Kết quả chất lượng cảm quan của quả bơ sau quá trình bảoquản 20 ngày

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nghiên cứu ứng dụng hộp tích hợp màng MAP bảo quản quả xoài và bơ (Trang 62 - 70)

Mẫu bơ bảo quản

Chất lượng cảm quan của bơ

Tổng điểm Xếp loại Chỉ tiêu Màu Mùi Vị Trạng thái Vỏ quả Ruột quả

HSTL 1 1 0,6 0,6 0,8

Bơ trong hộp MAP

3,3 2,64 2,4 2,58 4,3 15,22 Khá Bơ trong hộp carton 1,9 1,84 3,3 1,98 1,8 10,82 Kém

a) b)

Hình 4. 21. Quả bơ sáp trong hộp tích hợp màng và hộp carton sau 20 ngày bảo quản sau 20 ngày bảo quản

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

Từ bảng 4.6 và hình 4.21 thấy nhìn chung bơ trong hơp tích hợp màng MAP sau 20 ngày vẫn giữ được chất lượng cảm quản tốt về các chỉ tiêu trạng thái, mùi, vị. Quả có cấu trúc cứng, vị béo và mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên màu sắc của vỏ và ruột quả mặc dù giữ được tốt hơn so với quả bảo quản bằng hộp carton nhưng có xuất hiện vết thâm đen và ruột có thêm gân đen. Đặc biệt hộp tích hợp có tác dụng tốt trong việc giữ được trạng thái của quả. Quả bơ sáp trong hộp carton khơng cịn giữ được chất lượng cảm quản của các chỉ tiêu,vỏ quả bị thâm đen, ruột có nhiều gân đen, cấu trúc mềm và mất mùi vị và hương đặc trưng của quả. So sánh nghiên cứu của Nguyễn Minh Nam bơ giữ được các chỉ tiêu về màu sắc, trạng thái mùi vị sau 27 ngày khi xử lý qua 1-MCP [4].

Nhận xét chung:

Có thể thấy rằng, hộp bảo quản tích hợp màng MAP đã phát huy được hiệu quả bảo quản tốt khi so sánh với một số phương pháp bảo quản hiện nay do hộp đã khắc phục được các nhược điểm của việc sử dụng màng MAP thông thường. Hộp bảo quản được sử dụng sẽ có các đặc tính cơ lý về độ bền và độ che chắn tốt, giúp tránh được những tổn thương cho rau quả trong quá trình vận chuyển, đồng thời chất liệu làm hộp cũng có tính chất ngăn sự thốt hơi nước tốt làm giảm hao hụt KLTN cho quả nhưng đồng thời cũng khơng gây đọng nước vì hơi nước được thốt qua các lỗ khí được gắn màng MAP như vậy sẽ hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây hư hỏng quả. Đặc biệt, khi tích hợp, nắp hộp đã được tính tốn thiết kế với các lỗ trao đổi khí sao cho có thể linh hoạt thay đổi được diện tích phù hợp cho bảo quản được một số loại nông sản khác nhau và với diện tích thích hợp thì khi màng MAP tương tác với hơ hấp của quả thì sẽ tạo ra được bên trong bao gói một mơi trường có nồng độ khí O2 và CO2 phù hợp. Từ đó giúp giảm cường độ hơ hấp của quả và ức chế hoạt động của vi sinh vật kết hợp với bảo quản trong điều kiện nhiệt độ thấp thì cho hiệu quả tích cực trong bảo quản rau quả tươi. Tuy nhiên bên cạnh đó so với một số phương pháp bảo quản khác, hộp còn một số nhược điểm cần khắc phục như diện tích hộp bé

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

số lượng quả bảo quản ít, các mẫu quả trong hộp bị để chồng chéo lên nhau dễ gây dập nát và lây nhiễm thối hỏng.

4.4. Xây dựng quy trình bảo quản quả xồi và bơ bằng hộp tích hợp màng MAP

Qua việc thử nghiệm bảo quản quả xồi và quả bơ sáp bằng hộp tích hợp màng MAP chúng tơi đưa ra quy trình bảo quản hai loại quả này bằng hộp MAP như hình 4.22.

Hình 4. 22. Quy trình bảo quản quả xồi và quả bơ bằng hộp tích hợp màng MAP Quả xoài Tiếp nhận và phân loại quả Rửa Để ráo Xếp vào hộp MAP Sử dụng 2 lỗ trao đổi khí

Đưa vào kho lạnh

5oC Bảo quản, vận chuyển Chuẩn bị hộp MAP Quả bơ Tiếp nhận và phân loại quả

Rửa

Để ráo

Xếp vào hộp MAP, Sử dụng 4 lỗ trao

đổi khí

Đưa vào kho lạnh

5oC Bảo quản, vận chuyển Chuẩn bị hộp MAP

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

 Thuyết minh quy trình

- Bước 1: Xoài và Bơ sau khi được thu hoạch chở về, sản phẩm sẽ được dỡ

xuống, nhẹ nhàng tránh làm hư hỏng, dập nát quả.

- Bước 2: Quả sẽ được phân loại, với mục đích để loại đi các quả bị tổn

thương, thối hỏng hoặc những khuyết tật khác. Việc phân loại trước sẽ tiết kiệm năng lượng vì khơng phải xử lý những quả đã bị hư hỏng. Loại bỏ đi các sản phẩm thối hỏng sẽ hạn chế được sự lây lan của bệnh lây nhiễm sang các quả khác, đặc biệt là nếu không sử dụng thuốc trừ dịch hại sau thu hoạch.

- Bước 3: Làm sạch quả có thể dùng nước sạch. Cải thiện điều kiện vệ sinh là

rất cần thiết, vừa giúp kiểm soát sự lây lan bệnh từ một sản phẩm sang phần còn lại, vừa giúp hạn chế sự sinh bào tử trong nước rửa và trong khơng khí kho bảo quản.

- Bước 4: Cho quả vào hộp MAP. Đối với quả xồi sử dụng 2 lỗ trao đổi

khí và đối với quả bơ sử dụng 4 lỗ trao đổi khí. Thùng chứa khơng nên chứa quá lỏng lẻo hoặc quá chặt, xếp đúng khối lượng như khuyến cáo. Sản phẩm xếp lỏng lẻo có thể gây va chạm vào nhau gây nên các vết bầm, trong khi bao gói quá chặt lại dẫn đến các vết do đè nén. Có thể sử dụng các miếng giấy nhỏ nhẹ để vào trong các thùng chứa để tránh sự va chạm của quả gây tổn thương. Túi hút khí ethylene cũng có thể được sử dụng để làm giảm tốc độ chín và sự mất màu xanh của quả.

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

- Bước 5: Đưa xoài và bơ đã được xếp vào hộp MAP vào trong kho lạnh

bảo quản, nhiệt độ ở mức 5oC, độ ẩm tương đối 90 – 95%. Nếu độ ẩm của phịng làm mát giảm thì cần tăng ẩm bằng cách: giảm nhiệt độ phòng làm mát, thêm ẩm vào khơng khí xung quanh bằng cách phun sương hoặc làm ướt nền kho lạnh.

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

PHẦN 5. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1. Kết luận

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan cũng như tiến hành các thí nghiệm thực nghiệm, chúng tơi đưa ra một vài kết luận như sau:

- Màng nanocompozit đã được tích hợp vào cùng với hộp nhựa thí nghiệm: Hộp bảo quản được thiết kế có kích thước 43,5×31×25 (cm) bao gồm 6 lỗ trao đổi khí, đường kính 6,6 cm nằm trên nắp hộp, diện tích màng tích hợp cho mỗi lỗ được xác định là 0,0034 m2.

- Bảo quản quả xoài giống Cát và quả Bơ sáp với khối lượng 5 kg, trong hộp MAP đã chế tạo, sử dụng lần lượt 2 và 4 lỗ trao đổi khí, điều kiện nhiệt độ 5oC duy trì được chất lượng cho quả xoài sau 7 tuần (49 ngày) bảo quản, kéo dài được hơn 7 ngày so với phương pháp bảo quản bằng hộp carton; và duy trì được chất lượng cho quả bơ sau 20 ngày bảo quản và có sự khác biệt rõ rệt so với việc bảo quản bằng hộp carton.

- Đã xây dựng được quy trình bảo quản quả xồi và quả bơ bằng hộp bảo quản tích hợp màng MAP.

5.2. Kiến nghị

Kết quả bước đầu cho thấy hiệu quả bảo quản của hộp bảo quản tích hợp màng MAP so với các phương pháp bảo quản thông thường. Tuy nhiên do thời gian nghiên cứu có hạn, nhóm thực hiện đưa ra thêm một số khuyến nghị sau:

- Xác định hiệu quả của hộp bảo quản có tích hợp màng MAP với các loại rau quả có giá trị kinh tế cao, có tiềm năng xuất khẩu.

- Nghiên cứu kết hợp các phương pháp bảo quản khác nhau cùng với hộp bảo quản có tích hợp màng MAP để kéo dài thời gian bảo quản nông sản và đưa ra được những khuyến nghị tốt nhất cho việc dùng hộp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Đỗ Quang Kháng (2013), Vật liệu Polyme, Quyển 1 vật liệu polyme cơ sở,

Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ.

2. Nguyễn Minh Nam, Phạm Anh Tuấn và Phạm Thị Thanh Tĩnh (2012), “Ảnh hưởng của 1-MCP xử lý sau thu hoạch đến chất lượng bảo quản bơ”, Tạp chí

khoa học và phát triển, 10 (5): 764 - 770.

3. Nguyễn Minh Thủy và Nguyễn Minh Tuyền (2011), “Bảo quản cam mật bằng phương pháp MAP”, Tạp chí khoa học, 2011 (17a), 229-238.

4. Phạm Thị Thu Hà (2015). Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ bảo quản và nâng cao chất lượng quả vải Lục Ngạn bằng màng bao gói khí quyển biến đổi, Báo cáo khoa học Công nghệ vật liệu.

5. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 10921:2015, 2015. Bơ quả tươi - Hướng dẫn bảo quản và vận chuyển.

6. Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3215-79, 2008. Sản phẩm phân tích cảm quan - Phương pháp cho điểm.

7. TCVN 7771:2007 (ISO 2173:2003) về sản phẩm rau, quả - Xác định chất rắn hoà tan - Phương pháp khúc xạ

8. TCVN 5483:2007 (ISO 750:1998) về sản phẩm rau, quả - xác định độ axit chuẩn độ được

9. Viện dinh dưỡng (2007), Bảng thành phần thực phẩm Việt Nam, Nhà xuất bản Y học.

10. Vũ Công Hậu (2000), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam. Tái bản lần 3, NXB

Nơng Nghiệp TP. Hồ Chí Minh.

TÀI LIỆU NƯỚC NGỒI

11. ASTM D1434 - 82(2015)e: Standard Test Method for Determining Gas Permeability Characteristics of Plastic Film and Sheeting

Plastic Sheeting

13. An J., Zhang M., Lu Q., Zhang Z. (2006), “Effect of a prestorage treatment with 6- benzylaminopurine and modified atmosphere packaging storage on the respiration and quality of green asparagus spears”, J. Food Eng., 77(4), 951-957.

14. Aryou Emamifar, Mehri Mohammadizadeh (2015), “Preparation and Application of LDPE/ZnO Nanocomposites for Extending Shelf Life of Fresh Strawberries”, Food Technol. Biotechnol, 53 (4) 488–495.

15. Azeredo, H.M.C.D., (2009), “Nanocomposites for Food Packaging Applications”, Food Research International, 42, 1240-1253.

16. Belay Z.A., Caleb O.J., Opara U.L. (2016), “Modelling approaches for designing and evaluating the performance of modified atmosphere packaging (MAP) systems for fresh produce: A review”, Food Packaging and Shelf Life, 10 (2016), 1-15.

17. Choudalakis G., Gotsis A. D. (2009), “Permeability of polymer/clay nanocomposites: A review”, European Polymer Journal, 45, 967-984.

18. Dirim S. N., Esin A., Bayindirli A. (2003), “A new protective polyethylene based film containing zeolites for the packaging of fruits and vegetables: films preparation”, Turkish J. Eng. Env. Sci., 27, p. 1-9.

19. F Devlieghere, L Jacxsens, and J Debevere (2000). Modified atmosphere packaging: state of the art

20. Jesus Antonio Galvis, Harvey Arjona, Gerhard Fischer, Ricardo Martínez (2005), “Using modified atmosphere packaging for storing ‘Van Dyke’ mango (Mangifera indica L.) fruit”, Agronomía Colombiana, 23(2): 269-275.

21. Ligia R.R.D.S, Benedito C.B., José M.M.S., Claire I.G.D.L.S (2010), “Modified Atmosphere Packaging extending the storage life of “Douradão” peach”, Rev. Bras. Frutic., Jaboticabal - SP, 32(4). 1009-1017.

22. M Zhu, CL Chu, SL Wang and RW Lencki (2001), “Influence of O2, CO2 and degree of cutting on the respiration rate of rutabaga”, Journal of Food Science, 66: 33–37, 2001

23. Maria P.F (2013), Storage life enhancement of acavado fruit(Diss), McGill

University, Department of Bioressource Engineering, Ste-Anne Bellevue, QC., Canada.

24. Matan N., H.Rimkeereea A. J., Mawsonb P., Chompreedaa V. Haruthaithanasana, M. Parker (2006), “Antimicrobial activity of cinnamon and clove oils under modified atmosphere conditions”, International Journal of Food Microbiology, 107 (2), 180-185.

25. Pramod V. Mahajan, Maria Jose Sousa- Gallagher, Susana Caldas Fonseca and Luis Miguel Cunha (2006), “An Interactive Design of MA-Packaging for Fresh Produce”, Handbook of Food Science, Technology, and Engineering, 3, 119-1 – 119-15; 119-1 - 119-16.

26. Rahamn M.S. (2007), Hanbook of Food Preservation, Second Edition (CRC Press).

27. Sharif Z.I.M., Mustapha F.A., Jai J., Mohd.Yusof N., Zaki N.A.M. (2017), “Review on methods for preservation and natural preservatives for extending the food longevity”, Chemical Engineering Research Bulletin, 19, 145-153. 28. Tano K., Oule M.K., Doyon G., Lencki R.W. Arul J. (2007), “Comparative

evaluation of the effect of storage temperature fluctuation on modified atmosphere packages of selected fruit and vegetables”, Postharvest Biol. Tec., 46(3), 212-221

29. Torrieri, E., Cavella ., Masi S. (2009), “Modelling the respiration rate of fresh-cut Annurca apples to develop modified atmosphere packaging”, Int. J.

Food Sci. Tech., 44(5), 890-899

30. Xiaolin Zheng, Shiping Tian (2006), “Effect of oxalic acid on control of postharvest browning of litchi fruit”, Food Chemistry, 96(4), p.519–523

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nghiên cứu ứng dụng hộp tích hợp màng MAP bảo quản quả xoài và bơ (Trang 62 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)