Tái cơ cấu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Trang 41 - 43)

6. Kết cấu luận văn

1.2. Nội dung tái cơ cấu kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.5. Tái cơ cấu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Hiện nay, quan niệm về NLCT của DN vẫn chƣa thống nhất, có nhiều cách tiếp cận cụ thể về NLCT của DN nhƣ:

- NLCT của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của DN. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay. Theo đó, NLCT là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng thu lợi của các DN, hạn chế trong cách quan niệm này là chƣa bao hàm các phƣơng thức, chƣa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của DN.

- NLCT của DN là khả năng chống chịu trƣớc sự tấn công của DN khác. Chẳng hạn, Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: NLCT là năng lực của một doanh nghiệp “không bị DN khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về NLCT nhƣ vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lƣợng.

- NLCT đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) NLCT của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tƣơng đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố có hiệu quả làm cho DN phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thƣớc đo duy nhất về NLCT. Tuy nhiên những quan niệm này gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của DN.

- NLCT đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của DN là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của DN.

Cho đến nay quan niệm về NLCT của DN vẫn chƣa thống nhất. Để có thể đƣa ra quan niệm về NLCT của DN phù hợp, cần lƣu ý thêm một số vấn đề. Quan niệm về NLCT cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển từng thời kỳ. Nhƣ trƣớc đây, NLCT thƣờng đồng nghĩa với việc bán đƣợc nhiều hàng hóa hơn đối thủ, hay nhƣ NLCT đƣợc thể hiện ở thị phần chiếm giữ của DN về 1 loại sản phẩm nào đó. Ngày nay, hoạt động kinh doanh đã đƣợc mở rộng không chỉ ở các lĩnh vực hoạt động Thƣơng mại hàng hóa/ dịch vụ mà cịn trên cả các lĩnh vực Thƣơng mại các hoạt động đầu tƣ và sở hữu trí tuệ. Bởi vậy, quan niệm NLCT của DN phải phù hợp với điều kiện hiện tại.

Theo GS TS Nguyễn Bách Khoa cho rằng: “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc hiểu là tích hợp các khả năng và nguồn nội lực để duy trì phát triển thị phần, lợi nhuận và định vị những ƣu thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong mối quan hệ với đối thủ cạnh tranh trực tiếp và tiềm tàng trên một thị trƣờng mục tiêu xác định”

Nhƣ vậy có thể khái quát năng lực cạnh tranh của DN bao gồm NTCT Marketing. NLCT marketing đó là sự tích hợp các khả năng và những nguồn lực Marketing của DN mà nhờ nó các DN đạt đƣợc các mục tiêu Marketing trong hoạt động kinh doanh góp phần đảm bảo tạo lập sự cân bằng, thích ứng và có hiệu suất cao các quá trình và hoạt động Marketing của DN phù hợp với những biến động của môi trƣờng kinh doanh. Nhƣ vậy, NLCT Marketing có thể hiểu là bộ phận hợp thành NLCT của toàn DN, bao gồm tổ hợp các năng lực của hoạt động Marketing nhƣ năng lực tổ chức Marketing, hệ thống thông tin Marketing, hoạch định chiến lƣợc Marketing, các nội dung và chƣơng trình Marketing hỗn hợp. Các năng lực khác của DN nhƣ:năng lực sản xuất tác nghiệp, năng lực quản lý điều hành, năng lực nghiên cứu phát triển.

Trên cơ sở những nghiên cứu về tình thế thị trƣờng, về đối thủ cạnh tranh, và từ những định hƣớng mục tiêu phát triển của DN, các DN cần rà soát và điều chỉnh các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của DN nhằm mang lại lợi thế và hiệu quả cao trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) Tái cơ cấu kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hóa chất Việt Trì (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)