Xây dựng kế hoạch tạo động lựclàm việc cho người lao động

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Trang 26 - 29)

7. Kết cấu của đề tài

1.2.2. Xây dựng kế hoạch tạo động lựclàm việc cho người lao động

1.2.2.1. Xác định mục tiêu tạo động lực làm việc cho người lao động

Tạo động lực làm việc cho NLĐ nhằm hướng tới các mục tiêu sau của DN: Tăng năng suất lao động: Năng suất lao động của NLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất của DN. Đây là mục tiêu vô cùng quan trọng được ban lãnh đạo quan tâm rất nhiều.

Thu hút, giữ chân người tài giúp cho NLĐ ln hướng về DN, gắn bó lâu dài với DN. Nhân lực chính là nguồn quý giá nhất của DN, đội ngũ có năng lực của DN lại càng quan trọng, vì vậy, cầncó các chính sách tạo động lực hợp lý để giữ được những nhân lực này, nhằm ổn định năng suất lao động của DN.

Duy trì, phát huy khơng khí làm việc năng động, sáng tạo, ln giữ được ổn định năng suất lao động và ngày càng phát huy hơn nữa, tạo cho NLĐ có một mơi trường làm việc năng động, giúp cho NLĐ luôn thoải mái về tinh thần, hăng say làm việc sáng tạo.

Xây dựng hình ảnh của DN, với năng suất lao động ln được duy trì và phát triển,NLĐ đạt hiệu quảtạo trong lao động kể cả về mặt năng suất lẫn chất lượng, điều này giúp cho DN không những giữ vững được vịthế của mình mà còn tăng thêm thị phần trong cùng ngành.

Hình thành và phát triển văn hóa DN, với một DN có năng lực hoạt động, mơi trường làm việc văn minh, thân thiện giúp cho NLĐ ngày càng thay đổi theo văn hóa làm việc này.

1.2.2.2. Yêu cầu đối với tạo động lực làm việc cho người lao động

Các hình thức tạo động lực dựa trên các căn cứ, quy định của nhà nước, những chính sách tạo động lựclàm việc cho NLĐ được xây dựng dựa trên các bộ luật và các văn bản có liên quan như: Luật lao động liên quan tới quyền lợi và bảo vệ quyền lợi của NLĐ, chế độ hưởng trợ cấp, độc hại, nghỉ lễ tết, nghỉ thai sản... Xây dựng hình thức tạo động lực cịn dựa trên chiến lược phát triển của DN, hình thức tạo động lực làm việc cho NLĐ phải gắn chặt với hiệu quả sản xuất kinh doanhvì nếu hiệu quả càng cao thì DN càng có điều kiện để thực hiện các hình thức tạo động lựclàm việc cho NLĐ.

Các yêu cầu của hình thức tạo động lực làm việc cho NLĐ cần phải đảm bảo như sau:

Công bằng: đây là yêu cầu vô cùng quan trọng đối với các hình thức tạo động lực, nếu thiếu đi yêu cầu này, hình thức tạo động lực của DN sẽ khơng được NLĐ đón nhận vì nó ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của NLĐ. Tất cả NLĐ đủ yêu cầu và điều kiện sẽ được hưởng như nhau.

Công khai: các hình thức tạo động lực là địn bẩy để kích thích tinh thần làm việc của NLĐ, vì vậy, DN cần cơng bố, cơng khai về các hình thức để giúp cho tất cả đội ngũ NLĐ đều nắm những quyền lợi mà mình được hưởng, giúp cho tất cả mọi người đều hiểu, khi đó NLĐ trong DN mới có động lực để phấn đấu.

Kịp thời: Ngoài 2 yêu cầu trên, các hình thức tạo động lực cần phải sửa đổi và đưa ra, kịp thời, hợp lý và đúng lúc. Có như vậy, DN mới có thể đáp ứng được những nhu cầu luôn thay đổi của NLĐ, để các hình thức tạo động lực ln là động

lực giúp cho NLĐ làm việc hăng say, cống hiến hết mình cho DN.

Có tình, có lý: Các hình thức tạo động lực được DN đưa ra là để đáp ứng cho nhu cầu NLĐ của DN mình, là vì quyền lợi của NLĐ, vì vậy, các hình thức tạo động lực ngoài cần hợp lý thì Ban lãnh đạo cũng phải cân nhắc đến đến có tình, quan tâm động viên NLĐ như chính người nhà của mình.

Rõ ràng, dễ hiểu: Các hình thức tạo động lực cần văn bản hóa một cách rõ ràng dễ hiểu, để mọi đối tượng lao động đều có thể hiểu và nắm bắt được.

1.2.2.3. Xây dựng nội dung kế hoạch tạo động lực làm việc cho người lao động

Nội dung của kế hoạch tạo động lực làm việc cho người lao động phải xác định được đối tượng cần được tạo động lực làm việc, nội dung tạo động lực làm việc và hình thức tạo động lực làm việc phù hợp.

- Về đối tượng được tạo động lực làm việc:

Đối tượng được tạo động lực làm việc trong doanh nghiệp bao gồm ba nhóm đối tượng chính là nhà quản trị, nhân viên khối hành chính văn phịng và công nhân làm việc tại các công xưởng.

Mỗi đối tượng đều có những đặc thù khác nhau. Đặc thù của nhóm đối tượng là các nhà quản trị là họ có kinh nghiệm cơng tác, có thu nhập và họ mong muốn được thể hiện bản thân, được tơn trọng và được ghi nhận đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Đặc thù của nhóm đối tượng là nhân viên khối hành chính văn phòng là những người lao động được làm việc trong khu vực văn phòng, điều kiện làm việc tốt nhưng chịu áp lực công việc khá lớn.

Trong khi đó, đối tượng tạo động lực làm việc là cơng nhân thì làm việc trong môi trường vất vả, họ đều là những người lao động có trình độ chun mơn khơng cao và hồn cảnh gia đình cịn thiếu thốn.

Từ việc xác định nội dung các chương trình tạo động lực làm việc cho người lao động, doanh nghiệp cần xây dựng các chính sách tạo động lực làm việc cho

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc cho người lao động tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại và Công nghiệp Minh Quang (Trang 26 - 29)