Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT, XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG (Trang 25 - 27)

toán Việt Nam

1.2.1.1. Chuẩn mực kế toán số 01: Chuẩn mực chung

(Ban hành và công bố theo quyết định số 165/2002/ QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính)

• Cơ sở dồn tích

Mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, nợ phải trả, chi phí sản xuất được ghi vào sổ kế tốn vào thời điểm phát sinh thực tế chứ khơng căn cứ vào thời điểm thực thu, thực chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính được lập trên cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong q khứ, hiện tại và tương lai.

• Nguyên tắc giá gốc

Theo nguyên tắc này thì nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phải được ghi nhận theo giá gốc, TSCĐ của doanh nghiệp phải được ghi nhận theo nguyên giá. Giá gốc của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ, nguyên giá của TSCĐ được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đó vào thời điểm ngun vật liệu, cơng cụ, dụng cụ và TSCĐ được ghi nhận.

• Nguyên tắc nhất quán

Các chính sách và phương pháp kế tốn doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế tốn năm. Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế tốn đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính.

• Ghi nhận chi phí

Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong báo cáo kết quả kinh doanh khi các khoản chi phí làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải được xác định một cách đáng tin cậy.

Các chi phí được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân thủ nguyên tắc phù hợp giữa doanh thu và chi phí.

Khi lợi ích kinh tế dự kiến thu được trong nhiều kỳ kế tốn có liên quan đến doanh thu và thu nhập khác được xác định một cách gián tiếp thì các chi phí liên

quan được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở phân bổ theo hệ thống hoặc theo tỷ lệ.

Một khoản chi phí được ghi nhận ngay vào Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ khi chi phí đó khơng đem lại lợi ích kinh tế trong các kỳ sau. 1.2.1.2. Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho

(Ban hành theo Quyết định số 149/2001/QĐ – BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính).

Đối với hoạt động sản xuât sản phẩm thì hàng tồn kho chủ yếu của các doanh nghiệp là nguyên vật liệu, cơng cụ dụng cụ để sử dụng trong q trình sản xuất.

Theo nội dung của chuẩn mực này quy định:

- Ngun liệu, vật liệu, cơng cụ, dụng cụ được tính theo giá gốc. Trong trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được.

- Gía gốc của nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được nguyên liệu, vật lieu, công cụ, dụng cụ ở địa điểm và trạng thái hiện tại. Trong đó đối với chi phí chế biến quy định:

+ Chi phí này bao gồm những chi phí liên quan trực tiếp đến sản phẩm sản xuất như CP NCTT, CP SXC cố định và CP SXC biến đổi phát sinh trong q trình chuyển hóa ngun vật liệu thành thành phẩm.

+ Chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm dựa trên cơng suất bình thường của máy móc sản xuất.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn cơng suất bình thường thì CPSXC cố định được phân bổ cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn cơng suất bình thường thì CPSXC cố định chỉ được phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo cơng suất bình thường. Khoản CPSXC khơng được phân bổ được ghi nhận là CPSX, kinh doanh trong kỳ.

- CPSXC biến đổi được phân bổ hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo thực tế phát sinh.

- Trường hợp một quy trình sản xuất ra nhiều loại sản phẩm trong cùng một khoảng thời gian mà chi phí chế biến của mỗi loại sản phẩm khơng tách biệt, thì chi

phí chế biến được phân bổ cho các loại sản phẩm theo tiêu thức phù hợp và nhất quán giữa các kỳ kế toán.

- Trong trường hợp các sản phẩm phụ thì giá trị sản phẩm phụ được tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được và giá trị này được trừ khỏi chi phí chế biến đã tập hợp chung cho sản phẩm chính.

1.2.1.3. Chuẩn mực kế toán số 03 – Tài sản cố định hữu hình

Theo VAS số 03, giá trị khấu hao của TSCĐ hữu hình được phân bổ một cách có hệ thống trong thời gian sử dụng hữu ích của chúng. Phương pháp khấu hao phải phù hợp với lợi ích kinh tế mà tài sản đem lại cho doanh nghiệp. Số khâu hao của từng thời kỳ được hạch tốn vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ trừ khi chúng được tính vào giá trị của tài sản khác, như chi phí khấu hao TSCĐ hữu hình dùng cho q trình tự xây dựng hoặc tự chế các tài sản khác.

1.2.1.4. Chuẩn mực kế toán số 04 – Tài sản cố định vơ hình (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo VAS số 04, giá trị phải khấu hao của TSCĐ vơ hình được phân bổ một cách có hệ thống trong suốt thời gian sử dụng hữu ích ước tính hợp lý của nó. Thời gian tính khâu hao của TSCĐ vơ hình tối đa là 20 năm. Việc trích khâu hao được bắt đầu từ khi đưa tài sản vào trạng thái sẵn sang sử dụng. Chi phí khấu hao cho từng thời kỳ phải được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất, kinh doanh trừ khi chi phí đó được tính vào giá trị của tài sản khác.

1.2.1.5. Chuẩn mực kế tốn số 16 – Chi phí đi vay

Theo VAS số 16, chi phí đi vay phải ghi nhận là CPSX, kinh doanh trong kỳ khi phát sinh, trừ khi những chi phí đó được vốn hóa khi có đủ các điều kiện.

Chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng hoặc sản xuất sản phẩm dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó (được vốn hóa) khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy.

Một phần của tài liệu ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM ĐÁ TẠI CÔNG TY CỔ PHẨN SẢN XUẤT, XÂY DỰNG VÀ THƯƠNG MẠI BIỂN ĐÔNG (Trang 25 - 27)