Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh (Trang 27 - 30)

2. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU

2.2.Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Mục đích của nghiên cứu

(i) Khái quát tổng quan về ngành tài chính vi mơ Việt Nam trong cơng cuộc giảm nghèo và phát triển, các đặc trưng của ba tổ chức chính trên thị trường: NHCSXH, QTDND và các TCTCVM.

- Tác động của tài chính vi mơ đối với các khía cạnh kinh tế (thu nhập, tài sản, tiết kiệm…)

- Tác động của tài chính vi mơ đối với các khía cạnh xã hội (việc làm, đào tạo, sức khỏe, nâng cao năng lực xã hội…)

- Sự hài lòng của khách hàng đối với ba tổ chức này.

(iii) Đưa ra một số khuyến nghị cho sự phát triển của các tổ chức cung cấp tài chính vi mơ trong tương lai.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Mối liên hệ giữa tài chính vi mơ và giảm nghèo tại Việt Nam. Trước khi tiến hành đánh giá, nhóm nghiên cứu đã dự định phân tích tác động của tài chính vi mơ đến vấn đề giảm nghèo đói. Tuy vậy, điều này khó thực hiện được vì vấn đề giảm nghèo phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó tài chính vi mơ chỉ là một trong các công cụ giúp người nghèo có thu nhập và nâng cao vị thế xã hội. Không thể tách biệt hồn tồn tác động rịng của TCVM, định lượng hóa và tính tốn mức độ đóng góp của TCVM.

Phạm vi nghiên cứu

Về bản chất, có nhiều quan điểm khác nhau về người nghèo và tổ chức tài chính vi mơ. Về quan điểm người nghèo, nếu chỉ tập trung vào người nghèo trong danh sách nghèo đói của địa phương, chúng ta sẽ bỏ qua rất nhiều khách hàng cận nghèo và có thu nhập thấp, có thể dễ dàng rơi xuống mức nghèo khổ bất kỳ lúc nào. Do vậy, nhóm nghiên cứu đã tập trung vào khách hàng thu nhập thấp hơn là người nghèo. “có sổ”...

Hơn nữa, cũng có nhiều quan niệm khác nhau về tài chính vi mơ và tổ chức tài chính vi mơ. Theo Nhóm tư vấn hỗ trợ những người nghèo nhất (CGAP), thì. “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính cơ bản đáp ứng nhu cầu của người nghèo bao gồm: dịch vụ gửi tiết kiệm, tín dụng, lương hưu, chuyển tiền, bảo hiểm...”. Theo J.Ledgerwood, “TCVM là một phương pháp phát triển kinh tế nhằm mang lại lợi ích

cho dân cư có thu nhập thấp..” Cịn theo quan điểm của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB). “TCVM là việc cung cấp các dịch vụ tài chính như tiền gửi, cho vay, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền và bảo hiểm cho người nghèo và hộ gia đình có thu nhập thấp và các doanh nghiệp nhỏ của họ..” Tổng hợp những khái niệm trên có thể hiểu TCVM là một trong những cách thức phát triển kinh tế nhằm cung cấp các dịch vụ tài chính và dịch vụ khác cho các đối tượng có thu nhập thấp trong xã hội để phục vụ nhu cầu chi tiêu và đầu tư. Quan điểm này cũng đã được Chính phủ nhất trí, thơng qua việc mở rộng từ một chương trình cho vay hộ nghèo khi thành lập NHCSXH thành 18 chương trình khác nhau để hỗ trợ những đối tượng có thu nhập thấp hoặc làm việc tại các vùng khó khăn1.

Các đơn vị cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ thuộc ba nhóm: nhóm chính thức, nhóm bán chính thức và nhóm phi chính thức. Có ba quan điểm khác nhau về TCTCVM. Quan điểm thứ nhất cho rằng, TCTCVM bao gồm tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ tài chính vi mơ, kể cả ngân hàng, hợp tác xã tài chính, TCTC quy mơ nhỏ bán chính thức và chính thức. Quan điểm thứ hai chỉ tập trung vào các TCTC quy mơ nhỏ, kể cả chính thức và bán chính thức. Quan điểm thứ ba cho rằng TCTCVM. “là loại hình tổ chức tín dụng chủ yếu thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu của các cá nhân, hộ gia đình có thu nhập thấp và doanh nghiệp siêu nhỏ”. (theo Luật TCTCD, 2010, điều 4 khoản 5). Theo quyết định 2195/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt đề án phát triển hệ thống tài chính vi mơ tại Việt Nam đến 2020 ký ngày 6/12/2011, tổ chức tài chính vi mơ bao gồm: các TCTCVM được NHNN cấp phép; các chương trình, dự án tài chính vi mơ của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. Trong đề tài này, quan điểm thứ nhất được sử dụng để phân tích. Quan điểm này cũng tương đồng với quyết

1 Các chương trình chính hiện tại do NHCSXH cung cấp bao gồm: (1) Hộ nghèo; (2) Cho vay HSSV có hồn cảnh khó khăn; (3) Cho vay giải quyết việc làm; (4) Cho vay xuất khẩu lao động; (5) Cho vay sản xuất kinh doanh vùng khó khăn; (6) Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường; (7) Cho vay mua nhà trả chậm, (8) và 11 chương trình khác. Nguồn: Báo cáo thường niên của NHCSXH, www.vbsp.org.vn.

định 2195 /QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở trên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tài chính vi mô với giảm nghèo ở Việt nam. Kiểm định và so sánh (Trang 27 - 30)