6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu
1.2. Vai trò của ODA đối với nông nghiệp
1.2.3. ODA góp phần thúc đẩy đa dạng hóa nơng nghiệp
Ngồi đầu tư vào hệ thống cơ sở hạ tầng nơng thơn thì việc phát triển cây con giống, cơng nghệ sinh học, góp phần vào q trình đa dạng hóa nơng nghiệp cũng được các nhà tài trợ ODA quan tâm. Ngoài việc nỗ lực hỗ trợ về vốn, các nhà tài trợ còn giúp Việt Nam kỹ thuật lai tạo giống mới và biện pháp phòng ngừa dịch bệnh.
Đa dạng hóa nơng nghiệp nhằm phá thế độc canh cây lúa là một trong những mục tiêu phát triển mà ngành nông nghiệp hướng tới, đây là một lĩnh vực được các nhà tài trợ ưu tiên đầu tư vốn. Đã có rất nhiều dự án đã được thực hiện thành công trong giai đoạn 1993 - 2020, trong số đó phải kể đến Dự án đa dạng hóa nơng nghiệp, Dự án có tổng mức đầu tư là 86,88 triệu USD, vay vốn WB và AFD, được triển khai thực hiện tại 6 tỉnh miền Bắc, 8 tỉnh DHMT và 4 tỉnh Tây Nguyên trong vòng 8 năm (1998 - 2006). Dự án đã góp phần khơng nhỏ vào việc thúc đẩy đa dạng hóa nơng nghiệp trong thời gian qua, cụ thể đã đo cấp đất 300.000 ha cho 75.000 hộ nông dân thâm canh đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, chăn nuôi (vỗ béo bò, lợn), tăng sản lượng thịt hơi lên 16%; trồng mới 30.100 ha cao su tiểu điền, phục hồi 17.000 ha cao su cũ của Chương trình 327; nghiên cứu kỹ thuật đa dạng hóa, thâm canh cao su, cây ăn quả phù hợp với tiểu nông; tăng cường mạng lưới khuyến nông để sau khi dự án kết thúc, nơng dân có thể chuyển đổi cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập. Ngoài ra, một số dự án như Dự án phát triển chè và cây ăn quả; Dự án phát triển sản xuất mía đường, cà phê; Dự án phát triển chăn ni bị, lợn và sản xuất sữa cũng đã góp phần quan trọng vào quá trình đa dạng hóa ngành nơng nghiệp trong thời gian qua.
1.2.4. ODA góp phần thực hiện chiến lược tăng trưởng tồn diện và xóa đói giảm nghèo của Chính phủ
Phát triển nhanh và bền vững, xóa đói giảm nghèo đồng thời mang lại chất lượng cuộc sống cao cho người dân là tầm nhìn phát triển của Chính phủ Việt Nam. Cộng đồng các nhà tài trợ đã và đang giúp Chính phủ Việt Nam triển khai Chiến lược tồn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Hỗ trợ phát triển chính thức tập trung vào tăng trưởng kinh tế và các chương trình giảm nghèo mục tiêu của Chính phủ. Trong những năm qua, hơn 130 tổ chức phi chính phủ quốc tế đã huy động khoảng 100 triệu USD hàng năm từ nguồn lực ODA để giảm nghèo tại Việt Nam.
Kể từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, WB đã tài trợ 55 dự án để giúp cho cuộc chiến xố đói giảm nghèo tại Việt Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nơng nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế nơng thôn, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế vì người nghèo được thực
hiện thông qua những nỗ lực của các Nhà tài trợ trong việc kết nối cơ sở hạ tầng nông thôn với mạng lưới cơ sở hạ tầng quốc gia và quốc tế để có thể tạo ra những tác động lớn về giảm nghèo. ADB cũng hỗ trợ mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam thơng qua các chương trình ngành Y tế và Giáo dục tại nông thôn và thông qua đồng tài trợ các chương trình giảm nghèo then chốt, chương trình Hỗ trợ tín dụng giảm nghèo. Hỗ trợ phát triển chính thức của ADB về hợp tác kinh tế tiểu vùng đã tạo ra các cơ hội kinh tế tại một số vùng nghèo nhất. Trong nông nghiệp, vốn ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thơn kết hợp xố đói giảm nghèo. Theo tính tốn của Tổng cục Thống kê trên cơ sở sử dụng chuẩn nghèo tính theo chỉ tiêu của Tổng cục Thống kê và WB, tỷ lệ nghèo của Việt Nam đã giảm liên tục trong vòng hai thập kỷ qua, từ 58% năm 1993 xuống còn 37,4 % năm 1998, 28,9% năm 2004 và 14,5 % năm 2008. Kết quả này cho thấy Việt Nam đã hoàn thành vượt mức giảm một nửa số người nghèo và một nửa số người dân bị đói của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã cam kết với thế giới. Những kết quả này có sự góp phần quan trọng của ODA.
1.2.5. ODA góp phần phịng chống và giảm thiểu thiệt hại thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
Việt Nam nằm trong khu vực ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Vị trí và địa hình làm cho Việt Nam trở thành một trong những quốc gia chịu nhiều thiên tai (bão, lốc xoáy, lũ lụt, hạn hán, nhiễm mặn, sạt lở đất và cháy rừng) nhất trên thế giới. Trong những năm gần đây, hiện tượng biến đổi khí hậu và thời tiết cực đoan, đã làm gia tăng thảm họa thiên tai cả về số lượng, tần suất, mức độ trầm trọng và biến đổi phức tạp. Trung bình hàng năm Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp 8- 12 cơn bão. Bão kèm theo mưa lớn đã gây ra hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các cơng trình cơ sở hạ tầng như đường giao thông nông thôn, các công trình thủy lợi, các cơng trình bảo về đê điều, cầu, cống và gây tổn thất về tính mạng, tài sản và sinh kế của hàng triệu người dân. Vì vậy, cơng tác phòng chống và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai gây ra là một công việc cấp bách hiện nay. Tuy nhiên, cơng tác này địi hỏi số vốn lớn để đầu tư cho trang thiết bị dự báo bão tầm xa; cũng như cho việc khôi phục các cơng trình hạ tầng, nhà cửa bị phá hủy. Trong khi nguồn vốn trong nước cho cơng tác phịng chống và giảm thiểu hậu quả thiên tai cịn hạn chế thì nguồn vốn ODA do các nhà tài trợ cung cấp có vai trị
và ý nghĩa hết sức quan trọng. Các dự án trong lĩnh vực phòng chống thiên tai như Dự án khắc phục khẩn cấp hậu quả thiên tai năm 2005 của ADB, Dự án phòng chống và giảm nhẹ thiên tai của WB,… đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao cơ sở hạ tầng, cung cấp các trang thiết bị phục vụ phòng chống thiên tai đặc biệt là lụt bão, lũ quét, và sạt lở đất. Các mơ hình quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng đã bắt đầu được vận hành thí điểm, nhận thức của nhân dân đối với việc tự bảo vệ người và tài sản đã được nâng cao. Các làng xã an toàn đang được xây dựng tại một số địa phương đã và sẽ góp phần xây dựng nơng thơn mới ở Việt Nam.
1.2.6. ODA góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn
Trong những năm gần đây, năng lực, trình độ ngoại ngữ cũng như kinh nghiệm quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam đã có nhiều tiến bộ, song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. Vì vậy, cơng tác đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho cán bộ trực tiếp quản lý và thực hiện các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp được các nhà tài trợ chú trọng. Trong giai đoạn 1993 - 2020, có 669 dự án hỗ trợ kỹ thuật và tăng cường năng lực cho ngành nơng nghiệp được thực hiện, đã góp phần nâng cao năng lực quản lý và chuyên môn cho đội ngũ cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam từ cấp trung ương tới địa phương. Thông qua các dự án hỗ trợ và tăng cường năng lực, các cán bộ quản lý và thực hiện dự án được tiếp cận phương pháp thực hiện dự án, tiếp thu kỹ thuật và công nghệ mới qua chuyên gia tư vấn Quốc tế. Phương pháp tiếp cận dự án đầu tư một cách toàn diện, kỹ năng quản lý dự án đầu tư xây dựng từ các chuyên gia nước ngoài đã giúp cho các cán bộ quản lý và thực hiện dự án của Việt Nam có thể xử lý được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. Từ đó, đã giúp đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án ODA. Cùng với việc tổ chức thực hiện thành cơng các chương trình, dự án ODA trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trong thời gian qua, năng lực của cán bộ trong các Ban quản lý dự án các cấp cũng từng bước được nâng cao. Nhờ vậy, các chương trình, dự án ODA trong nông nghiệp, nông thôn đã nhận được sự ủng hộ của nhân dân các địa phương.
Ngành nông nghiệp vừa là ngành sản xuất vật chất, vừa là một trong những ngành mang tính xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến đời sống của hàng triệu
người dân và đến việc bảo vệ môi trường sinh thái. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp lại luôn phải đối mặt với sự tác động to lớn của thiên nhiên, khí hậu, thời tiết, chịu nhiều yếu tố rủi ro nên không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi. Chính vì vậy, nguồn vốn ODA lại càng có vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
1.3. Quy trình thu hút vốn đầu tư hỗ trợ và sử dụng ODA vào nông nghi ệp ở tỉnh
1.3.1. Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch
Để ODA phát triển theo đúng hướng “lành mạnh”, cân đối trong phạm vi địa bàn tiếp nhận vốn thu hút đầu tư, giữa các ngành kinh tế và giữa các vùng thì việc xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch thu hút ODA đóng vai trị quan trọng. Cần phải có định hướng, điều tiết ODA trên cơ sở quy hoạch một cách chi tiết và rõ ràng, phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa bàn nhận đầu tư.
Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phải thỏa mãn các nguyên tắc về chính trị, kinh tế xã hội, văn hóa, an ninh, quốc phịng mà nhà nước, địa phương đề ra; phải thể hiện được thành các danh mục dự án thu hút vốn đầu tư cụ thể để truyển đến các nhà tài trợ, đầu tư những lĩnh vực, địa bàn mà địa phương đang gọi vốn; chỉ rõ những ngành nghề, vùng được phép đầu tư hoặc không được phép đầu tư. Trong chiến lược thu hút vốn hỗ trợ đầu tư phải thể hiện được quyết tâm chính trị cao, mục tiêu tương xứng với yêu cầu, địi hỏi của q trình đẩy mạnh cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) và phát huy được lợi thế so sánh của địa phương; phải thỏa mãn nhu cầu và lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn theo ý muốn của địa bàn tiếp nhận đầu tư, mà phải quan tâm tới lợi ích của họ khi ban hành chính sách, khéo léo kết hợp hài hịa lợi ích giữa các bên; tạo điều kiện cho các nhà tài trợ, đầu tư nước ngoài được tự do lựa chọn ngành nghề tài trợ hỗ trợ đầu tư, trừ những lĩnh vực cấm, lĩnh vực địa phương không khuyến khích thu hút vốn đầu tư hỗ trợ.
Chiến lược thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA là cơ sở để xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hút ODA theo ngành, lĩnh vực kinh tế và vũng lãnh thổ. Do đó, việc xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA cần phải có tính động, có sự liên kết giữa các vùng và các địa phương với nhau.
Để xây dựng chiến lược có chất lượng, sát với tình hình thực tế, cần chú trọng dự báo, cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế, tăng tính mở, tính linh hoạt trong các phương án để dễ thích ứng được sự thay đổi nhanh chóng của thị
trường và xu hướng vận động của ODA trong dài hạn. Quy hoạch, kế hoạch phải được xây dựng đồng bộ và cụ thể hóa cho từng giai đoạn.
Với vai trò quan trọng của nền nông nghiệp và chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là tăng cường thu hút ODA vào lĩnh vực nông nghiệp nhưng thực tế ODA vào nông nghiệp và phát triển nông thôn chưa đáp ứng với yêu cầu đạt ra như kỳ vọng. Có nhiều nguyên nhân làm cho ngành nông nghiệp chưa thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA như: Hoạt động sản xuất của khu vực nông nghiệp thường gặp nhiều rủi ro hơn các lĩnh vực khác do chịu ảnh hưởng của thời tiết, thiếu đảm bảo về kết cấu hạ tầng, đất đai và nguồn lực, nơng nghiệp Việt Nam cịn mang tính sản xuất nhỏ, tự cung, tự cấp, thiếu tính chun mơn; chiến lược, định hướng thu hút vốn đầu tư hỗ trợ vào lĩnh vực nông nghiệp chưa được xác định rõ ràng; cơ chế, chính sách về ODA trong lĩnh vực này còn nhiều bất cập, chưa thật sự hấp dẫn nhà tài trợ, đầu tư hỗ trợ nước ngoài.
Các ngành, địa phương cần xây dựng các danh mực dự án ưu tiên thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA với các thông tin cụ thể, về mục tiêu, địa điểm, công suất và đối tác Việt Nam để làm cơ sở cho việc tổ chức các chương trình xúc tiến hỗ trợ vốn đầu tư hỗ trợ. Hồn tiện cơ chế chính sách về khuyến khích ODA vào lĩnh vực nông nghiệp; tăng cường nâng cao hiệu quả công tác, vận động xúc tiến thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngoài theo hướng coi việc hỗ trợ tạo điều kiện để triển khai có hiệu quả các dự án ODA đã được ký kết là điều kiện tốt nhất để xây dựng hình ảnh, nâng cao sự hiểu biết của nhà hỗ trợ đầu tư nước ngoài về sức hấp dẫn và cạnh tranh của ODA trong lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam. Nhanh chóng xây dựng kế hoạch và chương trình vận động thu hút đầu tư hỗ trợ cụ thể trong nước và ngoài nước, tập trung vào các ngành, dự án, và đối tác trọng điểm cần thu hút ODA.
1.3.2. Tạo môi trường để thu hút vốn đầu tư hỗ trợ ODA
Môi trường thu hút vốn đầu tư hỗ trợ được cấu thành bởi một số yếu tố chính như: mơi trường pháp lý, tình hình chính trị, vị trí địa lý, tiềm năng và các nguồn lực, trình độ phát triển kinh tế, điều kiện kết cấu hạ tầng KTXH và các đặc điểm văn hóa – xã hội khác…Những yếu tố này có ảnh hưởng quan trọng đến các quyết định hỗ trợ vốn đầu tư nước ngoài.
Mỗi địa phương phải ban hành các văn bản dưới luật thuộc thẩm quyền để triển khai tốt việc thu hút và quản lý ODA trên địa bàn. Đồng thời, phải căn cứ vào điều kiện thực tế địa phương để tạo môi trường thu hút vốn đầu tư hỗ trợ hiệu quả. Chính quyền cấp tỉnh cần tự hồn thiện những chính sách, những cơ chế ưu đãi thu hút đầu tư đảm bảo sự thông thống, mang tính cạnh tranh cao so với các địa phương khác nhưng không được trái Luật, trái quy định của Trung ương.
Trên cơ sở quy hoạch thu hút vốn đâu tư hỗ trợ tổng thể mà chi tiết, cụ thể và khoa học cho từng ngành, từng vùng, từng địa bàn, từng khu vực, cần có chính sách khuyến khích, ưu đãi những ngành, vùng cần thiết mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Việc điều chỉnh, công khai, minh bạch các chính sách ưu đãi, giảm thiểu các chi phí về thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian, cơng sức của các nhà hỗ trợ đầu tư là vô cùng quan trọng. Các chính sách ưu đãi về thuế, về đất đai, chi phí đền bù giải phóng mặt bằng cũng cần được tính tốn một cách phù hợp với luật pháp và điều kiện cụ thể của địa phương.
Khu vực thu hút vốn đầu tư hỗ trợ nước ngồi khơng chỉ chịu ảnh hưởng bởi các nhân tố địa phương nơi chủ đầu tư đặt dự án mà còn chịu rất nhiều tác động từ mơi trường, cơ chế chính thu hút vốn đầu tư hỗ trợ, chiến lược phát triển kinh tế