0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (164 trang)

.Môi trường hoạt động của tài chính vi mơ Việt Nam

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 38 -38 )

a. Môi trường kinh tế

Trước tiên, cần phải khẳng định rằng, môi trường kinh tế – xã hội tổng thể cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các TCTCVM nói riêng nhìn chung là tương đối ổn định và ngày càng được cải thiện. Tuy vậy, những thách thức đặt ra từ các vấn đề bên trong (thiên tai dịch bệnh, lạm phát cao, nợ cơng có chiều hướng gia tăng), cũng như bên ngoài (khủng hoảng kinh tế thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Châu Âu) đang có những tác động xấu tới mơi trường kinh tế nói chung, và mơi trường hoạt động của tài chính vi mơ Việt Nam nói riêng. Cơng cuộc đổi mới năm 1986 đã giúp Việt Nam giảm nhanh được tình trạng đói nghèo, bước đầu xây dựng nền kinh tế theo hướng

3 Thông qua các Nghị định 77, 81 và 148

4 Theo số liệu cuối năm 2009, Dự án Chính thức hóa hoạt động tài chính vi mơ Việt Nam, ADB. Cho đến 2012, tình hình này cũng khơng thay đổi nhiều, mặc dù TYM đã được chính thức hóa hoạt động và có sự tăng trưởng về quy mô hoạt động ở mức nhất định.

công nghiệp, đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối trong xã hội. Luật đầu tư nước ngoài năm 1987 là một trong những văn bản luật đầu tiên góp phần tạo ra khung pháp luật cho việc hình thành nền kinh tế thị trường tại Việt Nam. Tiếp theo đó, hàng loạt các đạo luật của nền kinh tế thị trường đã được hình thành tại Việt Nam như Luật đất đai, Luật thuế, Luật phá sản, Luật môi trường, Luật lao động và hàng trăm văn bản của các cơ quan quản lý nhà nước đã được ban hành nhằm cụ thể hóa việc thực hiện luật phục vụ phát triển kinh tế – xã hội. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001 - 2010 là một quyết tâm của Chính phủ, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế nhằm tạo ra một thể chế năng động, hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Từ năm 1998 đến 2006 tỷ lệ lạm phát được duy trì ở một con số đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ đạt được sự bền vững về tài chính. Lạm phát năm 2007 – 2011 ở mức cao (luôn trên 2 con số với 12,63% năm 2007 và 19% năm 2011) thực sự là thách thức cho nền kinh tế Việt Nam và ảnh hưởng đáng kể đến tình hình tài chính của các doanh nghiệp, trong đó các TCTCVM.

Trong giai đoạn 2001 - 2007 GDP tăng trung bình gần trên 7,5%/ năm. Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính tồn cầu và kinh tế suy giảm, khủng hoảng nợ công lan rộng, Việt Nam là một trong số những nước vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng dương trong giai đoạn 2008 - 2011. Tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho phát triển kinh tế hộ gia đình và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vi mô, doanh nghiệp nhỏ tham gia thị trường và tăng thu nhập. Tuy vậy, vấn đề tồn tại và đạt được bền vững về tài chính trong điều kiện mức lạm phát cao, cạnh tranh với các tổ chức tín dụng chính thức với lãi suất huy động cao… đang gây ra những khó khăn rất lớn cho cả khách hàng và bản thân các tổ chức cung cấp tài chính vi mơ. Hàng loạt trở ngại như thiên tai (lũ lụt, sâu bệnh…), dịch bệnh (trâu bò, cúm gia cầm

H5N1…), thị trường nước ngoài bị thu hẹp (đối với các ngành xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật Bản...) đã làm cho nhiều khách hàng vay vốn kinh doanh của tài chính vi mơ bị thua lỗ, thậm chí phá sản. Nhìn chung, những cải cách kinh tế mạnh mẽ trong 25 năm đổi mới vừa qua đã mang lại cho nền kinh tế những thành quả bước đầu đáng khích lệ. Việt Nam đã tạo ra được một mơi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động, hội nhập với thế giới. Nền kinh tế tăng trưởng tạo ra nhu cầu về dịch vụ tài chính đối với khu vực nơng nghiệp nông thôn, do vậy tạo ra thị trường cho tài chính vi mơ. Hiện nay, một số ngân hàng thương mại đã bắt đầu quan tâm đến phân khúc thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng này. Môi trường kinh tế thuận lợi tạo điều kiện cho hoạt động tài chính vi mơ phát triển cả về chất và về lượng. Tuy vậy, những thách thức đối với nền kinh tế nói chung, với các tổ chức cung cấp tài chính vi mơ và khách hàng nói riêng vẫn cịn ở phía trước, trong điều kiện kinh tế Việt Nam và thế giới có nhiều biến động khơn lường và vẫn chưa hồn tồn thốt khỏi khủng hoảng kép.

b. Môi trường pháp lý

Mạng lưới cung ứng dịch vụ TCVM tại Việt Nam gồm ba khu vực: khu vực chính thức, khu vực bán chính thức và khu vực phi chính thức. Mặc dù cùng phục vụ cho một nhóm đối tượng khách hàng, nhưng mỗi khu vực lại có mục tiêu, tính chất hoạt động riêng. Chính vì lý do này nên hoạt động của mỗi khu vực được điều chỉnh bởi khuôn khổ pháp lý riêng, cụ thể:

• Khu vực chính thức bao gồm hoạt động của các tổ chức tín dụng

có cung cấp các dịch vụ TCVM và các TCTCVM. Các tổ chức thuộc khu vực này hoạt động trên cơ sở giấy phép do NHNN cấp và chịu sự quản lý, giám sát an toàn của NHNN.

Đối với các ngân hàng thương mại: Văn bản pháp luật cao nhất chi phối hoạt động của các ngân hàng thương mại là Luật Các Tổ chức tín dụng số 47/2010-QH-12 ngày 15/6/2010 và có hiệu lực ngày 1/1/2011. Dưới Luật

là hệ thống các Nghị định và Thông tư hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của ngân hàng thương mại. Chưa có quy định riêng cho hoạt động TCVM, do vậy các ngân hàng thương mại triển khai hoạt động TCVM trong khuôn khổ các quy định áp dụng chung cho hoạt động ngân hàng truyền thống. Đây cũng là một trong những lý do chưa khuyến khích được các ngân hàng mở rộng cung cấp các dịch vụ xuống sâu cộng đồng người có thu nhập thấp.

Đối với NHCSXH: được thành lập theo Quyết định 131/2002/QĐ- TTg ngày 4/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ người nghèo. Ngân hàng Chính sách xã hội hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận mà phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các quyết định và chỉ đạo riêng về tổ chức và hoạt động đối với ngân hàng này. Bộ Tài chính ban hành cơ chế quản lý tài chính, bao gồm cả việc trích lập dự phịng; NHNN chỉ ban hành những quy định hướng dẫn thực hiện nghiệp vụ.

Đối với hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân: hoạt động theo mơ hình kinh tế hợp tác xã. Quỹ Tín dụng nhân dân đồng thời chịu sự chi phối của Luật Hợp tác xã năm 2003 và Luật Các tổ chức tín dụng. Hệ thống Quỹ Tín dụng nhân dân chịu sự quản lý, giám sát của NHNN và hoạt động trên cơ sở một hệ thống các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) tương đối đầy đủ và đồng bộ do NHNN chủ trì xây dựng, tạo hành lang thơng thống hơn, chủ động hơn nhưng lại nâng cao tính an tồn hơn.

• Khu vực bán chính thức: Việc cấp phép, quản lý hoạt động TCVM

của khu vực bán chính thức này do các cơ quan quản lý khác nhau thực hiện, tùy thuộc vào loại hình tổ chức tham gia cung cấp dịch vụ TCVM, cụ thể:

Các tổ chức đoàn thể: triển khai các hoạt động tín dụng – tiết kiệm vi mơ trên cơ sở chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ tại một văn bản cá biệt. Việc quản lý, giám sát hoạt động TCVM được thực hiện

thông qua hệ thống phân cấp, ủy quyền ngành dọc 4 cấp (từ cấp trung ương đến tỉnh/thành phố, huyện/quận và xã/phường). Bên cạnh đó, các chương trình/tổ chức do Uỷ ban Nhân dân cho phép thực hiện trên địa bàn, Uỷ ban Nhân dân cùng tham gia quản lý, giám sát nhưng chỉ ở mức độ nhận và nghe báo cáo, khơng thực hiện thanh tra định kỳ. Cá biệt, có những hoạt động nghiệp vụ cần được hướng dẫn, Thủ tướng Chính phủ u cầu NHNN có văn bản hướng dẫn riêng cho một tổ chức cụ thể. Hiện tại, một số tổ chức thực hiện cung cấp một phần dịch vụ tài chính vi mơ hoạt động theo Nghị định 148/2007/NĐ-CP ngày 25/9/2007 của Chính phủ về. “Tổ chức và hoạt động của Quỹ xã hội, Quỹ từ thiện”..

Các tổ chức phi chính phủ nước ngồi: hoạt động theo Quyết định số 340-TTg ngày 24/5/1996 của Thủ tướng Chính phủ. “Về việc ban hành Quy chế hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”.. Theo Quy chế này, Uỷ ban Cơng tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngồi là cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động. Các Bộ, Ban, Ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát việc thực hiện Quy chế theo chức trách của mình. Trường hợp phát hiện vi phạm, phải xử lý kịp thời theo thẩm quyền và báo cáo lên Uỷ ban Công tác về các NGOs. Các NGO trong nước: tuân thủ theo Nghị định số 88/2003/ NĐ-CP ngày 30/7/2003 của Chính phủ. “Về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội”.. Theo Nghị định này, Bộ Nội vụ có thẩm quyền cấp phép cho Hội có phạm vi hoạt động trong cả nước hoặc liên tỉnh; Uỷ ban Nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền cấp phép cho Hội có phạm vi hoạt động trong tỉnh. Bộ Nội vụ giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về Hội trong phạm vi cả nước.

Khu vực quyền cấp giấy phép bao gồm quyền cấp giấy phép hoạt động. Các Bộ, Ban, Ngành, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ và giám sát việc thực hiện Quy chế theo chức trách của mình. Trường hợp phát hiện vi phạm, phải xử lý kịp thời theo thẩm quyền Nghị định số 144/2006/NĐ-CP của Chính

phủ về. “Họ, hụi, biêu, phường”. là lần đầu tiên hoạt động hụi/họ được quy định trong văn bản quy phạm pháp luật. Theo Nghị định này, hoạt động hụi/họ bị điều chỉnh bởi Luật dân sự và trường hợp có tranh chấp được giải quyết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Một khuôn khổ pháp lý đã và đang được xây dựng tạo điều kiện cho các tổ chức, chương trình tài chính vi mơ ở khu vực bán chính thức có cơ hội chuyển đổi thành tổ chức tài chính quy mơ nhỏ chính thức nằm dưới sự quản lý giám sát của NHNN, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ. Đầu tiên, hai văn bản pháp lý cơ bản điều chỉnh tổ chức và hoạt động của các tổ chức tài chính quy mơ nhỏ là: Nghị định số 28/2005/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/03/2005 về tổ chức và hoạt động của tổ chức Tài chính quy mơ nhỏ tại Việt Nam và Nghị định số 165/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 28/2005/ NĐ-CP của Chính phủ. Trong Luật TCTD số 47/2010, các tổ chức tài chính vi mơ lần đầu tiên trong lịch sử đã được coi như một loại hình tổ chức tín dụng, chịu sự quản lý của NHNN. Thủ tướng Chính phủ đã chính thức phê duyệt Đề án xây dựng và phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến năm 2020.... Đây là bước ngoặt quan trọng trong tiến trình phát triển hoạt động tài chính vi mơ tại Việt Nam, khẳng định sự thừa nhận của Nhà nước về vai trị và vị trí của hoạt động tài chính vi mơ trong hệ thống tài chính, ngân hàng quốc gia.

1. Mục tiêu:

Xây dựng và phát triển hệ thống tổ chức tài chính vi mơ an tồn, bền vững, hướng tới phục vụ người nghèo, người có thu nhập thấp, các doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, góp phần thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững. 2. Giải pháp thực hiện:

a) Xây dựng môi trường pháp lý đồng bộ, phù hợp với đặc thù của hoạt động tài chính vi mơ:

b) Nâng cao năng lực hoạch định chính sách và quản lý của cơ quan quản lý nhà nước:

c) Nâng cao năng lực của các tổ chức tài chính vi mơ: - Đối với các tổ chức tài chính vi mơ đã được Ngân hàng

Nhà nước Việt Nam cấp phép:

+ Có hướng dẫn trong việc hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản trị, điều hành và xây dựng cơ chế kiểm soát, kiểm toán nội bộ hiệu quả, đảm bảo hoạt động an toàn, bền vững;

+ Hỗ trợ trong việc đào tạo cán bộ, tìm nguồn vốn ưu đãi, đặc biệt là trong giai đoạn mới thành lập.

- Đối với các chương trình, dự án tài chính vi mơ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, Quỹ từ thiện, Quỹ xã hội (các tổ chức phi Chính phủ):

+ Triển khai các chương trình đào tạo để hỗ trợ nâng cao

HỘP 3.1. MỘT SỐ NỘI DUNG TRONG ĐỀ ÁN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH VI MƠ VIỆT NAM

Theo nội dung của Quyết định này, tài chính vi mơ được định hướng rõ ràng là hướng tới người nghèo, người có thu nhập thấp, cũng như các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vì mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội và giảm nghèo. Các tổ chức cung cấp TCVM chính bao gồm ba loại: TCTCVM được cấp phép, bán chính thức và NHCSXH. Nội dung này rất phù hợp với đặc điểm hoạt động hiện tại của TCVM, cũng như được chứng minh thông qua nội dung phân đoạn thị trường trong phần tiếp theo.

3.1.4. Phân đoạn thị trường tài chính vi mơ Việt Nam

Mặc dù đều phục vụ thị trường tài chính vi mơ, các TCTCVM tập trung vào các nhóm khách hàng khác nhau.

Sự phân đoạn thị trường này là do lịch sử phát triển, đặc điểm hoạt động và chiến lược của các TCTCVM. Thị trường chính của AGRIB- ANK và QTDND tập trung vào nhóm khách hàng ở phân đoạn thị trường khách hàng thu nhập trung bình và thu nhập cao trong nông thôn, trong khi NHCSXH và các TCTCVM tập trung nhiều hơn vào phân đoạn khách hàng có thu nhập thấp, khách hàng nghèo đói. Kể từ khi thành lập tới nay, đối tượng khách hàng số một của NHCSXH là hộ nghèo, bên cạnh đó cịn các đối tượng khác thuộc chỉ định hoặc thuộc các chương trình đặc biệt của Chính phủ như học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối tượng chính sách cần vay vốn để giải

năng lực quản trị, điều hành, đảm bảo phát triển bền vững, an tồn, hiệu quả;

+ Có chính sách hỗ trợ chuyển đổi hoạt động theo mơ hình tổ chức tài chính vi mơ do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp phép.

- Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội:

Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động để thực hiện tốt chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

quyết việc làm, các doanh nghiệp hoạt động trong khu vực khó khăn. Tương tự, mục tiêu chính của các TCTCVM là phục vụ cho các đối tượng

Mức thu nhập/quy mô doanh nghiệp Ngưỡng nghèo Ngưỡng đói Các NHTM có dự định phát triển dịch vụ TCVM (Agribank, Lienviet Postal Bank, DongA Bank, etc) Hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân NHCSXH Hộ gia đình thu nhập thấp Doanh nghiệp siêu nhỏ, KH trung bình Doanh nghiệp nhỏ, KH khá DN trung bình và lớn, KH giàu có Hộ nghèo và hộ đói Các TCTCVM

Nguồn: [Lê Mai Lan và Như An Trần, 2003]5 , [Lê Thanh Tâm,

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÀI CHÍNH VI MÔ VỚI GIẢM NGHÈO Ở VIỆT NAM. KIỂM ĐỊNH VÀ SO SÁNH (Trang 38 -38 )

×