Định hướng phát triển dịch vụ NHĐT của BIDV Việt Nam đến năm 2020 và

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 91)

6. Bố cục của đề tài

3.1. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Đầu tư

3.1.1. Định hướng phát triển dịch vụ NHĐT của BIDV Việt Nam đến năm 2020 và

và tầm nhìn đến năm 2030

Giai đoạn 2020-2025, dự báo tình hình kinh tế - xã hội trong “nước tiếp tục có

những diễn biến khó khăn, thuận lợi đan xen. Thách thức với ngành ngân hàng nói chung và BIDV nói riêng cịn rất lớn do tiềm ẩn rủi ro của nền kinh tế cịn rất lớn, tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt do sẽ có thêm nhiều ngân hàng mở rộng quy mô và hợp tác quốc tế.

Trên cơ sở đánh giá kết quả hoạt động dịch vụ nói chung và dịch vụ ngân hàng điện tử của BIDV, những tồn tại và hạn chế, nguyên nhân, bài học kinh nghiệm; để không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, BIDV xây dựng định hướng phát triển dịch vụ giai đoạn 2020-2022 như sau:

a. Định hướng chung

- Phát huy lợi thế kinh doanh, để phát triển nền khách hàng ổn định, phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ nhất là phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử, phấn đấu là ngân hàng dẫn đầu trên địa bàn trú đóng về dư nợ tín dụng, huy động vốn và dịch vụ bán lẻ;

- Nâng cao, đổi mới trong công tác quản trị điều hành, quản trị rủi ro để đưa ngân hàng tiếp tục phát triển bền vững;

- Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên.

b. Mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể

- Tạo bước chuyển đột phá trong phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại BIDV, nâng tỷ trọng thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử trong tổng thu dịch vụ;

- Đẩy mạnh kinh doanh các dịch vụ truyền thống như dịch vụ thẻ ghi nợ trong nước và quốc tế, dịch vụ Internet Banking, Mobile Banking. Phấn đấu đến 2025, tiếp tục chiếm được thị phần lớn nhất trên cả nước về các sản phẩm dịch vụ bán lẻ như: thẻ, POS, dịch vụ Internet Banking,… để BIDV trở thành ngân hàng số 1 trong nước và khu vực.

- Tạo lập một nền khách hàng bền vững, mở rộng, duy trì mối quan hệ tốt với đối tượng khách hàng doanh nghiệp, kinh doanh hiệu quả;

- Phát triển mạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu là cá nhân với việc tập trung phát triển dịch vụ: tiết kiệm tích lũy, chuyển tiền kiều hối, phát hành và thanh toán các loại thẻ: thẻ quốc tế VISA, Master Card, thẻ ATM, ..; mở rộng mạng lưới ATM, chấp nhận thanh toán POS/EDC;

- Phát triển đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là dịch vụ ngân hàng hiện đại, từng bước kinh doanh dịch vụ ngân hàng điện tử mới;

- Phát triển các kênh phân phối ngân hàng hiện đại như e-Banking, Mobile Banking, Homebanking,…

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)