập…

Có thể nói, các dự án sử dụng vốn ODA thười gian qua đã duy trì và nâng cao đáng kể năng lực các cơng trình thủy lợi, góp phần quan trọng vào tăng trường chung của ngành nông, lâm, ngư nghiệp và xóa đói nghèo.

2.2.4. Một số dự án sử dụng vốn ODA trong lĩnh vực nông nghiệp tại tỉnh Sơn La

2.2.4.1. Dự án Phát triển Lâm nghiệp tỉnh Sơn La – Hịa Bình

Dự án Phát triển lâm nghiệp ở Sơn La và Hịa Bình được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt tại Quyết định số 1528/QĐ – BNN – HTQT ngày 26/5/2006, được triển khai thực hiện tại tỉnh Sơn La với 04 huyện: Thuận Châu, Mộc Châu (sau tách thành Mộc Châu và Vân Hồ), Bắc Yên và Phù Yên, đây là dự

án vay ODA đầu tiên được thực hiện trên địa bàn tỉnh Sơn La với quy mô kỹ thuật rất chặt chẽ, phương thức triển khai thực hiện khoa học mới so với các dự án khác về lâm nghiệp đã và đang triển khai trên địa bàn tỉnh Sơn La. Dự án kết thúc cuối năm 2016.

Sau hơn 10 năm triển khai, các mục tiêu của dự án cơ bản được hoàn thành với tổng diện tích rừng được thiết lập là 12.044,18 ha, vượt kế hoạch ban đầu 3.544,18 ha, đạt 141,7% (trong đó” Trồng mới được 4.214,65 ha, khoanh nuôi tái sinh được 7.829,53 ha) Quản lý rừng cộng đồng 4.751 ha, khoán bảo vệ rừng trong khu rừng đặc dụng 2.000ha, góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao độ che phủ rừng của địa phương, góp phần cải thiện môi trường, tạo sinh kế, tăng thu nhập cho người dân tham gia dự án bằng việc mở sổ tài khoản tiền gửi, hỗ trợ công lao động, đây là hình thức giao dịch tài chính minh bạch ưu việt khác biệt so với các dự án khác; dự án tập huấn kỹ thuật phát triển rừng, gieo ươm giống cây lâm nghiệp cho cán bộ và người dân tham gia dự án,…nhiều diện tích rừng được thiết lập đã cho thu nhập như: Rừng trồng cây Sơn tra tại huyện Thuận Châu, Bắc Yên; rừng luồng tại huyện Mộc Châu,…

Bên cạnh đó, người dân được nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng. Điều này góp phần vào cơng cuộc xóa đói giảm nghèo, chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới của tỉnh và tăng trưởng phát triển của địa phương vùng dự án; là cơ sở nền móng cho hình thành vùng rừng gỗ lướn trên địa bàn tỉnh, phù hợp với quy hoạch vùng sản xuất kinh doanh gỗ lớn trên địa bàn tỉnh Sơn La. Dự án thực hiện cách tiếp cận Quản lý bảo vệ rừng theo phương pháp mới có sự tham gia của các bên.

2.2.4.2. Dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp

Dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp được thực hiện với sự tài trợ của ADB thông qua Khoản vay số 2283 VIE (SF) với trị giá khoản vay là 40 triệu USD. Cho Việt Nam trong đó có tỉnh Sơn La. Mục tiêu chung của dự án là góp phần thực hiện mục tiêu chung của ngành là đảm bảo sự đóng góp bền vững của nông nghiệp vào sự phát triển kinh tế của đất nước và giảm mức độ nghèo đói tại nơng thơn. Kết quả thực hiện dự án Khoa học công nghệ Nông nghiệp thể hiện trên các mặt sau:

- Về giải ngân: Dự án đã giải ngân được 40.381.693 USD, vượt trên 100% so với số vốn được thiết kế ban đầu, do bổ sung thêm chi phí kết dư trong q trình thực hiện dự án.

- Về hiệu quả: Dự án được đánh giá là khả thi về mặt kinh tế với IRR là 20%, giá trị NPV là khoảng 266 tỷ đồng. Các sản phẩm dự án đã hoàn thành bao gồm (i) 125 đề tài cấp nhà nước được dự án tài trợ đã tạo ra 197 giống cây trồng mới, 245 quy trình kỹ thuật; (ii) 54 cán bộ trong ngành nông nghiệp đã được đào tạo sau đại học tại nước ngoài và trên 50 lớp tập huấn ngắn hạn tăng cường năng lực đã được tổ chức; (iii) 150 tỷ đồng cho thiết bị tăng cường năng lực nghiên cứu và giảng dạy cho ngành; (iv) tăng cường năng lực khuyến nông các tỉnh thông qua tổ chức 1193 lớp khuyến nông, 615 mô hình khuyến nơng đã được triển khai tại 5 tỉnh tham gia dự án, trong đó có tỉnh Sơn La.

-Hạn chế của Dự án là không thực hiện theo đúng tiến độ đề ra; đồng thời một số kết quả về sự tham gia của phụ nữ, về năng lực sử dụng thiết bị, về triển khai nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học, mơ hình khuyến nơng,... chưa đạt được như dự kiến. Nguyên nhân chính của những hạn chế trên là (i) chậm tuyển tư vấn của dự án; (ii) Ban QLDA tỉnh, viện và trường chưa quen với thủ tục giải ngân của ADB; (iii) các gói thầu cung cấp dịch vụ khuyến nơng mang tính thời vụ trong khi vốn đối ứng được phân bổ thiếu hoặc chậm.

2.2.4.3. Dự án cơ sở hạ tầng nông thôn

Dự án (ngành) cơ sở hạ tầng nông thôn (Rural infrastructure sector project), được tài trợ bởi ADB qua khoản vay số 1564-VIE (SF) với tổng trị giá 105 triệu USD. Dự án được thiết kế với những mục tiêu chính là: (i) Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xố đói giảm nghèo khu vực nông thôn thông qua việc đầu tư xây dựng, nâng cấp các cơng trình cơ sở hạ tầng thiết yếu; (ii) Cải thiện điều kiện tiếp cận giữa khu vực nông thôn với khu vực dịch vụ và ngược lại, chuyển dịch sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp sang sản xuất nơng nghiệp hàng hố; (iii) Tăng sản lượng nơng nghiệp, đa dạng hố sản phẩm nông nghiệp phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn và thị trường; (iv) Giảm tỷ lệ bệnh tật, cải thiện điều kiện vệ sinh, giảm lao động khơng sinh lợi ở hộ gia đình, góp phần giải quyết việc làm một cách hữu ích cho khu vực dự án; (v) Thực hiện phân cấp, phân quyền ra

quyết định và trách nhiệm quản lý dự án cho các tỉnh, từ đó góp phần tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện dự án ở tất cả các cấp; (vi) Khuyến khích sự tham gia của người dân vùng hưởng lợi vào quá trình ra quyết định, từ xây dựng kế hoạch, thực hiện dự án, cho tới quản lý vận hành và duy tu bảo dưỡng các cơng trình hồn thành.

Dự án được thực hiện trên địa bàn 23 tỉnh nghèo ở vùng DHMT, Tây Nguyên và Miền núi phía Bắc, Dự án thực hiện trong 6 năm, từ 2008 đến 2014. Kết quả chính việc thực hiện dự án là: (i) Dự án đã giải ngân được 96,68 triệu USD, đạt 92,97%. (ii) Dự án hoàn thành 180 tiểu dự án góp phần cải thiện hệ thống giao thông với tổng chiều dài 1.887 km trên địa bàn của 23 tỉnh nghèo trong cả nước; phát triển 63 tiểu dự án thuỷ lợi đảm bảo nước tưới cho 60.314 ha; xây dựng 31 tiểu dự án cấp nước sạch phục vụ cho 1,5 triệu người; xây dựng 15 chợ nông thôn. [nguồn: Báo cáo kết thúc dự án Cơ sở hạ tầng Nông thôn, 2016].

2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngồi vào lĩnh vực nơng nghiệp tỉnh Sơn La

2.3.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài hỗ trợ nước ngoài

Sau khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) và Nghị định 24/2000/NĐ – CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngồi tại Việt Nam có hiệu lực thi hành và Nghị định số 38/2013/NĐ- CP về quản lý và sử dụng ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, sau này là Nghị định số 16/2016/NĐ – CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. UBND tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản xác định, kế hoạch, chiến lược, quy hoạch nhằm thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài vào địa bàn tỉnh đặc biệt là lĩnh nông nghiệp

Nhận thấy lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài, tỉnh đã mời gợi thu hút vốn đầu tư hỗ trợ thực hiện Nghi quyết 19/NQ – CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, và Thực hiện quyết định số 251/QĐ- TTg ngày 17/2/2016 về Quyết định phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý

và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016- 2020” và chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngồi trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. UBND tỉnh Sơn La đã xây dựng Kế hoạch hành động Nghi quyết, phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) và xây dựng Chương trình xúc tiến thu hút vốn đầu tư hỗ trợ tỉnh Sơn La. Nhờ đó hoạt động thu hút vốn đầu tư hỗ trợ trên địa bàn được tăng cường, các tiềm năng sản xuất, kinh doanh tiếp tục được quảng bá, giới thiệu và được các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và xúc tiến hỗ trợ đầu tư.

Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Sơn La những năm gần đây dẫn được cải thiện, nếu như năm 2018 xếp hàng 48/63 tỉnh, thành phố thì đến năm 2019, tỉnh Sơn La đã vươn lên tăng 1 bậc xếp hạng 47/63 tỉnh, thành phố, đạt 61,77 điểm (tăng 5 bậc so với năm 2017); Sơn La nằm trong nhóm tỉnh có điểm số đứng đầu trong khu vực miền núi phía Bắc.

Với quan điểm chủ đạo “xác định thu hút vốn đầu tư hỗ trợ là giải pháp then chốt, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”, vì vậy ngay từ những năm mới nhận đầu tư ODA từ nhà tài trợ Ấn Độ với dự án Nông trường chè Tơ Hiệu (hiệp định tín dụng 1993). Cho đến năm 2020 toàn tỉnh Sơn La đã có 03 dự án về ODA đối với lĩnh vực nông nghiêp và phát triển nông thôn bao gồm: Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc của nhà tài trợ WB năm ký kết 2001 với 17,00 triệu USD và Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 nhà tài trợ WB năm ký kết 2010 với 23,02 triệu USD và Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 khoản vay bổ sung nhà tài trợ WB năm ký

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 56 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)