Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút vốn đầu

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 61 - 64)

6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu

2.3. Thực trạng thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngồi vào lĩnh vực

2.3.1. Thực trạng xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút vốn đầu

hỗ trợ nước ngoài

Sau khi luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (sửa đổi) và Nghị định 24/2000/NĐ – CP ngày 31/7/2000 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có hiệu lực thi hành và Nghị định số 38/2013/NĐ- CP về quản lý và sử dụng ODA và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, sau này là Nghị định số 16/2016/NĐ – CP ngày 16/3/2016 về quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. UBND tỉnh Sơn La đã ban hành nhiều văn bản xác định, kế hoạch, chiến lược, quy hoạch nhằm thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài vào địa bàn tỉnh đặc biệt là lĩnh nơng nghiệp

Nhận thấy lợi ích của việc thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài, tỉnh đã mời gợi thu hút vốn đầu tư hỗ trợ thực hiện Nghi quyết 19/NQ – CP ngày 12/3/2015 của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, và Thực hiện quyết định số 251/QĐ- TTg ngày 17/2/2016 về Quyết định phê duyệt đề án “Định hướng thu hút, quản lý

và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài thời kỳ 2016- 2020” và chỉ thị số 18/CT-TTg ngày 29/6/2019 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngồi trong tình hình mới cho chi đầu tư phát triển, không vay cho chi thường xuyên. UBND tỉnh Sơn La đã xây dựng Kế hoạch hành động Nghi quyết, phê duyệt đề án nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (CPI) và xây dựng Chương trình xúc tiến thu hút vốn đầu tư hỗ trợ tỉnh Sơn La. Nhờ đó hoạt động thu hút vốn đầu tư hỗ trợ trên địa bàn được tăng cường, các tiềm năng sản xuất, kinh doanh tiếp tục được quảng bá, giới thiệu và được các nhà đầu tư quan tâm, tìm hiểu và xúc tiến hỗ trợ đầu tư.

Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh PCI của tỉnh Sơn La những năm gần đây dẫn được cải thiện, nếu như năm 2018 xếp hàng 48/63 tỉnh, thành phố thì đến năm 2019, tỉnh Sơn La đã vươn lên tăng 1 bậc xếp hạng 47/63 tỉnh, thành phố, đạt 61,77 điểm (tăng 5 bậc so với năm 2017); Sơn La nằm trong nhóm tỉnh có điểm số đứng đầu trong khu vực miền núi phía Bắc.

Với quan điểm chủ đạo “xác định thu hút vốn đầu tư hỗ trợ là giải pháp then chốt, là đòn bẩy thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển”, vì vậy ngay từ những năm mới nhận đầu tư ODA từ nhà tài trợ Ấn Độ với dự án Nông trường chè Tô Hiệu (hiệp định tín dụng 1993). Cho đến năm 2020 tồn tỉnh Sơn La đã có 03 dự án về ODA đối với lĩnh vực nông nghiêp và phát triển nông thôn bao gồm: Dự án Giảm nghèo các tỉnh miền núi phía bắc của nhà tài trợ WB năm ký kết 2001 với 17,00 triệu USD và Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 nhà tài trợ WB năm ký kết 2010 với 23,02 triệu USD và Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 khoản vay bổ sung nhà tài trợ WB năm ký kết 2010 với 1,30 triệu USD. Ngồi ra cịn nhiều dự án ODA trên địa bàn tỉnh do các Bộ quản lý và làm cơ quan chủ quản.

2.3.2. Thực trạng tạo môi trường thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngồi tại tỉnh Sơn La

2.3.2.1. Về cơ chế chính sách ưu đãi

Những năm gần đây, bằng cơ chế, chính sách thuân lợi, thơng thống để mời gọi, thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA. Nhờ đó, đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương, tăng thu ngân sách cho tỉnh. Các tiềm năng, thế mạnh để phát

triển nông nghiệp được đánh thức kịp thời là tiền để để phát triển ngành nông nghiệp của tỉnh được phát triển.

Khi đầu tư vốn hỗ trợ vào tỉnh Sơn La, các nhà tài trợ đều được hưởng đầy đủ chính sách ưu đãi, hỗ trợ thu hút vốn đầu tư ở mức cao nhất theo quy định của Luật Đầu tư ngày 26/11/2014; Luật Đầu tư công ngày 18/6/2014; Nghị định số 16/2016/NĐ-CP ngày 16/3/2016 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; định số 93/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ phi chính phủ nước ngoài; và các văn bản pháp lý liên quan. Như chính sách hỗ trợ vể đầu tư:

- Hỗ trợ chuyển giao công nghệ: Khuyến khích về việc chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ nguồn và công nghệ để tạo ra sản phẩm mới, nâng cao năng lực sản xuất, năng lực cạn tranh, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nhiên liệu, năng lượng tài nguyên thiên nhiên; khuyến khích việc đổi mới cơng nghệ, nâng cao năng lực quản lý và sử dụng công nghệ

- Hỗ trợ đào tạo: Hỗ trợ từ nguồn ngân sách cho việc đào tạo lao động trong các tổ chức kinh tế thơng qua chương trình trợ giúp đào tạo nguồn nhân lực của Chính phủ.

- Hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng: Tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội ngoài hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp và kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội trong khu kinh tế.

Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư kết cấu hạ tầng trong hàng rào khu công nghiệp, cụm công nghiệp, tỉnh Sơn La hỗ trợ 100% kinh phí bồi thường giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng cơng trình xử lý nước thảy tập trung của khu công nghiệp.

Đối với dự án đầu tư ngồi khu cơng nghiệp, cụm cơng nghiệp, ngồi khu kinh tế có địa điểm phù hợp với quy hoạch, tỉnh Sơn La chịu trách nhiệm đầu tư xây dựng các cơng trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào của dự án, như: cấp điện, cấp nước, thốt nước, giao thơng, bưu chính viễn thơng.

Nhà đầu tư được hỗ trợ hướng dẫn các thủ tục đầu tư và giải quyết các thủ tục hành chính trong thời gian ngắn nhất. Việc giải quyết thủ tục đăng ký đầu tư tối đa không quá 7 ngày làm việc, cấp giấy chứng nhận đầu tư tối đa không quá 20 ngày làm việc đưucọ thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông. Nhà đầu tư chỉ cần làm việc trực tiếp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La để nhận chứng nhận đầu tư và triển khai thực hiện dự án.

2.3.2.3. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật

Một trong những khó khăn vướng mắc cần được tháo gỡ trong thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngồi cần tháo gỡ trong thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh Sơn La là kết cấu hạ tầng giao thông thiếu đồng bộ. Thực tế đã có những nhà đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn nhưng cơ sở hạ tầng không đồng bộ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả thực hiện của dự án. Vì vậy, việc tập trung phát triển và hoàn thiện kết cấu hạ tầng đồng bộ được xem là một trong các giải pháp “căn cơ” trong thu hút đầu tư, nhất là các dự án trọng điểm như: Khu trung tâm hành chính, khu dân cư phía bắc thành phố Sơn La. Cùng với việc phát triển giao thông, việc hỗ trợ các doanh nghiệp cũng là một trong những giải pháp quan trọng, tác động lớn trong công tác thu hút đâu tư. Hàng năm, UBND tỉnh tổ chức gặp mặt doanh nghiệp, nhà đầu tư lắng nghe và tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Thu hút vốn đầu tư hỗ trợ chính thức nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh Sơn La (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)