Khối dịch vụ khách hàng
Thẩm định, xét duyệt, kiểm tra cho vay, phục vụ sản xuất nông nghiệp, công thương nghiệp và tiêu dùng. Thu hồi vốn lãi cho vay kể cả xử lý những khoản nợ cũ, phối hợp với các phòng ban chức năng để phục vụ tốt nhu cầu cho khách hàng. Hướng dẫn khách hàng làm thủ tục vay vốn, cùng một số nghiệp vụ khác.
Khối bán lẻ
Với mục tiêu thúc đẩy hoạt động bán lẻ theo hướng hiện đại phù hợp với các thông lệ quốc tế và thực tế thị trường Việt Nam. Khối bán lẻ với nhiệm vụ chính: Quản lý và thúc đẩy bán hàng; quản lý dịch vụ khách hàng; phát triển mạng lưới và đối tác; phối hợp với các khối kinh doanh khác thúc đẩy bán chéo sản phẩm, dịch vụ...
Khối tài chính
Kiểm tra thực thu thực chi theo chứng từ kế toán, cân đối thanh khoản, điều chỉnh vố, kinh doanh vàng bạc đá quý và thu hồi ngoại tệ; chịu trách nhiệm bảo quản tiền vàng, ấn chỉ quan trọng và toàn bộ hồ sơ thế chấp, cầm cố của khách hàng vay; đào tạo, huấn luyện các giao dịch viên trong nghiệp vụ ngân quỹ và phục vụ khách hàng; một số nghiệp vụ liên quan.
Khối thẻ và ngân hàng số
Cung cấp các loại thẻ cho khách hàng; Ngân hàng số có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thơng qua internet. Giao dịch của
ngân hàng số không phải đến chi nhánh ngân hàng và giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian khơng gian nên khách hàng hồn tồn chủ động.
Văn phòng SCB Miền Bắc
Mạng lưới ngân hàng SCB trải khắp cả nước, trong đó Hà Nội là một trong những thành phố có văn phịng của SCB tại Miền Bắc. Tại Hà Nội có số lượng chi nhánh/phịng giao nhiều nhất của SCB.
Các chi nhánh và phòng giao dịch
Các chi nhánh và phòng giao dịch có nhiệm vụ chính trong việc tiếp thị khách hàng là đầu mối thực hiện các dịch vụ của ngân hàng đối với khách hàng cá nhân, doanh nghiệp. các nhân viên của phịng này phải có nhiệm vụ thiết lập, duy trì, mở rộng các mối quan hệ với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp, luôn giữ các khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới.
2.1.3. Thực trạng nguồn nhân lực tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn - SCB
Về số lượng và độ tuổi
Năm 2019, số lượng cán bộ nhân viên hiện đang làm việc tại SCB là 7.419 người. Tùy vào mục tiêu của từng thời kỳ cũng như sự biến động của môi trường kinh doanh, lãnh đạo Ngân hàng sẽ có những thay đổi về số lượng nhân viên cho phù hợp. Số lượng lao động của ngân hàng cụ thể qua các năm như sau:
Bảng 2.1: Số lƣợng lao động tại Ngân hàng Thƣơng mại Cổ phần Sài Gòn - SCB
Đơn vị: Người, %
Năm Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Tổng số 7.168 7.290 7.419
Tốc độ tăng +/- - 1.167 122 129
% -14,001 1,702 1,77
(Nguồn: B o c o thường niên SCB, 2017, 2018, 2019) Qua bảng 2.1, cho thấy năm 2017, lượng lao động tại Ngân hàng là 7.168 không những không tăng mà còn giảm đi 1.167 người so với năm 2016 (giảm khoảng 14%). Tuy vậy, đến năm 2018 số lượng lao động tăng trở lại thêm 122 người (tăng khoảng 1,7%) và năm 2019 số lượng lao động tại Ngân hàng tiếp tục tăng 129 người (khoảng 1,77%). Sở dĩ có sự tăng giảm nhân sự liên tục như vậy,
chủ yếu là do tác động của mơi trường kinh doanh và suy thối kinh tế những năm trở lại đây.
Độ tuổi trung bình người lao động trong Ngân hàng khá trẻ và đồng đều, đáp ứng được u cầu cơng việc. Nhóm lao động dưới 30 tuổi chiếm tỷ trọng cao nhất dao động từ 74.1% đến 80%, là lực lượng nòng cốt tạo nên sự phát triển tại SCB. Nhóm lao động trẻ này có động lực cầu tiến cao, có nhiều cơ hội học tập nâng cao khả năng, nắm bắt kiến thức hiện đại để ứng dụng vào thực tiễn công việc, nhưng lại chưa có nhiều kinh nghiệm làm việc. Tuy nhiên, nhóm lao động trẻ dưới 30 tuổi có xu hướng chưa ổn định, có nhiều sự lựa chọn nghề nghiệp, có xu hướng sẵn sàng chuyển đổi cơng việc nếu lương và điều kiện cao hơn hiện tại. Ngân hàng SCB cần quan tâm đến đối tượng nịng cốt này, cố gắng thực hiện chính sách tạo động lực giữ chân nhân tài. Tỷ trọng lao động các cán bộ cấp trung trở lên từ 30 - 40 đến năm 2019 chỉ chiếm 19,67% chủ yếu là lao động lâu năm, tỷ lệ lao động trên 40 chiếm 3,03%. Hai nhóm lao động này phần lớn giữ những chức vụ quan trọng của các phòng, ban do kinh nghiệm dày dạn, trình độ chun mơn cao.
Nhìn chung, ở hai nhóm NLĐ này, động lực làm việc chủ yếu vẫn là tạo ra nguồn thu nhập cho bản thân, gia đình và hướng tới sự ổn định cơng việc lâu dài. Tuy nhiên, với nhóm người lao động dưới 30 tuổi (tức nguồn nhân lực trẻ), yếu tố tạo động lực làm việc của họ không chỉ là thu nhập mà cịn là các chính sách, chế độ đãi ngộ cùng mơi trường làm việc tốt nhất; do nguồn nhân lực này xét về tính năng động, sáng tạo hay chất lượng và sự bắt kịp xu thế đều tốt hơn nhóm nguồn nhân lực trên 30 tuổi, họ có quyền yêu cầu đãi ngộ tốt hơn. Không chỉ vậy, sự yêu thích và văn hóa cũng như bầu khơng khí doanh nghiệp có tác động rất lớn tới động lực làm việc của nhòm nguồn nhân lực này; do họ còn trẻ, việc nhảy nghề dễ dàng hơn nên họ sẵn sàng đi tìm một mơi trường phù hợp nhất với bản thân. Ngược lại, nhóm nguồn nhân lực trên 30 tuổi thường có xu thế muốn ổn định và hạn chế nhảy việc để ổn định công việc và cuộc sống. Do đó, động lực làm việc cũng khác so với nhóm nguồn nhân lực dưới 30 tuổi.
Về cơ cấu nguồn nhân lực
Trong khoảng thời gian từ năm 2008 - 2010, ngân hàng TMCP Sài Gòn - SCB cũng như nhiều ngân hàng TMCP khác tăng vốn điều lệ theo quy định pháp luật và định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh trước yêu cầu hội nhập. Ngân hàng phát triển mạng lưới với tốc độ nhanh, bao gồm mở mới chi nhánh và phòng giao dịch, thành lập thêm nhiều phòng ban, bộ phận thuộc Hội sở. Chính vì thế, quy
mơ cán bộ, nhân viên ngân hàng tăng cao, đồng thời cơ cấu cũng thay đổi vô cùng đa dạng và phức tạp. Nhưng trong vài năm gần đây, ngân hàng đã thực hiện được tái cơ cấu, ngân hàng cũng nhận thấy chưa hiệu quả nên hầu như ít mở thêm chi nhánh, phịng giao dịch. Chính vì thế, nguồn nhân lực của ngân hàng đã đi vào ổn định cả về số lượng cũng như cơ cấu giữa các bộ phận trong hệ thống ngân hàng.
Lực lượng lao động tại Ngân hàng SCB được bố trí theo cơ cấu như sau:
738 2281 4149 695 2145 4450 725 2174 4520 0 1000 2000 3000 4000 5000 2017 2018 2019 Cán bộ quản lý
Nhân viên hỗ trợ gián tiếp Nhân viên trực tiếp kinh doanh