Đánhgiá chung về hoạt động tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại Ngân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam (Trang 113 - 117)

7. Kết cấu của đề tài

2.4. Đánhgiá chung về hoạt động tạo động lực làm việc cho ngƣời lao động tại Ngân

Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn

2.4.1. Ư điểm

Hoạt động tạo động lực của SCB được thực hiện khá tốt và khá hiệu quả, có tác động rất tích cực đến việc thực hiện cơng việc của người lao động. Cụ thể:

Thứ nhất, ngân hàng đã thực hiện tốt việc xây dựng và phổ biến mục tiêu của

mình, các kế hoạch sản xuất kinh doanh đến người lao động trong toàn ngân hàng. Giúp người lao động nắm rõ các mục tiêu, kế hoạch đó, từ đó định hướng và có những mục tiêu, kế hoạch làm việc cho bản thân.

Thứ hai, ngân hàng đã cung cấp đầy đủ các trang thiết bị hiện đại, chất lượng

và tạo được một môi trường làm việc thuận lợi cho người lao động. Người lao động luôn được làm việc trong tâm trạng vui vẻ và thoải mái, trong một bầu khơng khí thân thiệt và gần gũi.

Thứ ba, cơng tác tuyển chọn, bố trí lao động ngày càng giúp cho người lao

động phù hợp với ngành nghề được đào tạo, phù hợp với yêu cầu của công việc. Bên cạnh đó, ngân hàng ln tạo mọi điều kiện để người lao động nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Luôn giúp người lao động cập nhật những kiến thức mới, tri thức mới và những công nghệ mới.

Thứ tư, SCB đã xác định và phân loại nhu của NLĐ. Nhu cầu của mỗi cá

nhân được bộ phân liên quan đề xuất, xem xét.

Thứ năm, trong thiết kế và triển khai chương trình tạo động lực SCB đã chú

trọng đến chương trình tạo động lực tài chính: Thu nhập bình qn của Ngân hàng về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu chi tiêu, đảm bảo được cuộc sống của người lao động. Hệ thống tiền thưởng của ngân hàng khá đa dạng, kích thích được người lao động trong q trình làm việc. Hệ thống phúc lợi và dịch vụ của ngân hàng tốt, hầu hết người lao động thỏa mãn với các chương trình phúc lợi và dịch vụ của ngân

hàng. Bên cạnh đó các chương trình tạo động lực phi tài chính cũng được ngân hàng chú trọng và thực hiện nhằm khuyến khích người lao động tích cực và nỗ lực hết mình cho cơng việc. Các phong trào đoàn thể trong ngân hàng rất phát triển, từ các phong trào thi đua tăng năng suất lao động, phong trào lao động giỏi, người tốt, việc tốt,… đến các hoạt động vui chơi, giải trí như văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao,…

Thứ sáu, trong đánh giá chương trình tạo động lực làm việc cho NLĐ Ngân

hàng SCB đã đảm bảo tính cơng khai, linh hoạt, hiệu quả, phù hợp. Đánh giá các chỉ tiêu định lượng về năng suất lao động, tỷ lệ công việc hoàn thành đúng quy định, hiệu suất sử dụn thời gian làm việc; các chỉ tiêu định tính như tính chủ động, mức độ hài lịng đối với hoạt động đánh giá thực hiện công việc, lịng trung thành với cơng việc.

2.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Qua việc nghiên cứu thực trạng công tác tạo động lực cho người lao động tại ngân hàng Thương mại Cổ phần SCB thì bên cạnh những mặt thành cơng của công tác tạo động lực cho người lao động của Ngân hàng Thương mại Cổ phần SCB, ta có thể thấy được một số hạn chế sau:

- Về xác định nhu cầu của người lao động:

Mặc dù lãnh đạo Ngân hàng đã quan tâm và thực hiện việc xác định nhu cầu của người lao động trong quá trình làm việc làm căn cứ để triển khai các công việc tiếp theo nhằm tạo động lực làm việc cho người lao động. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các phương pháp mà Ngân hàng đang áp dụng để xác định nhu cầu của người lao động chưa thực sự phù hợp, đơi khi cịn lựa chọn phương pháp mang tính chủ quan, tự phát. Thêm vào đó, việc tổng hợp, xử lý thơng tin, số liệu về nhu cầu của người lao động cũng còn nhiều bất cập như chưa phân công cán bộ chuyên trách đảm nhiệm, thực hiện thủ công, kết quả là thông tin thu thập được chưa được khai thác, sử dụng một cách hiệu quả.

- Về thiết kế và triển khai chương trình tạo động lực làm việc cho người lao động:

Thứ nhất, cơng ty áp dụng hình thức trả lương theo thời gian đối với hầu hết

người lao động nhưng hình thức này có nhiều hạn chế như: tính bình qn cao, khơng gắn liền với năng suất chất lượng và hiệu quả cơng việc của người lao động, người lao động có xu hướng làm cho đủ thời gian mà không quan tâm nhiều đến số lượng và chất lượng công việc…

Thứ hai, mức thưởng còn chưa tương xứng với sự phát triển của ngân hàng

nên tác dụng kích thích người lao động có phần cịn hạn chế.

Thứ ba, ngân hàng hầu như sử dụng các biện pháp kích thích về mặt vật chất

và các khuyến khích vật chất đó gần như là thường niên, định kỳ. Việc người lao động nào được hưởng cũng rất dễ dàng. Vì vậy, nó khơng khuyến khích người lao động phát huy hết năng lực, khả năng của bản thân. Ngân hàng chưa chú trọng nhiều đến các kích thích tinh thần như dùng những lời khen đúng lúc, cơ hội thăng tiến phát triển nghề nghiệp, sự cơng nhận của cấp trên… trong đó những biện pháp này có vai trị rất quan trọng hiện nay.

Thứ tư, diện tích và khơng gian làm việc cịn hẹp so với số lượng nhân viên,

gây sự gị bó cho người lao động.

Thứ năm, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực tại Ngân

hàng chưa phát huy được hiệu quả cao. Số lượt tham gia đào tạo tăng song mức độ áp dụng kết quả đào tạo trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của người lao động cịn hạn chế, dẫn tới chưa tạo được động lực mạnh mẽ đối với người lao động khi tham gia các hoạt động này.

- Về đánh giá chương trình tạo động lực cho người lao động: Các tiêu chí của đánh giá chương trình tạo động lực làm việc tại SCB như tính hiệu quả qua mơ hình kiểm định Kano-IPA cịn khá thấp, Việc đánh giá kết quả, hiệu quả chương trình tạo động lực cho người lao động tại Ngân hàng SCB mặc dù được thực hiện thường xuyên song mới chỉ mang tính chất thống kê, tổng hợp, chưa chú trọng nhiều tới việc phân tích đánh giá những ưu, nhược điểm, kết quả đạt được - chưa đạt được làm căn cứ đề xuất những điều chỉnh nhằm nâng cao hiệu quả tạo động lực trong thời gian tiếp theo.

2.4.2.2. Nguyên nhân của hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của Ban giám đốc chưa đồng đều, chưa có sự thống nhất

cao trong cách đánh giá nhu cầu của người lao động. Ngân hàng Thương mại Cổ phần SCB hiện nay chưa tiến hành các hoạt động đồng bộ xác định nhu cầu của người lao động để làm căn cứ xây dựng các biện pháp tạo động lực cho người lao động thông qua việc thỏa mãn nhu cầu. Công ty chưa thấy được nhu cầu nào đang là nhu cầu cấp bách của từng nhóm người lao động nên gặp khơng ít khó khăn khi xây dựng các biện pháp tạo động lực lao động.

Thứ hai, hệ thống khuyến khích vật chất chưa đủ mạnh và có các hình thức

động là gián tiếp và trực tiếp. Tuy nhiên, đối với lao động gián tiếp hiện đang có hiện tượng cào bằng lương đối với những người làm việc theo giờ, các phụ cấp trách nhiệm và trợ cấp chưa được quan tâm. Khen thưởng cá nhân và tập thể được tổ chức bình xét mỗi năm một lần vào cuối năm, căn cứ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đăng ký danh hiệu thi đua của từng cá nhân, tập thể chính vì thế thường thiếu sự linh động. Chưa có tiêu chí xét thưởng rõ ràng dẫn đến cán bộ, người lao động khơng có động lực để nỗ lực phấn đấu. Họ chỉ cần hoàn thành nhiệm vụ được giao, chứ khơng quan tâm đến phần thưởng vì cho rằng cái đó mình có cốgắng chưa chắc đã đạt được vì tiêu chí xét thưởng cịn chưa rõ ràng thì căn cứ vào đâu để xét thưởng mà mình phải cố gắng phấn đấu.

Thứ ba, hệ thống phân tích cơng việc và đánh giá chưa hợp lý và đảmbảo

công bằng. Việc chưa có bản mơ tả công việc chi tiết cũng như tiêu chuẩn thựchiện công việc khiến cho việc đánh quá thực hiện của người lao động chưa được chi tiết, đánh giá không đúng trọng tâm. Như vậy người lao động khơng thấy được cơng việc của mình đã thực hiện được đánh giá đúng thì họ sẽ khơng cố gắng làm việc nhiều.

Thứ tư, về phía người lao động, do nhận thức, quan điểm của chính người lao

động trong ngân hàng còn chưa thống nhất. Tại ngân hàng Thương mại Cổ phần SCB, người lao động chưa dám mạnh dạn đề bạt yêu cầu về công việc, quyền lợi và trách nhiệm của bản thân; khiến ban lãnh đạo cơng ty khó tiếp cận với nhu cầu của người lao động và sẽ khó đưa ra được các biện pháp xử lý kịp thời. Trong 3 nhóm lao động: chỉ có nhóm cán bộ cấp trung trở lên thường xuyên có cơ hội xây dựng ý kiến đóng góp, trong khi đó nhóm cán bộ nhân viên kỹ thuật và nhóm nhân viên hành chính ít khi có cơ hội để trình bày nguyện vọng.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN

SÀI GÒN

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam (Trang 113 - 117)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)