Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngoài

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nghiên cứu ứng dụng hộp tích hợp màng MAP bảo quản quả xoài và bơ (Trang 27 - 30)

PHẦN 2 TỔNG QUAN

2.9. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước có liên quan

2.9.2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu nước ngoài

Việc sử dụng màng bao gói khí quyển biến đổi bằng vật liệu nhựa nhiệt dẻo cho nông sản tươi đòi hỏi việc lựa chọn màng rất khắt khe và không chỉ phụ

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

thuộc vào kiểu bao gói đối với từng sản phẩm mà cịn phụ thuộc vào kích thước bao gói cụ thể. Bao gói hiệu quả địi hỏi phải xem xét nồng độ khí tối ưu, tốc độ hơ hấp của hoa quả, khuếch tán khí qua màng cũng như nhiệt độ bảo quản tối ưu để đạt được lợi ích lớn nhất đối với sản phẩm. Ngoài ra, để lựa chọn một loại màng phù hợp, cần phải tính đến độ bền, khả năng hàn gắn, tính dễ gia cơng, khả năng in nhãn và biến thiên hàm lượng khí được tạo thành trong bao gói,...

Màng bao gói chế tạo từ nhựa LDPE với độ dày màng 50-60 µm chứa 1-2 kPa O2 và 3-6 kPa CO2 ở 1oC cho thấy khả năng bảo quản tốt cho quả đào Douradão trong thời gian 28 ngày [19]. Xoài “Van Dyke” cũng được bảo quản trong màng MAP chế tạo từ LDPE cho thấy hiệu quả trong việc trì hỗn q trình chín của quả, tăng thời gian lưu trữ bằng việc thay đổi độ cứng của quả. Bọc quả bằng màng cho thấy độ giảm khối lượng chậm và duy trì hàm lượng axit ascorbic. Độ dày màng cho hiệu quả tốt nhất là khoảng 0,035 mm với hàm lượng khí quyển duy trì là 8% O2, 5% CO2, 87% N2 hoặc 5%O2, 5% CO2 và 90% N2, duy trì chất lượng quả và thời hạn sử dụng [18].

Tuy nhiên, các loại màng MAP chế tạo từ nhựa PE thuần túy đã bộc lộ nhiều hạn chế liên quan đến khả năng thấm khí, mức độ cân bằng khí, khả năng sinh hóa so với nhu cầu thực tế khi bảo quản nông sản tươi. Do vậy, một số nghiên gần đây được thực hiện theo xu hướng biến tính vật liệu PE hoặc chế tạo các vật liệu tổ hợp trên nền nhựa PE. Thơng qua việc biến tính bằng các chất gia cường nano, cấu trúc của các loại màng MAP trở nên ổn định hơn, tính chất cơ - lý - sinh cũng được cải thiện hơn. Các chất gia cường có cấu trúc nano thường được sử dụng gồm silicat, clay, titan đioxit (TiO2), montmorillonite, kaolin, graphite dạng tấm,...Nanoclay cũng được nghiên cứu khá nhiều trong các màng bảo quản do chi phí thấp, hiệu năng cao. Nanoclay hữu cơ biến tính khi đưa vào màng HDPE ở nồng độ 2% về khối lượng đã cải thiện khả năng thấm khí CO2 của màng, trong khi đó tính chất cơ học tốt của HDPE khơng bị ảnh hưởng [21].

Aryou đã nghiên cứu màng MAP bảo quản dâu tây ở 4oC chế tạo từ nhựa LDPE gia cường ZnO ở kích thước nano. Kết quả cho thấy màng có khả năng

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

duy trì độ tươi, kháng khuẩn tốt nhờ vào sự phân tán tốt của các hạt nano trong nhựa nền. Dâu tây tươi được bảo quản bằng loại màng này có thời hạn sử dụng lên tới 16 ngày mà khơng có bất kì tác động tiêu cực nào đến hàm lượng axit ascorbic [12].

Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy khả năng cải thiện tính chất của hạt nano khi đưa vào màng PE như: đặc tính cơ lý, khả năng thấm khí, hơi nước,... mà khơng làm ảnh hưởng đến tính chất của sản phẩm bảo quản cũng như khơng làm mất đi tính chất vốn có của PE ban đầu. Do đó, việc nghiên cứu phát triển màng bao gói chế tạo từ vật liệu polyme nanocompozit trên cơ sở nhựa nền PE kết hợp với các chất gia cường có cấu trúc nano là xu thế phổ biến hiện nay, nhằm cải thiện và nâng cao chức năng bao gói thực phẩm đặc biệt là khả năng ứng dụng của loại vật liệu này trong công nghệ MAP.

LUẬN VĂN THẠC SỸ TRẦN THỊ HỒNG HẬU

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ TMU) nghiên cứu ứng dụng hộp tích hợp màng MAP bảo quản quả xoài và bơ (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)