Lý do và mục đích thực hiện nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh (Trang 26 - 27)

2. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

2.1.Lý do và mục đích thực hiện nghiên cứu

Tài chính vi mơ đóng vai trị hết sức quan trọng đối với việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là cơng cuộc giảm nghèo đói và phát triển xã hội tại các quốc gia đang phát triển. Vai trò của TCVM đối với giảm nghèo cũng được khẳng định thông qua các nghiên cứu lý thuyết (Legerwood, 1999; ADB, 2000; Morduch and Haley, 2002; Khandker, 2003). Tầm quan trọng của tài chính vi mơ đối với phát triển kinh tế- xã hội cũng đã được khẳng định trong thực tế thông qua việc Liên hiệp quốc chọn năm 2005 là Năm quốc tế về tài chính vi mơ, và giải thưởng Nobel Hịa bình năm 2006 đã được trao cho Giáo sư Mohamet Yunus- người sáng lập ra Grameen Bank - ngân hàng vi mô dành cho người nghèo nổi tiếng tại Băng-la-đét.

Tài chính vi mơ tại Việt Nam được coi là một trong những biện pháp giảm nghèo quan trọng. Khoảng 72% dân số đang sống trong khu vực nơng thơn, nơi có tới 94% người nghèo đang sinh sống, và nông nghiệp là ngành kinh tế chủ chốt với sự tham gia của 54% lực lượng lao động của cả nước. Một trong những trở ngại lớn trong việc đạt được các mục tiêu giảm nghèo thiên niên kỷ tại Việt Nam là thiếu các dịch vụ tài chính phù hợp và đáp ứng nhu cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của tài chính vi mơ về phạm vi tiếp cận và các dịch vụ cung ứng, đặc biệt là các dịch vụ về tín dụng và tiết kiệm trong những năm qua đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế và công cuộc giảm nghèo. Nhà nước và Chính phủ đã có những động thái hết sức tích cực đối với sự phát triển tài chính vi mơ ở Việt Nam. Luật tổ chức tín dụng được Quốc hội thông qua năm 2010 là một mốc son lịch sử khi coi TCTCVM là một TCTD, với các quy định được luật hóa. Điều này cịn chưa được thực hiện tại nhiều quốc gia, kể các ở các quốc gia có TCVM phát triển như In-đơ-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Băng-la-đét. Ngày 6/12/2011, Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án

xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến năm 2020.

Các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ tại Việt Nam tương đối đa dạng, tập trung vào các nhóm chính, đó là: Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam, Quỹ Tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mơ, và một số ngân hàng thương mại (Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn, Ngân hàng Bưu điện Liên Việt, Ngân hàng Đơng Á). Mỗi nhóm tổ chức có phân đoạn thị trường riêng, nhưng đều tham gia vào thị trường tài chính vi mơ. Ba tổ chức chính tham gia vào việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ cho người thu nhập thấp/người nghèo là NHCSXH, QTDND và các TCTCVM. Mỗi tổ chức có những đánh giá riêng của mình về việc trợ giúp khách hàng thu nhập thấp/ nghèo và sự hài lịng của họ. Tuy vậy, chưa có nghiên cứu nào thực hiện so sánh tác động và thái độ khách hàng của các tổ chức này trên giác độ khách quan.

Theo yêu cầu của Nhóm Cơng tác Tài chính vi mơ Việt nam- tổ chức với sứ mệnh là đại diện mạng lưới tài chính vi mơ quốc gia hàng đầu nhằm thúc đẩy sự phát triển và tăng trưởng bền vững ngành tài chính vi mơ Việt Nam theo thực tiễn tốt nhất trong một mơi trường thuận lợi, Nhóm nghiên cứu bao gồm các chun gia tài chính vi mơ và xử lý dữ liệu thuộc Học viện Ngân hàng và Đại học Kinh tế Quốc dân đã thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 6-12/2011 đề tài nghiên cứu. “Tài chính vi mơ với giảm nghèo Việt Nam: Kiểm định và so sánh”...

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh (Trang 26 - 27)