Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàngThương mại cổ phần Sài Gòn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam (Trang 66)

7. Kết cấu của đề tài

1.5.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàngThương mại cổ phần Sài Gòn

Gòn - SCB

Từ những kinh nghiệm thực tiễn, hữu ích của một số Ngân hàng thương mại như VietinBank, VPB đã phân tích ở trên, đề tài đã rút ra một số biện pháp tạo động lực lao động cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB như sau:

Thứ nhất, xác định được nhu cầu của người lao động, xây dựng các chính sách phù hợp với nhu cầu của người lao động, cần làm tăng quyền tự chủ của người lao động, khuyến khích người lao động tham gia vào các q trình ra quyết định để kích thích tính sáng tạo, nâng cao năng suất lao động. Điều này sẽ giúp người lao động làm việc có trách nhiệm, sáng tạo và hiệu quả hơn, làm tăng sự thỏa mãn với công việc.

Thứ hai, xây dựng và triển khai các chương trình tạo động lực tài chính và phi

tài chính cho NLĐ như:

- Xây dựng chính sách tiền lương, thưởng xứng đáng, cơng bằng dựa trên kết quả thực hiện công việc của người lao động nhằm thu hút lao động có trình độ chun mơn; phát động các chương trình, phong trào thi đua nhằm phát huy tính sáng tạo, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động nhằm thu hút lao động có trình độ chun mơn; phát động các chương trình, phong trào thi đua nhằm phát huy tính sáng tạo, nâng cao đời sống tinh thần của người lao động.

- Đảm bảo chế độ phúc lợi cho người lao động như đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

- Thực hiện các biện pháp tạo động lực lao động một cách công bằng, khách quan, công khai và phố biến đến từng người lao động.

- Quan tâm đến các hoạt động nâng cao đời sống tinh thần cho người lao động như các hoạt động văn hóa văn nghệ, thế dục thể thao. Cần đẩy mạnh các hoạt động tập thể gắn kết người lao động với doanh nghiệp, thông qua các hoạt động như: hội thi văn nghệ, hội thi thể dục thể thao, tổ chức nghỉ mát, du lịch. Đây là cơ hội để người lao động được nghỉ ngơi, thư giãn và làm mới lại mình, thêm sức khỏe va tinh thần cho công việc.

- Chú trọng cơng tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp; xây dựng mơi trường làm việc hiện đại, thân thiện. Thực tế thời gian người lao động tham gia làm việc tại doanh nghiệp chiếm lượng thời gian tương đối, vì thế doanh nghiệp cần xây dựng

môi trường làm việc thân thiện, quan hệ đồng nghiệp hài hòa, quan hệ giữa cấp trêm và cấp dưới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau.

- Thường xuyên làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng chun mơn cho người lao động. Doanh nghiệp cần có chính sách đào tạo cho lao động của mình khơng ngừng hồn hiện hơn nữa về trình độ chun mơn và kỹ năng làm việc. Người lao động sau đào tạo cần được bố trí cơng việc phù hợp để có điều kiện phát triển của mình, đóng góp cho doanh nghiệp

Thứ ba, để đánh giá chương trình tạo động lực làm việc cho NLĐ, cầnáp dụng đồng bộ cả các chỉ tiêu định tính và các chỉ tiêu định lượng. Đồng thời VietinBank đã tiến hành đánh giá các biện pháp tạo động lực đã triển khai và đặc biệt là vận dụng hiệu quản nguyên lý tạo động lực lao động- điều kiện tiên quyết để tăng năng suất lao động cho Ngân hàng.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO NGƢỜI LAO ĐỘNG TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN - SCB 2.1. Giới thiệu về Ngân hàng Thƣơng mại cổ phần Sài Gòn - SCB

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB là một ngân hàng thương mại tại Việt Nam có trụ sở đặt tại Thành phố Hồ Chí Minh. SCB được hợp nhất vào năm 2011 từ ba ngân hàng Đệ Nhất (Ficombank), Việt Nam Tín Nghĩa (TinNghiaBank) và Sài Gịn (SCB) đều có trụ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là thương vụ hợp nhất đầu tiên trong ngành ngân hàng Việt Nam, đánh dấu sự bắt đầu quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng. Các thông tin cơ bản về Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB như:

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

- Tên viết tắt tiếng Việt: Ngân hàng Sài Gòn

- Tên viết tiếng nước ngoài: Sai Gon Joint Stock Commercial Bank

- Tên viết tắt tiếng Anh: Sai Gon Commercial Bank

- Tên viết tắt: SCB

- Hội sở chính: 19-21-23-25 Nguyễn Huệ, Phường Bến Nghé, Quận 1, Tp.

HCM

- Vốn điều lệ: Kể từ ngày 27/11/2018, vốn điều lệ của Ngân hàng Thương

Mại Cổ Phần Sài Gòn là 15.231.688.100.000 đồng (Mười lăm nghìn hai trăm ba mươi mốt tỷ sáu trăm tám mươi tám triệu một trăm nghìn đồng)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB là sự hợp nhất tự nguyện của 3 Ngân hàng: Ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB, Ngân hàng TMCP Đệ nhất - Ficombank, Ngân hàng TMCP Việt Nam Tín Nghĩa - TinNghiaBank và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/01/2012. Đây được xem như một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của cả ba ngân hàng, đánh dấu sự thay đổi tồn diện về quy mơ tổng tài sản, mạng lưới, công nghệ và nhân sự… Trên cơ sở thừa kế những thế mạnh vốn có của 3 ngân hàng, cùng sự quyết tâm của Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, toàn thể CBNV, đặc biệt là sự tin tưởng và ủng hộ của Quý Khách hàng, Cổ đơng, đến nay, Ngân hàng TMCP Sài Gịn - SCB đã không ngừng lớn mạnh, vươn lên vị thế Top 5 ngân hàng TMCP có quy mơ lớn nhất Việt Nam.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gịn - SCB là ngân hàng có quy mơ tổng tài sản nằm trong nhóm 5 nhà băng lớn nhất tại Việt Nam hiện nay với vốn điều lệ hơn 15.000 tỷ đồng. Tổng tài sản hơn 567.913 tỷ đồng (tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019). Mạng lưới hoạt động gồm 239 điểm giao dịch, phủ rộng khắp các tỉnh,thành thuộc các vùng kinh tế trọng điểm trên cả nước và 2 chi nhánh Quốc tế tại Campuchia và Lào. Đội ngũ nhân sự hơn 7.763 người (2019). Đây là ngân hàng tư nhân có tổng tài sản lớn nhất, chỉ xếp sau nhóm 4 ngân hàng có vốn Nhà nước gồm: BIDV, Vietcomebank, Vietinbank, Agribank.

Tiềm lực tài chính vững mạnh, tốc độ tăng trưởng nhanh, cơng nghệ hiện đại, danh mục các sản phẩm đa dạng cùng chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, đây chính là nền tảng để SCB phát triển mạnh mẽ theo định hướng trở thành ngân hàng bán lẻ - đa năng - hiện đại hàng đầu Việt Nam. Bên cạnh cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói, đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng, SCB tự hào mang lại giá trị và đảm bảo quyền lợi thiết thực cho đối tác, cổ đông; cũng như xây dựng chế độ phúc lợi và môi trường làm việc tốt nhất cho đội ngũ nhân lực. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của SCB như sau:

Tầm nhìn: Tập hợp, huy động các nguồn lực, sáng tạo ra các giá trị bền vững

cho Khách hàng, Đối tác, Cổ đơng, Người lao động, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, mang lại sự phồn vinh cho các gia đình và doanh nghiệp Việt Nam, đóng góp thiết thực vào việc chấn hưng và xây dựng đất nước giàu mạnh.

Sứ mệnh: Là người đồng hành tin cậy, tận tâm và sáng suốt, mang đến cho

Khách hàng những trải nghiệm hài lòng, tiện nghi về chất lượng các sản phẩm dịch vụ tài chính và những lợi ích bền vững, lâu dài.

Gi trị cốt lõi:

Chính trực - Minh bạch: SCB hoạt động theo những chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp cao nhất, tuân thủ pháp luật và thông lệ quốc tế, công khai và minh bạch mọi thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh.

Khách hàng là trọng tâm: Mọi hoạt động của SCB đều hướng đến Khách hàng. SCB luôn hành động dựa trên sự suy xét thấu đáo và quan tâm để nắm bắt những nhu cầu của Khách hàng. Mọi nhân viên SCB luôn đặt mình vào vị trí của Khách hàng để thấu hiểu nhằm tìm ra giải pháp tối ưu cho Khách hàng.

Phát triển bền vững: SCB cam kết tạo ra giá trị bền vững, đặt trọng tâm vào lợi ích dài hạn cho Khách hàng và Cổ đông.

Đổi mới - Sáng tạo: SCB liên tục cải tiến, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, ứng dụng công nghệ hiện đại nhằm phục vụ Khách hàng một cách tốt nhất. SCB đồng hành, giới thiệu và tư vấn cho Khách hàng những gói sản phẩm, dịch vụ tài chính sáng tạo, đa dạng, hiệu quả.

Chia sẻ - Hợp tác: SCB hành động trên tinh thần hợp tác với Khách hàng, Đối tác, NLĐ, Cổ đông để tạo ra và cùng nhau chia sẻ những lợi ích dài hạn, bền vững.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - SCB

Hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị tại Ngân hàng SCB là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của ngân hàng, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đơng. Hội đồng Quản trị có vai trị xây dựng chiến lược tổng thể và định hướng lâu dài cho Ngân hàng, ấn định mục tiêu tài chính giao cho Ban Điều hành. Hội đồng Quản trị chỉ đạo và giám sát hoạt động của Ban Điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập.ộng của Ban Điều hành thông qua một số hội đồng và ban chuyên môn do Hội đồng quản trị thành lập.

Tổng giám đốc

Tổng giám đốc thực hiện các công việc trong phạm vi hạn mức phán quyết của Hội đồng quản trị phê duyệt. Tổng giám đốc có nhiệm vụ cấp hạn mức tín dụng, các khoản vay, chiết khấu, đơn xin mở tài khoản, các khoản bảo lãnh cho khách hàng, đồng thời xem xét tờ trình đề xuất của các Khối, phòng ban nghiệp vụ, các hồ sơ giao dịch của khách hàng.

Khối quản trị nguồn nhân lực

Tuyển dụng nhân sự. Theo dõi tồn bộ cán bộ cơng nhân viên bằng chương

trình quản trị nhân lực. Theo dõi chấm công trên phần mềm, trên bảng lương. Soạn thảo các thông báo và các quy định. Xây định công tác của ban giám đốc trong tuần. Xây dựng phương án và thực hiện nghiêm ngặt cơng tác bảo vệ an tồn khách hàng tới giao dịch và cơ quan … và một số nghiệp vụ liên quan.

(Nguồn: B o c o thường niên của SCB, 2019)

Hình 2.1: Cơ cấu bộ máy tổ chức của Ngân hàng TMCP SCB

Khối dịch vụ khách hàng

Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay, phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp và tiêu dùng. Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ cũ, phối hợp với các phòng ban chức năng để phục vụ tốt nhu cầu cho khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, cùng một số nghiệp vụ khác.

Khối bán lẻ

Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động bán lẻ theo hướng hiện đại phù hợp với các thông lệ quốc tế và thực tế thị trường Việt Nam. Khối bán lẻ với nhiệm vụ chính: Quản lý và thúc đẩy bán hàng; quản lý dịch vụ khách hàng; phát triển mạng lưới và đối tác; phối hợp với các khối kinh doanh khác thúc đẩy bán chéo sản phẩm, dịch vụ...

Khối tài chính

Kiểm tra thực thu thực chi theo chứng từ kế toán, cân đối thanh khoản, điều chỉnh vố, kinh doanh vàng bạc đá quý và thu hồi ngoại tệ; chịu trách nhiệm bảo quản tiền vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay; đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng; một số nghiệp vụ liên quan.

Khối thẻ và ngân hàng số

Cung cấp các loại thẻ cho khách hàng; Ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thơng qua internet. Giao dịch của

ngân hàng số không phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian khơng gian nên khách hàng hồn tồn chủ động.

Văn phòng SCB Miền Bắc

Mạng lưới ngân hàng SCB trải khắp cả nước, trong đó Hà Nội là một trong những thành phố có văn phịng của SCB tại Miền Bắc. Tại Hà Nội có số lượng chi nhánh/phịng giao nhiều nhất của SCB.

Các chi nhánh và phòng giao dịch

Các chi nhánh và phòng giao dịch có nhiệm vụ chính trong việc tiếp thị khách hàng là đầu mối thực hiện các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. các nhân viên của phịng này phải có nhiệm vụ thiết lập, duy trì, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, luôn giữ các khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.

2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - SCB

Về số lượng và độ tuổi

Năm 2019, số lượng cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại SCB là 7.419 người. Tùy vào mục tiêu của từng thời kỳ cũng như sự biến động của môi trường kinh doanh, lãnh đạo Ngân hàng sẽ có những thay đổi về số lượng nhân viên cho phù hợp. Số lượng lao động của ngân hàng cụ thể qua các năm như sau:

Bảng 2.1: Số lƣợng lao động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - SCB

Đơn vị: Người, %

Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Tổng số 7.168 7.290 7.419

Tốc độ tăng +/- - 1.167 122 129

% -14,001 1,702 1,77

(Nguồn: B o c o thường niên SCB, 2017, 2018, 2019) Qua bảng 2.1, cho thấy năm 2017, lượng lao động tại Ngân hàng là 7.168 không những khơng tăng mà cịn giảm đi 1.167 người so với năm 2016 (giảm khoảng 14%). Tuy vậy, đến năm 2018 số lượng lao động tăng trở lại thêm 122 người (tăng khoảng 1,7%) và năm 2019 số lượng lao động tại Ngân hàng tiếp tục tăng 129 người (khoảng 1,77%). Sở dĩ có sự tăng giảm nhân sự liên tục như vậy,

chủ yếu là do tác động của mơi trường kinh doanh và suy thối kinh tế những năm trở lại đây.

Độ tuổi trung bình người lao động trong Ngân hàng khá trẻ và đồng đều, đáp ứng được u cầu cơng việc. Nhóm lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất dao động từ 74.1% đến 80%, là lực lượng nòng cốt tạo nên sự phát triển tại SCB. Nhóm lao động trẻ này có động lực cầu tiến cao, có nhiều cơ hội học tập nâng cao khả năng, nắm bắt kiến thức hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn công việc, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nhóm lao động trẻ dưới 30 tuổi có xu hướng chưa ổn định, có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, có xu hướng sẵn sàng chuyển đổi công việc nếu lương và điều kiện cao hơn hiện tại. Ngân hàng SCB cần quan tâm đến đối tượng nịng cốt này, cố gắng thực hiện chính sách tạo động lực giữ chân nhân tài. Tỷ trọng lao động các cán bộ cấp trung trở lên từ 30 - 40 đến năm 2019 chỉ chiếm 19,67% chủ yếu là lao động lâu năm, tỷ lệ lao động trên 40 chiếm 3,03%. Hai nhóm lao động này phần lớn giữ những chức vụ quan trọng của các phịng, ban do kinh nghiệm dày dạn, trình độ chun mơn cao.

Nhìn chung, ở hai nhóm NLĐ này, động lực làm việc chủ yếu vẫn là tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và hướng tới sự ổn định cơng việc lâu dài. Tuy nhiên, với nhóm người lao động dưới 30 tuổi (tức nguồn nhân lực trẻ), yếu tố tạo động lực làm việc của họ không chỉ là thu nhập mà cịn là các chính sách, chế độ đãi ngộ cùng môi trường làm việc tốt nhất; do nguồn nhân lực này xét về tính năng động, sáng tạo hay chất lượng và sự bắt kịp xu thế đều tốt hơn nhóm nguồn

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tạo động lực làm việc tại Công ty cổ phần đầu tư K&G Việt Nam (Trang 66)