7. Kết cấu của đề tài
1.2. Một số lý thuyết tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động
1.2.3. Thuyết công bằng của J.Stacy Adam
John Stacey Adams, một nhà tâm lý học hành vi và quản trị người Mỹ. Thuyết công bằng được J.S. Adams đưa ra vào năm 1963, học thuyết này quan niệm người lao động muốn được đối xử công bằng và mong muốn nhận được những quyền lợi tương xứng với những đóng góp hay cơng sức mà họ bỏ ra. Nghiên cứu của J.S. Adams chỉ ra rằng người lao động so sánh những gì họ bỏ vào một cơng việc (sự đóng góp của cá nhân - đầu vào) với những gì họ nhận được từ cơng việc đó (quyền của cá nhân - đầu ra) và sau đó đối chiếu tỷ suất đầu vào - đầu ra của họ với tỷ suất đầu vào - đầu ra của những người khác. Nếu tỷ suất của họ là ngang bằng với tỷ suất của những người khác, thì có nghĩa là đang tồn tại một tình trạng cơng bằng. Nếu như tỷ suất này là khơng ngang bằng, thì họ cho rằng đang tồn tại một tình trạng bất cơng. Khi tổn tại những điều kiện bất công, các nhân viên sẽ nỗ lực để hiệu chỉnh chúng. Kết quả có thể là năng suất lao động cao hơn hoặc thấp hơn, chất lượng công việc tốt hơn hay giảm đi, mức độ vắng mặt giảm đi hoặc tăng lên, hoặc thơi việc tự nguyện. Ví dụ, trong trả cơng lao động, nếu một cá nhân nhận thấy tổ chức trả công cho họ dưới mức đáng được hưởng thì ngay lập tức sẽ giảm nỗ lực làm việc xuống để xác lập " sự công bằng" mới. Ngược lại, nếu thấy được trả cơng cao thì họ sẽ cố gắng làm việc tốt.
Ở đây, sự công bằng được chia loại: công bằng bên trong và công bằng bên ngồi. Cơng bằng bên trong là sự thiết lập công bằng giữa những người lao động bên trong tổ chức, doanh nghiệp hay nói cách khác là trong một doanh nghiệp thì người lao động sẽ cảm thấy được đối xử công bằng khi những người cống hiến nhiều hơn sẽ nhận được lợi ích cao hơn. Cơng bằng bên ngồi là thiết lập cơng bằng giữa các tổ chức, doanh nghiệp, hay nói cách khác là người lao động sẽ so sánh những đóng góp và lợi ích của họ với những người lao động ở doanh nghiệp khác, người lao động sẽ thấy được đối xử công bằng khi mức thù lao họ nhận được ngang
bằng với những những người lao động đảm nhận những công việc giống họ ở doanh nghiệp khác.
Như vậy, trong công tác tạo động lực làm việc cho người lao động trong DN,
vận dụng học thuyết của John Stacey Adams để tạo sự công bằng trong tổ chức, doanh nghiệp, nhà quản trị cần xem xét, đánh giá mức độ cân bằng giữa gì mà mỗi cá nhân trong tổ chức, doanh nghiệp đóng góp và kết quả mà họ nhận được và tìm mọi biện pháp để cân bằng chúng. Cần phải tạo ra và duy trì sự cơng bằng trong tổ chức, doanh nghiệp thơng qua việc loại bỏ những bất bình đẳng trog các đãi ngộ tài chính và phi tài chính, tạo cơ hội thăng tiến cho những người có năng lực và thành tích ngang nhau, loại bỏ sự phân biệt đối xử về tuổi tác, giới tính, chủng tộc, tơn giáo,.. Chỉ khi mỗi cá nhân cảm thấy có sự cơng bằng thì họ mới nỗ lực làm việc vì mục tiêu chung của tổ chức, doanh nghiệp.